Chuyện về quê ăn Tết làm lộ ra những đứa con ích kỷ
Nghe nhiều bạn trẻ kêu ca chuyện quà cáp, đi lại, tiêu Tết, làm việc nhà…, tôi cảm thấy buồn vì thế hệ các bạn nhiều người suy nghĩ ích kỷ và nặng vật chất quá.
Tôi đã là một bà già – một bà mẹ chồng hơn 70 tuổi.
Mấy ngày nay, như hầu hết các bà mẹ khác ở tỉnh lẻ, tôi cũng dọn dẹp nhà cửa, sắm sanh Tết nhất, mong chờ ngày con cháu về đoàn tụ vui vầy. Rảnh rang, tôi vào các báo đọc đôi bài viết về những câu chuyện gia đình. Dù không phải chuyện nhà mình nhưng đọc nhiều chia sẻ về chuyện về quê ăn Tết phải mua quà, vật vã làm lụng, hay phải ấm ức vì chuyện Tết nội Tết ngoại, tôi vẫn thấy thật buồn.
Các bạn trẻ ạ, hầu hết các ông bà già như tôi đều không kỳ vọng gì việc ngày Tết con cái mang thật nhiều quà, biếu thật nhiều tiền đâu. Chúng tôi cũng không có ý nghĩ đợi con cái về để bắt hầu hạ, làm tất tần tật việc ngày Tết. Và đa phần các bà mẹ chồng như tôi, sống ở thời buổi này, cũng thấy bình thường với việc con mình chia đôi thời gian cho Tết nội, Tết ngoại.
Tôi dọn dẹp nhà cửa, sắm sanh Tết nhất, mong chờ ngày con cháu về đoàn tụ vui vầy. (Tranh minh họa: Ensure)
Phận làm cha mẹ, chúng tôi chỉ muốn con cái hạnh phúc, muốn gia đình có ít ngày sum vầy.
Có bao giờ các bạn đặt mình ở vị trí cha mẹ già để tưởng tượng xem ngày Tết chúng tôi nghĩ gì không?
Có bao giờ các bạn lường được, nếu là cha là mẹ mà đọc được câu chuyện vợ chồng con mình cãi nhau vì hóa ra con dâu bao năm nay ăn Tết nhà mình là vì con trai ép buộc hay chúng nó rút sạch cả tiền tiết kiệm cho cái Tết hoành tráng, hay tách đôi gia đình về hai quê cho công bằng, thì chúng tôi buồn đến chừng nào không?
Video đang HOT
Khi tôi còn trẻ, đất nước còn nghèo, điều kiện đi lại khó khăn lắm. Thời ấy, chúng tôi làm gì có tháng lương 13 hay thưởng Tết hoành tráng. Cơ quan nào khá thì chia được ít thực phẩm, cơ quan kém hơn thì có hộp mứt với chai rượu nho nhỏ, cơ quan khó khăn thì chẳng có gì.
Thời ấy, chúng tôi phải dành dụm sẵn sàng cả năm cho ngày Tết; nuôi lợn, trồng cây, tiết kiệm tiền riêng. Nhưng ngày Tết thực sự rất vui, không khí ở đâu cũng rộn rã, tưng bừng. Cả xóm cùng nhau đụng lợn, góp gạo gói bánh chưng, trang hoàng nhà cửa. Nhà nào có con cái đi xa về thì như niềm vui của cả làng, cả họ, ai cũng quan tâm thăm hỏi. Họ cũng thường có điếu thuốc, hộp bánh, vài chiếc kẹo làm quà cho cụ già, trẻ nhỏ.
Những việc làm mâm cơm cúng, đi thăm hỏi họ hàng, Tết từ xưa vẫn đều có. Nhưng thời ấy chúng tôi chẳng nghe ai kêu ca. Bởi tất cả đều đón Tết với tâm thức chờ đợi, vui vẻ, với những mong cầu tương lai sáng sủa hạnh phúc, với niềm sung sướng có những ngày tươm tất hơn ngày thường, gia đình đông vui hơn ngày thường.
