Chuyện về những con đề ’say máu’ sa chân làm liều
Từ quê chân ướt chân ráo bước lên thành phố học nhưng theo vòng xoáy lô đề nhiều sinh viên ôm cục nợ không tài nào trả nổi. Đến khi chủ đề đòi theo luật “ xã hội đen”, cực chẳng đã nhiều bậc cha mẹ phải lặn lội ra thành thị trả tiền “chuộc” con.
Con nghiện đề, cha mẹ vào trả tiền “chuộc”
Khác với mọi thành phố khác, ở TP Huế việc các “gian hàng” ghi đề không được công khai hai bên đường. Các điểm ghi đề thường “núp” trong nhà, quán cà phê… đây là những địa chỉ quen thuộc của người chơi đề biết đến.
Dạo quanh một vòng TP Huế tìm các điểm ghi đề không phải dễ. Nhưng điều dễ nhận thấy là các điểm ghi đề xuất hiện nhiều nhất tại chợ Đông Ba, nơi đây những chủ đề đến tận nơi mời chào ghi nên người ghi ít tốn công sức, ghi bao nhiêu cũng được.
Chiều về, không gian chợ Đông Ba xuất hiện những chủ ghi đề ăn hoa hồng xuất hiện, trên tay cầm cuốn sổ chạy quanh đi khắp chợ mời chào các tiểu thương. Chỉ một vòng quanh cuốn sổ được ghi lên với bao nhiều chữ số.
Cứ chiều về, các khu vực dọc các tuyến đường ở T.P Huế xuất hiện lô, đề mời chào khách
Trong số dân chơi đề ở Huế, điều đáng nói là có rất nhiều sinh viên, chủ yếu là do túng thiếu muốn tìm “hên” nên chơi đề là cách “làm giàu” nhanh nhất. Tại nhiều nơi có sinh viên ở trọ, các chủ ghi đề thường tập trung, nhất là ở đường Trần Phú, Đặng Huy Trứ… khu vực này điểm ghi đề thường tập trung tại các quán cà phê.
Thực tế, “làm giàu” đâu không thấy nhưng để có tiền chơi đề, bao nhiêu đồ dùng học tập như máy tính, xe đạp, điện thoại… đều được sinh viên gửi ở các tiệm cầm đồ hết. Có những lúc hết tiền nhiều sinh viên lại mượn đồ bạn bè đem đi nuôi đề.
Từ việc túng thiếu muốn tìm kiếm vận may, đã không ít sinh viên lâm vào cảnh nợ chủ đề đến lúc không có trả. Để tiếp tục học tập buộc cha mẹ từ ngoài quê mang tiền vào “chuộc” tính mạng của con mình.
Chơi để, đã không ít sinh viên lâm vào cảnh nợ nần ở T.P Huế
Giới sinh viên ở Huế vẫn còn nhớ mãi câu chuyện của Hùng “thọt”. Hùng “thọt” đến từ một miền quê nghèo của tỉnh Nghệ An. Vẻ bề ngoài ai cũng nghĩ Hùng là “đồ nhà quê”. Nhưng đến khi các chủ đề “bắn nợ” về gia đình khiến cả nhà giận tím mặt, bố mẹ khóc lóc suốt ngày.
Là con trai độc nhất nên dù có tức giận đến mấy, dù hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ Hùng “thọt” cũng bán hết trâu bò, lợn, gà, vay mượn vào thanh toán hơn 100 triệu đồng để “chuộc” con.
Thoát nợ, Hùng hứa răm rắp, tỏ vẻ tu tâm học hành, không chơi đề nhưng bố mẹ vừa về quê thì hôm sau Hùng lại mò ra tìm vận may. Đến thời điểm này, vì bị chủ nợ truy lùng ráo riết, số tiền hơn 70 triệu không có trả, Hùng cũng không dám điện về nhà cầu cứu nên chấp nhận bỏ học dở, lang bạt vào miền Nam làm phụ hồ.
Video đang HOT
Nhịn ăn, lừa bạn lấy tiền chơi lô đề
Không chỉ sinh viên, người dân tham gia chơi đề, mà ở nhiều tỉnh, thành khác, nhiều học sinh còn ngồi trên ghế học đường cũng dấn thân vào vòng xoáy lô, đề.
