Chuyện vị tướng Trường Sơn được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu
Ông là vị tướng rất đặc biệt, sau khi qua đời được gần 10 năm, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (LLVTND). Ông là Thiếu tướng Võ Bẩm – là vị chỉ huy đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Tướng Võ Bẩm, người chỉ huy đầu tiên mở đường Trường Sơn huyền thoại (ảnh tư liệu).
Người con của quê hương cách mạng kiên cường
Thiếu tướng Võ Bẩm 1915 -2008, quê ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm trong đội Thiếu niên xã làm nhiệm vụ rải truyền đơn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản VN) từ tháng 8.1934 và hoạt động tại địa phương.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ. Trong quá trình chiến đấu ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau. Đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ ne vơ, ông tập kết ra Bắc, được Bộ Quốc phòng giao những chức vụ khác nhau.
Trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, đầu tháng 5.1959, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông Võ Bẩm, khi đó mang quân hàm Thượng tá, thành lập “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (sau này gọi Đoàn 559) để nhanh chóng đưa cán bộ, bộ đội, vũ khí, đạn dược và các nhu yếu phẩm cần thiết vào miền Nam.
Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Bỉnh chủng Công Binh, hiện là Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cho biết: “Đoàn công tác quân sự đặc biệt được thành lập, chủ yếu là các anh em người miền Nam, bởi họ quen đường, quen tiếng, thuận lợi cho công tác. Lúc đầu, Đoàn chỉ có Ban Chỉ huy Đoàn Vận tải 301 và các bộ phận xây dựng kho, bao gói, sửa chữa vũ khí… tất cả gồm 500 người. Ông Võ Bẩm là Đoàn trưởng kiêm Bí thư Ban Cán sự. Ông đã từng trải qua kháng chiến chống Pháp nên có nhiều kinh nghiệm chiến trường”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm bộ đội Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Vị chỉ huy trong giai đoạn khó khăn nhất
Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Phó Tư lệnh – Chính ủy Binh đoàn Trường Sơn kể: Sau khi Đoàn của ông Võ Bẩm vào Hồ Xá, Vĩnh Linh gặp gỡ các đại biểu đặc khu Vĩnh Linh, Trị Thiên, Khu 5 họp bàn lập tuyến, mở đường. Ông Võ Sở đã cùng các cán bộ vào Làng Ho, leo lên động Hàm Nghi, động Voi Mẹp, vượt đỉnh 1001, Chăng Xin… Theo những lối mòn nhỏ, thậm chí lối thú rừng đi lại, qua bao địa hình hiểm trở, đội quân chân đất, đầu trần, mặc áo bà ba đen đã âm thần “chọc thủng” đại ngàn Trường Sơn, gùi, cõng nhưng khẩu súng, viên đạn từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam.
Sau một thời gian, Đoàn 559 đã được nhiều người, vũ khí vào miền Nam qua đường Trường Sơn nhưng sau đó bị địch phát hiện. “Chính Đoàn trưởng Võ Bẩm là người đã đề xuất mở đường sang phía tây Trường Sơn (sang đất bạn Lào) để giữ bí mật vận chuyển. Năm 1961, ta đã mở đường Trường Sơn sang phía tây. Có được đường mới, vị chỉ huy Võ Bẩm đã nghĩ ra nhiều cách để chỉ đạo công tác vận chuyển, như tiếp tục mở đường giao liên; vận chuyển bằng gùi, thồ, có một số đoạn vận chuyển bằng voi”, Thiếu tướng Hoàng Kiền cho hay.
Thời gian đầu, hàng hóa chủ yếu được gánh, gùi vượt đường Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Video đang HOT
Sau khi nghiên cứu thấy việc vận chuyển thô sơ gặp nhiều khó khăn, lại không được nhiều nên Đoàn trưởng Võ Bẩm đã đề xuất mở đường ô tô để tiến tới vận tải bằng cơ giới. “Năm 1961, bộ đội Trường Sơn đã mở đường 129 dài gần 200km, đến năm 1964, công binh được đưa vào Trường Sơn để làm đường. Ông Võ Bẩm là vị chỉ huy trong giai đoạn đầu, giai đoạn khó khăn nhất của bộ đội Trường Sơn và có những đóng góp hết sức quan trọng”, tướng Hoàng Kiền nói.
Xe vận tải vượt đường Trường Sơn (ảnh tư liệu).
Khi nói về tướng Võ Bẩm, ông Nguyễn Quốc Huy, nguyên bộ đội Trường Sơn, hiện đang công tác trong Ban Tuyên truyền- Thi đua của Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam cho hay: Tướng Võ Bẩm vốn là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia giành chính quyền ở Quảng Ngãi. Ông không chỉ là cán bộ năng động mà có tầm nhìn bao quát, sâu sát và quyết đoán. “Ông giản dị, khiêm tốn, nhưng rất kiên quyết trong công việc. Thời gian làm Đoàn trưởng Đoàn 559, ông có nhiều sáng tạo góp phần làm nên đường Trường Sơn huyền thoại”, ông Huy nói.