Bây giờ, tôi cảm thấy các bạn nghĩ đến Tết là đã thấy mỏi, như một kiểu định kiến nặng nề của người trẻ về Tết, nhất là các bạn trẻ thành phố hay nhà có chút điều kiện mà phải lấy chồng quê.
Ý kiến cá nhân tôi, thứ nhất, các bạn nên điều chỉnh từ trong suy nghĩ. Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày đoàn tụ gia đình. Đất nước nào trên thế giới cũng có lễ Tết như vậy, dù tính lịch âm hay dương, dù là nước nghèo hay nước phát triển. Vì thế, hãy coi đó là việc tất nhiên, và sẵn sàng đón nhận nó hàng năm, các bạn sẽ đỡ nặng nề đi rất nhiều.
Hãy nghĩ xem vì sao Nhà nước phải ra luật, phải họp bàn bao cuộc để chúng ta có kỳ nghỉ Tết đủ dài. Hãy nghĩ xem bao người hy sinh canh gác, phục vụ, làm việc tăng ca… để các bạn có được những ngày gần gũi đủ đầy với gia đình mình mà thêm trân quý ý nghĩa của cái Tết Nguyên Đán này.
Các bạn đừng nghĩ Tết là phải về quê, phải lo cho bố mẹ, phải quà cáp… Tất cả những điều ấy đều là các bạn tự cân nhắc, quyết định; không ai bắt được bạn hết.
Thứ hai, việc đi lại xa gần, việc chia Tết nội ngoại, tôi khuyên các bạn hãy bàn bạc với nhau một cách mạch lạc và sòng phẳng. Nếu gia đình nào cảm thấy quá khó khăn, hãy trao đổi thêm với cả đại gia đình hai bên một cách khéo léo. Trong mỗi gia đình, có thể có một vài người cực đoan; nhưng chắc chắn sẽ có người thấu tình đạt lý.
Hơn nữa, nhu cầu về Tết bố mẹ mình, dù là nội hay ngoại, cũng vô cùng chính đáng. Vì vậy, nếu là người phải chịu thiệt thòi, bạn cũng đừng ngại lên tiếng đấu tranh để sự đúng đắn được thực hiện. Ở trường hợp ngược lại, bạn hãy từ mong muốn của mình mà chia sẻ với bạn đời, đừng bắt người kia phải chịu đựng điều bản thân không muốn.
Thứ ba, việc chi tiêu ngày Tết, các bạn nên lấy câu các cụ dạy từ xưa mà áp vào, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Chi tiêu cho ngày Tết nên tương xứng với kinh tế gia đình. Cái gì là bản chất mới có thể lâu dài.
Bạn không thể năm nào cũng có sổ tiết kiệm hay số dư thẻ tín dụng thoải mái để mà rút mãi. Năm nay rút, có khi cả một năm tới bạn phải còng lưng bù vào. Như vậy dần dà, ý nghĩa đáng quý của ngày Tết sẽ mất dần từ những lo toan thiếu hụt, tính toán bù đắp của chính bản thân bạn.
Tôi thực sự can ngăn những ai có ý nghĩ phải hoành tráng, phải “sĩ” dịp Tết này. Nếu bố mẹ bạn có một chút tình thương nhỏ nhoi với con cái thì tôi chắc chắn họ sẽ rất xót xa biết con mình phải xoay vần, nợ nần, móc sạch hầu bao để về ăn Tết với bố mẹ. Thậm chí, họ sẽ cảm thấy thật đau lòng khi việc trở về với bố mẹ lại thành gánh nặng đè lên con cái.