Hoàng, học sinh THPT thuộc trường chuyên của tỉnh Nghệ An đã vướng vào lô đề gần 2 năm nay. Nhiều người bạn của Hoàng cho biết, do phải xa gia đình về đây học, không có ai quản lý, Hoàng nhanh chóng bị đám bạn cùng dãy trọ rủ rê, vướng vào trò đỏ đen. Lúc đầu, Hoàng chỉ chơi cho biết, sau dần đâm “nghiện”.
Một tháng, tiền bố mẹ từ quê gửi ra, Hoàng đều ném vào lô đề. Mỗi khi trúng quả, Hoàng lại kéo các bạn đi liên hoan tưng bừng, chỉ vài hôm lại ở trong tình trạng “móm”. Để tiếp tục có tiền phục vụ cuộc chơi, Hoàng nghĩ cách xin thêm tiền học thêm, tiền đóng góp khoản này, khoản nọ… Bố mẹ Hoàng thấy Hoàng gầy rộc hẳn nên cứ nghĩ con mình chăm ngoan, siêng học nên thỉnh thoảng còn gửi tiền thêm tiền, sữa đường bồi bổ.
Nhiều học sinh, sinh viên chơi đến lô đề tìm kiếm vận may. Ảnh minh hoạ
Thế nhưng, hết học kỳ 1 năm cuối cấp, bố mẹ Hoàng nhận tin “sét đánh ngang tai” từ BGH nhà trường: “Đuổi học Hoàng vì nghỉ học quá nhiều”. Lúc này Hoàng mới khai thật là vướng vào lô, đề, hiện vẫn còn nợ hàng chục triệu nên không dám đến lớp, do chủ nợ ngày nào cũng đứng ở cổng trường trực sẵn.
Riêng Thắng “mập” cũng có chiến tích không kém cạnh so với Hoàng là bao. Thắng cũng rơi vào cảnh “bỏ của chạy lấy người” khi bị “vỡ nợ”.
Thời còn ngồi trên ghế học đường, Thắng “mập” dành thời gian bên cạnh bàn lô, đề nhiều hơn học. Bao nhiêu tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt, tiền thuê trọ, thậm chí tiền vay mượn bạn bè…Thắng càng chơi càng đuối dần với những khoản nợ khổng lồ.
Chân tướng của Thắng chỉ lộ tẩy khi trong lần về nhà, đang ngủ trưa, bất chợt Thắng hét toáng lên: “Trúng rồi, con số 51 và cười sặc sụa trong giấc ngủ”. Bố mẹ Thắng khá bất ngờ, nghi hoặc và đến khi đích thân ra trường tìm hiểu mới ngã ngửa khi thấy con mình đã “say đề’ nặng.
“Bản án” nợ nần là kết cục tất yếu nếu đã lỡ sa chân vào vòng xoáy lô đề.
Mới đây nhất, cũng vì đã quá sa chân vào lô đề nên Nguyễn Văn Hòa, 47 tuổi, ở tổ 37 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nguyên là nhân viên Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng mỏ đã bị bắt về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Năm 2004, Nguyễn Văn Hòa làm lái xe cho Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng mỏ, chơi khá thân một cán bộ công ty là ông Lê Tự Lực. Biết ông Lực có nhu cầu mua đất để xây nhà ở, Hòa nói như thật rằng vợ anh ta là giáo viên trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải Hà Nội, được nhà trường thanh lý cho nhà tập thể ở 360 Lạc Long Quân (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội). Vì không có tiền nên vợ chồng Hòa phải bán căn hộ trên. Nếu ông Lực muốn mua thì đưa trước cho Hòa một khoản tiền để làm thủ tục thanh lý và nộp thuế, lệ phí trước bạ. Ông Lực đồng ý và đưa cho Hòa 640 triệu đồng trong vòng 4 năm từ 2004 – 2007.
Tuy nhiên, đến thời hạn giao nhà vẫn không thấy Hòa thực hiện như đã giao kèo, ông Lực đi kiểm tra lại mới biết các giấy tờ, quyết định phân nhà mà Hòa đưa cho đều là giả mạo.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hòa khai số tiền chiếm đoạt được của ông Lực đối tượng đã dùng để chơi cờ bạc, lô đề hết.
Câu chuyện của Hoà hay của nhiều học sinh, sinh viên khác đã thể hiện rõ kết cục tất yếu nếu đã lỡ sa chân vào vòng xoáy lô đề. Tuy nhiên, “bản án” nợ nần, tù tội ấy vẫn chưa thức tỉnh được nhiều “ma đề”.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi con đề mắc nghiện
Các con đề thú nhận, khi đã nghiện đề rồi thì uy lực của nó còn hơn cả ma túy, công việc chẳng muốn làm, trong đầu lúc cũng hiện lên những số đề, bị ma đề khống chế.