Trước sự phát triển nhanh chóng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã tập trung đánh phá hết sức ác liệt: hàng trăm lượt máy bay B52, hàng ngàn lượt máy bay phản lực ném bom, rải chất độc hóa học đã được huy động. Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết tăng cường tổ chức và nhiệm vụ của Đoàn 559 tương đương cấp Quân khu. Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được điều vào làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559; ông Võ Bẩm được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh.
Khi Bộ Chính trị quyết định mở đường 20 Quyết Thắng, xuất phát từ Phong Nha (Quảng Bình) vượt qua dốc U Bò, cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phù La Nhích sang đến Lùm Bùm (tây Trường Sơn, thuộc địa phận nước bạn Lào), ông Võ Bẩm đã trực tiếp trình bày phương án chọn tuyến cũng như giải pháp thi công với Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn.
Sau sự kiện mở đường 20 Quyết Thắng, năm 1966, ông Võ Bẩm được lệnh rút ra Hà Nội để chữa bệnh vì những năm tháng lăn lộn trên đường Trường Sơn đã khiến sức khỏe ông suy giảm. Sau khi chữa bệnh xong ông tiếp tục phục vụ trong quân đội và được phân công giữ nhiều chức vụ khác nhau. Năm 1974, ông đương thăng quân hàm Thiếu tướng. Ông nghỉ hưu và qua đời năm 2008.
Lý giải về chuyện tại sao tướng Võ Bẩm qua đời được gần 10 năm mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết, trước đây trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta thực hiện theo chủ trương là không phong anh hùng cho chỉ huy, danh hiệu này chủ yếu là dành cho chiến sĩ, cán bộ chỉ huy cấp phân đội nhỏ. Sau này theo chủ trương mới nên việc phong tặng cũng thay đổi.
“Sau khi Hội Trường Sơn thành lập, chúng tôi nghĩ tới việc cần có danh hiệu cho những người có công lao lớn. Hội Trường Sơn đã đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông Võ Bẩm. Đến tháng 4.2017, ông đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND”, Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết.
Theo Danviet
Tướng Đồng Sỹ Nguyên sống giản dị, đậm chất "người lính cụ Hồ"
Mấy tháng trước chúng tôi có qua nhà thăm tướng Đồng Sỹ Nguyên, bác còn hứa kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn này sẽ thu xếp đến dự và thăm bảo tàng.
Vậy mà giờ chưa kịp đến ngày bác đã ra đi...", bà Hoàng Oanh, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chia sẻ với Dân Việt.
Chiều qua (4.4), chúng tôi tìm về Bảo tàng đường Hồ Chí Minh, lúc này có hàng trăm học sinh của Trường TH Trung Liệt đang đến tham quan. Tiếp chúng tôi, bà Hoàng Oanh - Phó Giám đốc Bảo tàng không giấu được nỗi buồn khi nhận được tin Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vừa trút hơi thở cuối cùng.
"Khi nãy chúng tôi đang tập văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn thì nhận được tin bác (Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - PV) mất. Nghe tin này mọi người đều lặng đi... ", bà Oanh mở đầu câu chuyện.
Cán bộ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Bình giới thiệu và kể những câu chuyện về tướng Đồng Sỹ Nguyên ở Trường Sơn. Ảnh. T.An
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, sinh năm 1923, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ GTVT, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, đã từ trần vào hồi 11 giờ 42 phút ngày 4.4.2019. Năm 2015, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gửi đơn đến UBND tỉnh Quảng Trị mong muốn sau khi từ trần được an nghỉ ở khu đồi Văn Bia, nghĩa trang Trường Sơn cùng với những đồng đội của mình và UBND tỉnh này đã đồng ý.
Là người gắn bó với Bảo tàng đường Hồ Chí Minh ngay từ khi được thành lập (1995), bà Hoàng Oanh đã nhiều lần chứng kiến Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đến thăm và tham quan bảo tàng. Cách đây khoảng 4 tháng, bà vinh dự cùng nhiều người khác có dịp đến thăm Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại ngôi nhà riêng trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Với bà Oanh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đúng là vị tướng của Trường Sơn, luôn chân tình, mộc mạc và chủ động làm mọi thứ. Đặc biệt, bản chất người lính cụ Hồ với lối sống chuẩn mực; tinh thần quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy; luôn gan dạ dũng cảm kiên cường mưu trí và sáng tạo; tính kỷ luật tự giác nghiêm minh... đã ngấm sâu vào trong con người của vị tướng Trường Sơn năm xưa.
"Mấy tháng trước chúng tôi có qua thăm bác, mọi người trò chuyện rất vui vẻ, lúc về bác còn tặng chiếc la bàn và ống nhòm gắn liền với năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn của bác cho Bảo tàng. Bác còn hứa kỷ niệm 60 năm ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn này sẽ thu xếp đến dự và thăm bảo tàng. Vậy mà giờ chưa kịp đến bác đã ra đi...", bà Oanh xúc động.