Về các công việc nhà ngày Tết, tôi thấy nó thực sự chẳng đáng gì. Không biết một vài bạn trẻ có phải được nuông chiều quá không hay các bạn đang nói thậm xưng lên, nhưng ở tuổi gần đất xa trời thế này tôi cũng hiếm gặp gia đình nào mà ngày Tết bắt một cô con dâu loay hoay lo tất tần tật. Thông thường, bữa cơm ngày Tết các gia đình đông đúc kiểu gì cũng có sự tham gia của nhiều người (dù không thể là tất cả).
Như vậy, chỉ là mỗi người một chân một tay. Ừ thì có người lao động chính, người lao động phụ, nhưng cả năm có vài bữa cơm quê, các bạn có thể nghĩ coi như cố thêm tí xíu chiều lòng người già, bù đắp cho những ngày đi xa. Mình gói nồi bánh chưng vất vả thì lũ trẻ có thêm những trải nghiệm, bố mẹ con cháu có thêm giây phút bên nhau. Mình nấu thêm mâm cỗ thì cả nhà lại thêm một bữa cơm sum vầy.
Hãy nghĩ đến niềm vui của người già, con trẻ, hãy nghĩ đến may mắn rằng ta còn cha, còn mẹ, còn anh em đông đủ để vất vả ngày Tết. Coi đó như một sự săn sóc thật tâm dành cho cha mẹ thì bạn sẽ tự dưng thấy bớt đi nhiều khó chịu, mệt mỏi.
Cuối cùng, tôi vẫn cho rằng giữa những người trong cùng gia đình, hãy cứ chân thành với nhau. Hãy nói những điều cảm thấy quá sức, cảm thấy gây áp lực, mệt mỏi cho mình; chia sẻ với nhau những mong muốn để đưa ra các giải pháp phù hợp cho tất cả. Là bậc con cái, nếu đều coi nhà vợ, nhà chồng như nhà mình, tự nhiên nhiều điều sẽ được hóa giải, được giải quyết rất nhẹ nhàng.
Còn ở những gia đình oái oăm, không biết điều – chắc chỉ chiếm số vô cùng nhỏ – thì các bạn trẻ ơi, các bạn hãy thẳng thắn nói quan điểm của mình và kiên quyết thực hiện những điều đúng đắn – ví dụ Tết về nhà ngoại. Mâu thuẫn có thể có ở lần đầu tiên nhưng nó sẽ giảm dần ở lần thứ hai, thứ ba và rồi nó thành nếp quen, mọi người phải chấp nhận.
Nhưng hãy nhớ, phải là điều đúng đắn, và bạn vẫn phải cư xử thật văn minh trên tinh thần đấu tranh để xây dựng chứ đừng đấu tranh kiểu tung hê tất cả.
Dù sao, cuối cùng, người thân vẫn là quan trọng nhất, chúng ta vẫn hướng về nhau, yêu thương nhau; vậy ta cùng học cách yêu thương bao dung hơn, đừng ích kỷ.
Chúc các bạn có những ngày Tết thật ý nghĩa và vui vẻ bên gia đình, người thân; để những tâm sự ngày Tết của chúng ta sau này sẽ là những câu chuyện ngọt ngào, những ký ức vui tươi.
Về quê ăn Tết, tôi cảm động rơi nước mắt khi nghe được câu nói của mẹ chồng với bác hàng xóm
Khi tôi ngủ dậy đã hơn 8 giờ, đồ ăn sáng đã có sẵn trên bàn; mẹ chồng thì lui cui nấu nướng dưới bếp.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi thống nhất sẽ ở lại thành phố để lập nghiệp và sinh sống. Chồng tôi là con trai độc nhất nên anh cũng rất khó khăn mới đưa ra quyết định này. Thật may vì bố mẹ chồng đều tán thành. Ông bà còn bảo chúng tôi cứ yên tâm làm việc, ở quê, ông bà còn có chị chồng chăm sóc nên chúng tôi không cần bận tâm. Dù vậy, bố mẹ chồng vẫn chia cho chúng tôi một mảnh đất và nhà từ đường; còn chị chồng thì nhận phần đất sát bên. Sự công bằng, độ lượng của ông bà luôn khiến tôi phải nể phục và trân trọng.