Bị tâm thần vì đề
Hùng trước đây làm kế toán cho một công ty ở thành phố Vinh, nhưng do mê đề, anh đã bỏ bê công việc và thụt két cơ quan để chơi. Rút cục, Hùng bị đuổi việc và suýt phải vào vòng lao lý. Bài học nhãn tiền là thế nhưng Hùng vẫn chứng nào tật nấy. Hùng gửi vợ con cho đàng ngoại rồi thuê một phòng trọ ở thành phố để theo đề với mong muốn gỡ gạc.
Tính đầu năm 2008 đến nay Hùng đã nướng hơn 300 triệu đồng vào trò đỏ đen này. Số tiền đó là do Hùng dùng mẹo để vay của anh em họ hàng và bạn bè. Bây giờ tay trắng, xe cũng bán để chơi đề, Hùng sống dặt dẹo nay đây, mai đó, đổi chỗ ở và thay số điện thoại liên tục vì ... trốn nợ.
Từ một anh chàng hiền lành nhưng bây giờ Hùng thay đổi tâm tính, sống bất cần đời, nói năng bạt mạng, sẵn sàng xách dao tử chiến khi có "sự vụ" như một kẻ giang hồ.
Một số sinh viên ở các trường trung học, cao đẳng, đại học hiện nay cũng lao vào chơi đề khá sôi nổi, kể cả sinh viên nữ. Tôi đã đến dãy phòng trọ gần đại học Vinh thăm đứa em con cậu vì lâu không thấy về nhà thì ra xe nó đã cắm để đánh đề mà chưa nhổ ra được. Trong căn phòng nhỏ của nó có đế 6 sinh viên ở.
Chơi đề, nhiều kẻ tay trắng, sống dặt dẹo nay đây, mai đó...
Qua tìm hiểu được biết, 6 vị này đều là đệ tử của ma đề, vì vậy chẳng còn tiền thuê nhà nên đến ở dồn với nhau. Cả 6 đứa đều có xe máy bố mẹ sắm cho để đi học nhưng cũng cho ra hiệu cầm đồ hết. Nhìn chúng miệng luôn nói chuyện đề, đêm thì rượu chè say xỉn, sáng ngủ đến tận trưa chẳng thèm đi học, sách vở không thấy đâu, chỉ thấy sổ thơ, sách mơ luận đề, cáp đề vứt ngổn ngang...
Thắng, một "đại lý đề" cho biết: " Không những chủ mà có một số đại lý đề phải bỏ trốn vì ôm đề. Thấy bảng đề khoảng vài chục triệu tham, ôm luôn không nạp cho chủ đề, có khi được nhưng khách mà trúng khoảng 2-3 triệu thì toi luôn. Tui đã chứng kiến mấy vụ phá nhà vì chủ đề chạy trốn rồi. Nếu mà lỡ họ túm được thì mất mạng như chơi...".
Chúng tôi hỏi Thắng: Đã có vụ tự tử vì đề nào chưa? Thắng gật đầu: " Có rồi, còn điên thì có thằng cha Bình quấn bì tải quanh người hay đi thẳng chợ và bến xe Vinh đó. Nó trước cũng giàu lắm nhưng dính vô đề mất hết của cải và vợ con nên sinh tâm thần...".
"Dịch" đề đại náo Thành Vinh
Thành phố Vinh hiện nay được coi là trung tâm của đề ở Nghệ An. Dù ngồi ở quán cóc, hay những quán cà phê sang trọng nếu để ý một chút chúng ta sẽ được nghe nhiều nhóm người bình luận, bàn tán về đề rất sôi nổi: Nào ông này mơ, đánh trúng đề 100 triệu, bà kia cha chồng chết lấy tuổi thọ ông cụ ra đánh trúc phóc được 17 triệu; thằng cha kia ôm đề bị vỡ nợ hàng trăm triệu bỏ trốn...
Phương thức chơi đề ở đây là đánh theo các giải xổ số, người chơi được cộng thêm 10% số tiền chơi . Chơi 100 ngàn được cộng thêm 10 ngàn. Tỉ lệ ăn thua là: (Bạch thủ hai số cuối của giải đặc biệt) 1 ngàn trúng ăn 70 ngàn; 3 số cuối (ba càng), 1 ngàn ăn 400 ngàn; 4 số cuối (4 càng), 1 ngàn trúng ăn 5 triệu. Bao lô ăn điểm, 24 ngàn tức là một điểm, ăn 84 ngàn".