Chiếc ống nhòm của tướng Đồng Sỹ Nguyên sử dụng trong những ngày chiến tranh gian khổ ở Trường Sơn được chính Trung tướng tặng bảo tàng đường Hồ Chí Minh gần đây. Ảnh: T.An
Dẫn chúng tôi đi tham quan bảo tàng, cán bộ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh Nguyễn Hải Bình giới thiệu, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh được thành lập ngày 13.7.1995 trên cơ sở của Bảo tàng Trường Sơn trong những năm chiến tranh.
Đây được coi là đường Trường Sơn thu nhỏ. Và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người hiểu rõ, sâu sắc nhất về Trường Sơn - về những năm tháng gian khổ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".
Tại bảo tàng, mọi người sẽ chứng kiến những khoảnh khắc của tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, một trong những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành bại trong chiến tranh.
Nữ cán bộ bảo tàng kể, đến giờ mọi người vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về tướng Đồng Sỹ Nguyên với Trường Sơn. Ví như, khi mới vào nhận nhiệm vụ tại Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên nghe cán bộ, chiến sỹ kể lại việc vận chuyển rất khó khăn, máy bay địch thường xuyên ném bom làm hỏng đường, hỏng xe, mỗi lúc thấy máy bay địch ném bom mọi người lại phải chạy tìm nơi ẩn nấp.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và mở rộng đường Trường Sơn - nay là đường Hồ Chí Minh.
Lúc này tướng Đồng Sỹ Nguyên chỉ đạo toàn bộ lực lượng chỉ huy đang đóng ở sâu trong rừng, ở những địa điểm an toàn phải ra những trọng điểm - nơi địch thường xuyên ném bom ác liệt nhất để trực chốt trực tiếp thấy được những khó khăn để tìm cách khắc phục chỉ đạo anh em chiến sỹ làm nhiệm vụ tốt nhất.
Hay như, khi nhìn thấy anh em chiến sỹ dùng cành cây để hạn chế trơn trượt khi trời mưa nhưng cách này khiến lốp xe bị hỏng nhanh, tướng Đồng Sỹ Nguyễn đã đề nghị phải "làm con đường bằng đá" để anh em lái xe đi an tâm hơn.
"Có thể nói tướng Đồng Sỹ Nguyên là linh hồn của Trường Sơn. Chính từ những đóng góp thiết thực, chính xác của tướng Đồng Sỹ Nguyên mà đường Trường Sơn được mở rộng, trở thành tuyến đường huyết mạch, an toàn chi viện cho toàn miền Nam đến khi giải phóng, thống nhất đất nước", bà Bình nhấn mạnh.
Một số hình ảnh tư liệu về nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên khi còn ở cương vị Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn - chịu trách nhiệm vận hành đường mòn Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng đầu bàn) cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh miền và tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (đứng, cầm cây chỉ bản đồ) bàn kế hoạch tác chiến chuẩn bị chiến dịch đường 9 Nam Lào, tháng 9-1970.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn vận tải 101 thuộc Tiểu đoàn 3 trong một chiến dịch vận chuyển, mùa khô năm 1970-1971.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (đội mũ vải) nghe báo cáo về kế hoạch triển khai tuyến xăng dầu khu vực 471.
Binh Đoàn Trường Sơn có lịch sử xây dựng và chiến đấu kéo dài 16 năm thì tướng Đồng Sỹ Nguyên có hơn 8 năm trên cương vị là tư lệnh.
Trong thời gian tướng Đồng Sỹ Nguyên làm tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559), đường Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ trở thành một tuyến giao thông vận tải chiến lược với cả hệ thống đường được mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Con đường này lúc cao điểm có hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn một vạn là lực lượng thanh niên xung phong, phiên chế thành tám sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc.
Con "đường mòn" vĩ đại ấy cuối cùng có tới 14 tuyến với 20.000 km đường bộ, 800 km đường kín, 1.500 km đường rải đá, 200 km đường nhựa, 1.500 km đường ống xăng dầu, 1.350 km cáp thông tin, 3.800 km đường giao liên, 500 km đường sông.
Không chỉ là vị tướng tài ba và có tầm nhìn sắc sảo, tướng Đồng Sỹ Nguyên còn là một vị chỉ huy có tâm, có tình thương yêu đồng chí, đồng đội tha thiết. Ông hiểu hơn ai hết nỗi khát khao cháy bỏng của những người mẹ, người cha đã hiến dâng những người con thân yêu cho Tổ quốc là được chăm lo mộ chí cho người đã khuất.
Từ cuối năm 1974, kế hoạch xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn đã được ông vạch ra. Ông chỉ thị cho các cơ quan chuyên môn dành thời gian để thiết kế, xây dựng nghĩa trang. Và tháng 3.1975, ông là người đầu tiên động thổ xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, điểm đến thường xuyên đối với thân nhân và đồng đội tri ân các liệt sĩ.
Theo Danviet
60 năm Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh: Nơi thể hiện ý chí thống nhất non sông Từ những con đường mòn, với phương thức vận tải thô sơ, gùi, thồ, mang vác là chủ yếu, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống vận tải hoàn chỉnh bao gồm các trục dọc, trục ngang, đường tránh, kho tàng, bến bãi. Tiến lên vận tải cơ giới hiện đại, là tuyến chi viện chiến lược, hậu phương trực...