Năm ngoái, vì tôi có bầu nên không thể về quê chồng ăn Tết được. Chồng tôi về đó 2 ngày thì về lại với vợ. Tôi gọi điện xin lỗi bố mẹ chồng, ông bà bảo tôi cứ dưỡng thai cho tốt, sang năm hãy về. Vậy nên năm nay, chồng đã hỏi ý kiến tôi việc về quê từ ngày 27 âm lịch, đến hết mùng 3 thì về nhà ngoại. Tôi đồng ý ngay.
Ngày 24 âm lịch chúng tôi được nghỉ Tết thì tối đó, tôi đã sắp xếp đồ đạc để về quê. Con còn nhỏ thường quấy khóc, đồ đạc lại lỉnh kỉnh nên khi về đến nhà chồng, tôi đã mệt bở hơi tai. Bố mẹ chồng đứng sẵn ở cổng nhà đợi chúng tôi. Thấy vợ chồng tôi từ xa, ông bà đã vẫy tay liên tục. Tôi bế con xuống xe ô tô trước, mẹ chồng liền bế cháu và liên tục hỏi han tôi có mệt không? Bố chồng và chị chồng thì tranh nhau cầm đồ đạc của gia đình tôi vào. Không khí đầm ấm, đoàn viên làm lòng tôi khoan khoái, dễ chịu lạ thường.
Mẹ chồng tôi thương con thương cháu và luôn bênh vực con dâu. (Ảnh minh họa)
Từ hôm đó đến nay, tôi vẫn chưa động tay vào việc gì trong nhà. Nhà cửa thì chị chồng đã dọn dẹp sạch sẽ. Bố mẹ chồng tinh ý, thương cháu thương dâu; biết tôi làm cả năm vất vả nên lần này về, ông bà để tôi được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa đen. Ban ngày, cứ rảnh tay là bố bế cháu. Bà thì lui cui nấu nướng dưới bếp, khi thì rủ tôi đi chợ cho vui. Tối, gia đình chị chồng lại sang ăn cơm chung, cười nói rôm rả, vui vẻ không thể tả được.
Hôm qua, tôi vừa ngủ dậy thì nghe bác hàng xóm chê trách tôi lười biếng, về nhà chồng mà chỉ mặc đồ đẹp đi đi lại lại trong nhà hoặc bế cháu chứ không làm gì cả. Ngay cả bữa cơm Tất niên cũng phải đợi mẹ chồng nấu sẵn mà không phụ gì.
Mẹ chồng tôi đáp lời ngay. Bà bảo tôi đi làm cả năm vất vả rồi, dâu cũng như con gái, chẳng có lý do gì để bà phải hành hạ con dâu cả. Cả đêm tôi còn chăm cháu thì sáng ngủ dậy muộn một tí vẫn được, bà không bao giờ trách cứ con dâu. Bác hàng xóm nghe mẹ chồng tôi nói thế thì cứng họng, không thể nói gì được nữa. Những lời mẹ chồng cũng khiến tôi cay xè mắt. Tôi thật may mắn khi có một gia đình chồng đầy tình yêu thương và ấm áp, thấu hiểu như vậy.
Gọi điện mời chị dâu về quê ăn Tết, chị ngậm ngùi tiết lộ số tiền nợ khiến cả nhà hoảng hốt Cứ đến ngày 20 tháng Chạp âm lịch, tôi lại gọi điện, mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết. Nhưng lần này, chị không còn vui vẻ đồng ý nữa. Gia đình chồng tôi rất nề nếp, gia giáo. Có lẽ một phần vì bố mẹ chồng đều là giáo viên đã về hưu nên ông bà còn giữ nếp sống...