Ở Thành Vinh mọc đầy nhan nhãn các điểm ghi đề
Ở những bàn ghi đề này khách đến chơi nhiều tầng lớp: Từ bác xe ôm, các bà các cô buôn bán đến học sinh, sinh viên, công chức... Số tiền chơi khoảng từ 5 ngàn đến 5 trăm ngàn đồng. Chúng tôi tưởng đây là điểm ghi đề lớn nhất, nhưng không phải vậy.
Tại ngã tư đường Đinh công Tráng giao với đường Hồng Bàng có hơn 30 điểm ghi đề, bên ngoài bờ tường đại học Vinh có gần 40 điểm ghi đề, đây được coi là những tam giác đề hay chợ đề hoạt động nhộn nhịp 24/24. Từ ngã tư ga Vinh về đến trường cao đẳng nghệ An khoảng 6 km có trên 100 điểm ghi đề.
Hiện nay hầu khắp các đường trên địa bàn thành phố Vinh đều có điểm ghi đề, người chơi rất nhộn nhịp. Một chủ đề đã giải nghệ cho biết: "Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có khá nhiều trùm đề, mỗi trùm có từ 10 - 20 đại lý lớn nhỏ ở thành phố và nông thôn.
Những đại lý này nhiều vốn cũng có thể trở thành trùm đề. Tất cả các chủ đề, đại lý đề đều liên kết với nhau tạo thành thế chân rết. Bây giờ thời đại kỹ thuật số nên họ fax nạp phơi, bán phơi cho nhau rất dễ dàng, các chủ đề còn liên kết bán phơi cho các trùm ở Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh. Các thư ký ghi ngoài trời này chỉ ghi giới hạn mỗi số chỉ đuợc chơi 500 ngàn đồng trở xuống thôi.
Còn tảng băng chìm mới khiếp, các con bạc đến tư dinh của trùm đề đánh với số tiền hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Đến 19h, khi công bố kết quả xổ số có vài kẻ mừng vì trúng đề nhưng cũng có hàng trăm người méo mặt vì thua đề". Cũng theo chủ đại lý ghi đề này khoảng 5 năm trở lại nay người chơi đề nhiều nên thù lao tăng.
Vòng xoáy lô, đề khiến nhiều người rơi vào bĩ cực. Ảnh minh hoạ
Mỗi ngày các đại lý cũng thu được 2-3 trăm ngàn tiền thù lao ăn theo tỉ lệ 10 - 15% số tiền khách chơi, có ngày khách chơi nhiều thì được nhiều hơn." Chính vì thù lao cao và chẳng cần phải bỏ vốn nên nhiều người đã bỏ nghề buôn bán... để xung vào đội quân thư ký đề. Hàng ngày họ lấy vé xổ số bày ra bàn để che mắt, còn chủ yếu là ghi đề, từ 15h - 18 h rồi nạp phơi (những con số khách chơi đề) cho đại lý, đại lý lại nạp lên cho chủ đề.
Từ thành phố Vinh, dịch chơi đề đã bùng phát ở rất nhiều huyện thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tràn sang cả Hà Tĩnh. Địa bàn có con đề nhiều nhất phải kể đến Diễn Châu, đây là tam giác đề mà các con bạc ở Vinh, Thanh hoá, Hà Nội, các huyện Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu đều tìm về. Dịch chơi đề đã thực sự len lỏi vào mọi ngõ ngách xóm làng, thôn bản.
Chơi đề, nó làm cho nhiều gia đình khuynh gia bại sản, thậm chí điên hay tự tử vì đề, nhưng hiện nay mỗi ngày ở Nghệ An có hàng ngàn người đang lao vào vào vòng xoáy ma lực của nó.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những quái chiêu 'con đề' lấy hên từ người chết Con đề lầm rầm khấn: "Mi yên nghỉ nhưng thương bọn tao với, cho bọn tao "bắn" tuổi của mi vào đề tối nay, nếu trúng sẽ xây cho mi ngôi mộ đẹp nhất nghĩa địa" . Lời hứa ma "đề" với người...chết Những đệ tử ma đề nghĩ ra ngàn lẻ kiểu luận đề, cầu đề hết sức bi hài và quái...