Chuyện về Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi
Do sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi (Bến Tre) tạo được niềm tin với người tiêu dùng, giúp nông dân có thu nhập cao.
Lợi ích kép
Sau những ngày giãn cách xã hội, chúng tôi đến Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi ở ấp Hòa Thanh, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre), một trong những tổ hợp tác thành công với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GloabalGAP. Hiện bà con đang tập trung sản xuất để phục vụ cho đợt Tết Nguyên đán đang cận kề.
Sản xuất theo hướng hữu cơ là một trong những giải pháp giúp bưởi da xanh phát triển bền vững, sản phẩm đáp ứng được thị trường. Ảnh: Trần Trung.
Chia sẻ về phương thức sản xuất, ông Vương Thành Công, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết, An Hiệp là một trong những địa phương nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Để thích ứng biến đổi khí hậu, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bà con từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, sản xuất theo hướng hữu cơ là một trong những giải pháp giúp cây trồng phát triển bền vững, sản phẩm đáp ứng được thị trường mà Tổ hợp tác đang áp dụng.
Tổ hợp tác bưởi bưởi da xanh Hiệp Lợi hào hứng sử dụng phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ giá thể cừ tràm. Ảnh: Minh Sáng.
Theo ông Công, năm 2016 Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi ra đời với 76 thành viên, tổng diện tích canh tác 33,2ha. Trong đó, trên 19ha của 35 thành viên được chứng nhận VietGAP, 3 hộ đã được chứng nhận Global GAP, diện tích 3,8ha. Ngay từ khi thành lập, tất cả các thành viên đều được Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre hướng dẫn từ tập huấn đến thực hành các kỹ thuật tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như xơ dừa, rơm rạ, vỏ trấu, phân các loại động vật thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng.
Nhờ đưa nguồn phân mới được sản xuất từ giá thể cừ tràm giúp tăng độ hữu cơ cho đất. Ảnh: Trần Trung.
Song song đó, đầu năm 2021, Tổ còn được tiếp cận nguồn phân hữu cơ mới được sản xuất từ vỏ cừ tràm nhằm bổ sung thêm lượng hữu cơ cho cây trồng. Sau khi sử dụng khoảng 6 tháng, kết quả cho thấy, nguồn phân này giá thành rất rẻ nhưng hiệu quả không thua kém gì những loại phân khác. “Thứ nhất đất trong vườn lúc nào cũng tơi xốp, thứ 2 màu xanh của lá rất đậm khỏe, cây phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, thậm chí những cành bị vàng do ảnh hưởng của hạn mặn cũng được phục hồi một cách thần kỳ”, ông Công chia sẻ.
Nhân rộng mô hình
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi xanh tốt tràn đầy sức sống, những trái bưởi căng tròn mọng nước của gia đình mình, ông Vương Thành Công cho biết thêm, trước đây, gia đình ông sử dụng hữu cơ và vô cơ theo tỷ lệ 5/5. Từ khi dùng nguồn phân bón mới vừa giảm chí phí đầu vào, vừa tăng chất lượng sản phẩm làm ra ngon hơn. Minh chứng là độ brix (độ ngọt tự nhiên) trong quả tăng nhiều, chỉ số luôn đạt từ 10 trở lên, từ đó ông đã mạnh dạn áp dụng theo tỷ lệ 8/2.
Video đang HOT
Nhờ nguồn phân mới, vườn cây phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, thậm chí những cành bưởi da xanh bị vàng do ảnh hưởng của hạn mặn cũng được phục hồi một cách thần kỳ. Ảnh: Trần Trung.
Từ thành công của mình, ông đã chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên trong Tổ hợp tác. Hiện hơn 50% số thành viên đã sử dụng loại phân này, hầu hết bà con cảm thấy rất thích vì có hiệu quả cao, trong khi đó giá mỗi bao phân 25 kg chỉ có hơn 20.000 đồng.
Ông Trần Văn Hời, thành viên Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi cho biết, thấy được lợi ích của sản xuất an toàn, ông tham gia vào Tổ hợp tác ngay từ những ngày đầu Tổ mới thành lập. Quá trình tham gia, ngoài được tập huấn trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP, ông còn được Tổ cầm tay chỉ việc về cách sử dụng, chủng loại phân bón.
Phân này còn tạo môi trường cho các loài thiên địch với sâu bệnh như kiến vàng về phát triển, giúp phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: Trần Trung.
Theo ông Hời, trồng bưởi hữu cơ khó và cực ở giai đoạn ủ phân vi sinh. Tuy nhiên, từ đầu 2021 đến nay, qua sử dụng phân hữu cơ được sản xuất trên giá thể cừ tràm do Tổ cung cấp cho kết quả khả quan, giá thành hợp lý, ông mạnh dạn áp dụng trên 1 ha bưởi VietGAP. “Năm rồi bị ảnh hưởng mặn, vườn cây bị suy yếu nhưng nhờ nguồn phân mới, bổ sung dinh dưỡng kịp thời, giúp rễ cây phục hồi nhanh nên vụ vừa qua gia đình tôi vẫn thu hoạch 20 tấn bưởi. Hơn nữa nhờ bưởi sạch nên sản phẩm sản xuất tới đâu đều được doanh nghiệp bao tiêu đến đó”, ông Hời phấn khởi nói.
Nguồn phân bón mới vừa giảm chí phí đầu vào, vừa tăng chất lượng, sản phẩm làm ra ngon hơn. Ảnh: Trần Trung.
Theo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, bưởi da xanh là một trong 5 cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, với diện tích hơn 7.200ha, được trồng tập trung ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, TP Bến Tre và Chợ Lách. Trước thách thức về biến đổi khí hậu và giá cả thị trường từ vật tư đầu vào và đầu ra nông sản, những năm gần đây, người nông dân địa phương đã từng bước thay đổi phương thức sản xuất. Theo đó, cùng với việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân chuồng, phân xanh, xơ dừa,… để tự ủ phân hữu cơ họ còn tìm tòi những nguồn phân bón giá thành phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để đưa vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, sản xuất sạch, an toàn là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang thực hiện, trong đó sử dụng phân hữu đã và đang mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, nông nghiệp địa phương phát triển bền vững.
Miền Bắc đã có 441.000ha cây ăn quả, xây loạt nhà máy chế biến sâu
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến với chủ đề "Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu".
Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối các điểm cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên.
Tại điểm cầu tỉnh Sơn La có lãnh đạo Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La; Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; một số phòng, ban trực thuộc sở và gần 100 đại diện nông dân, HTX và trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai và thành phố.
Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối các điểm cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình và Điện Biên. Ảnh: Hà Hoàng.
Cây ăn quả tăng cả về diện tích và sản lượng
Những năm gần đây diện tích cây ăn quả cả nước tăng nhanh về cả diện tích, sản lượng.
Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước năm 2020 đạt trên 1,1 triệu ha, riêng các tỉnh phía Bắc có gần 441.000 ha, tổng sản lượng các loại cây ăn quả đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002.
Toàn vùng có 15 địa phương sản xuất cây ăn quả lớn, quy mô trên 10.000 ha/tỉnh, 1 số địa phương các tỉnh phía Bắc đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhiều vùng sản xuất cây có múi, cam, quýt quy mô lớn đã hình thành ở các tỉnh Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An...
Các đại biểu tham gia Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến. Ảnh: Hà Hoàng.
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng cây ăn quả ngày càng tăng trên cả nước, đòi hỏi cần phải có giải pháp hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân ổn định.
Tại Sơn La, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Sơn La đã chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc.
Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng thương hiệu và đảm bảo an toàn thực phẩm; gắn với ưu đãi, thu hút đầu tư đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chế biến và chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 80.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra; tổng sản lượng quả tươi đạt gần 428.000 tấn/năm.
Trong đó, 955 ha cây ăn quả ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; gần 2.700 ha cây trồng được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP; với 158 chuỗi cung ứng sản phẩm cây trồng an toàn; hơn 1.646 ha cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho biết: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, sau 6 năm thực hiện đưa cây ăn quả lên đất dốc, Sơn La đã vươn lên trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, được đánh giá là "hiện tượng nông nghiệp" của Việt Nam với nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha.
Công tác thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm quả được tỉnh đặc biệt quan tâm, gồm: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến quả, đồ uống nước quả công nghệ cao của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang được xây dựng tại huyện Mai Sơn...
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến thu hút đông đảo người nông dân tham gia học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Hà Hoàng.
Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
Theo bà Cầm Thị Phong, thực tiễn cho thấy, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại.
Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, qua đó đẩy mạnh chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, bảo đảm chất lượng phục vụ xuất khẩu.
Tại điểm cầu tỉnh Sơn La có lãnh đạo Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La; Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; một số phòng, ban trực thuộc sở và gần 100 đại diện nông dân, HTX... Ảnh: Hà Văn Hoàng.
Trong năm 2021, toàn tỉnh Sơn La đã xuất khẩu 17.323 tấn quả các loại và 5.655 tấn được thu mua, chế biến xuất khẩu của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty CP chế biến nông sản Việt Xanh xuất khẩu sang thị trường Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc; Công ty TNHH Mia Fruit, HTX Hoa Mười, HTX Bảo Minh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Phương Mai (thị trường Trung Quốc)...
Ban cố vấn giải đáp những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp, HTX tại Diễn đàn. Ảnh: Hà Hoàng.
Tại diễn đàn, Ban cố vấn điểm cầu Trung ương và tỉnh Sơn La đã trả lời các câu hỏi của đại diện HTX, nông dân liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc mở rộng thị trường xúc tiến thương mại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, xây dựng các chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; các chính sách hỗ trợ pháp luật HTX, hỗ trợ nông dân, HTX tham gia chuỗi sản xuất vùng nguyên liệu chế biến và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La...
Tin vui: Tây Ninh có thêm 4 giống mì kháng được bệnh khảm lá Mới đây, 4 giống mì HN1, HN36, HN80, HN97 trồng thử nghiệm ở Tây Ninh đã được đoàn khảo sát của Bộ NNPTNT đánh giá cao về mức độ kháng bệnh và sức chống chịu được bệnh khảm lá. Tây Ninh lại có thêm 4 giống mì kháng bệnh khảm lá Như vậy, ngoài 2 giống mì HN3 và HN5 đã được Cục...