Chuyện về chú mèo thích viết blog
Liệu có bộ phận nhân sự nào chấp nhận bản viết blog bằng mông và đuôi của một con mèo?
Bài viết của tác giả Victoria Song từ trang Gizmodo về câu chuyện chú mèo nghịch ngợm Pablo.
Con mèo nhà tôi, Pablo, rất thích trò chuyện. Một ngày của nó gói gọn bằng việc ngủ và kêu meo meo. Pablo kêu như vậy bất kể là 2 giờ chiều hay 4 giờ sáng, như thể có rất nhiều thứ để nói vậy.
Mèo nổi tiếng là thích ngồi trên bàn phím gây sự chú ý từ chủ, nhưng Pablo thì khác. Nó không bao giờ làm vậy khi tôi gõ gì đó trên laptop, chỉ đặt mông mình xuống bàn phím khi tôi không ở đó. Và khi nó có cơ hội, con mèo mập mạp nặng gần 8 kgnày nhảy lên bàn và “chỉnh sửa” bài blog của tôi.
Mãi một thời gian sau, tôi mới phát hiện ra sự việc này. Tôi hay đọc lại bản nháp của mình và bỗng thấy vài khoảng trắng được đặt vào một cách ngẫu nhiên hoặc các chuỗi ký tự ngắn từ trên trời rơi xuống.
“Bản thảo” blog của chú mèo Pablo.
Trước đó, tôi đổ lỗi cho cái bàn phím cánh bướm của Macbook Pro vốn hay bị kẹt phím. Cho đến khi phải ở nhà do lệnh cách ly, tôi phát hiện ra con mèo hỗn xược này chính là thủ phạm.
Mỗi lần tôi đi vệ sinh, đi dạo hoặc ra ngoài nhận thư, Pablo sẽ nhảy lên và đặt cái mông khổng lồ của nó lên bàn phím. Lúc tôi quay lại, đuổi nó đi nhận ra đã có một chuỗi các “bản chỉnh sửa” xuất hiện, đôi khi bị xóa luôn cả bản nháp.
Không phải lúc nào tôi đuổi thì con mèo này cũng chịu đi. Đôi khi nó từ chối di chuyển hoặc sẽ uể oải lê thân mình khỏi bàn phím. Mỗi lần như vậy, nó nhìn tôi với ánh mắt như muốn nói: “Tôi đã sửa cái blog dùm cậu rồi còn gì?”.
Không biết có bộ phận nhân sự nào nhận con mèo khăng khăng viết blog bằng mông và đuôi không nhỉ?
Dần dà, con mèo này càng lúc càng quá đáng. Tôi bắt đầu nghe thấy nhiều tiếng động lạ vào ban đêm, thực chất đến từ việc con Pablo “chơi” với cái bàn phím. Nó gửi mấy cái tin nhắn vô nghĩa vào Slack, khiến tôi phải giải thích liên tục với đồng nghiệp rằng đó là do con mèo nhà tôi gửi. Sau lần đó, mỗi lần rời bàn làm việc, tôi cũng đem cái bàn phím đi giấu.
Video đang HOT
Sau khi bị xua đuổi nhiều, Pablo trở nên lì lợm hơn. Hết lần này đến lần khác, nó phóng mình lên bàn, đập vào bàn phím bằng đuôi, thách thức tôi đuổi nó đi. Mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi Pablo gửi tin nhắn cho cả công ty trên Slack. Ngày 8/7, tôi trao cho nó cái quyền viết blog.
Sáng kiến này bắt nguồn từ việc đồng nghiệp đề xuất thử để Pablo làm blog xem sao. Tôi có nói với người yêu mình về việc này vì vốn dĩ con mèo là của anh ấy,nhưng anh tỏ vẻ không mấy hào hứng.
Tôi cũng phân vân, thử đăng một cuộc bỏ phiếu lên Twitter về ý tưởng trên. Thật ra, tôi nghĩ là họ sẽ cười và không bao giờ để nó xảy ra. Nhưng không, tôi đã đánh giá thấp những bộ óc quái đản ở Gizmodo.
Tôi báo liền tin này cho Pablo. Tôi đẩy cái bàn phím lại phía nó: “Thưa ngài, bàn phím này bây giờ thuộc về ngài và deadline của ngài là thứ năm”.
Chú mèo nghịch ngợm Pablo.
Giống như một nhà văn thực thụ, khi bị ép phải viết sẽ mất hết hứng thú. Pablo cũng vậy. Nó chạy khỏi bàn phím và để lại màn hình trống trơn.
“Thưa ngài, ngài đã yêu cầu được làm vậy cơ mà?”, tôi cố giữ nó trên bàn và nói. Pablo gào lên rồi chạy tới chỗ cái tàu vũ trụ của nó – ý tôi là hộp cát đi vệ sinh, tuyên bố bắt đầu một cuộc chiến tranh đầy mùi.
Sau vụ đó, tôi nhận ra Pablo thích làm biên tập viên hơn là viết blog. Viết blog có lẽ là một gánh nặng đối với nó. Lúc trước, nó chỉ thể hiện sự nghịch ngợm khi “chỉnh sửa” bài của tôi. Thấy vậy, tôi mở một tệp Google Docs với bản xem trước là giả lên màn hình, không tắt máy tính, rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, Pablo để lại cho tôi được vài dòng chữ. Tôi đã thành công. Tôi tiếp tục làm vậy thêm 2 đêm nữa, còn ban ngày, tôi mở cái tài liệu giả này lên bất cứ khi nào đi ra khỏi bàn. Sau một tuần làm việc không vất vả, hình ảnh trên chính là blog của Pablo.
Tôi đeo smartband cho cún cưng và nhận thấy điều lạ
Không chỉ con người, kể cả cún cưng cũng có thể thích vận động hơn khi được trang bị công nghệ.
Lược dịch bài viết của phóng viên Victoria Song, Gizmodo về trải nghiệm khi đeo vòng theo dõi thể thao cho chú cún cưng của mình.
Có hai điều bạn nên hiểu về cô chó của tôi, Daisy. Đầu tiên, nó không thích đi dạo. Và thứ hai, nó cực kỳ thông minh và bướng bỉnh. Thậm chí, nhiều lần nó đã giả vờ nôn mửa, khập khiễng chỉ để tôi không dắt nó ra ngoài đi bộ. Đó là lý do khiến tôi biết nó không phải là cô chó phù hợp cho việc tập luyện thể dục.
Cô chó Daisy ngày thường rất lười vận động.
Cô chó lười vận động
Daisy là một cô chó dị thường. Nó thuộc giống Yorkie nhưng rất lười vận động. Tuy nhiên bằng một cách nào đó, nó không hề tăng cân. Cân nặng của Daisy luôn giữ ở mức 5 pound cho dù tôi có cho ăn nhiều như thế nào đi nữa.
Một ngày hoàn hảo của Daisy là khi nó nằm cuộn tròn. Các bác sỹ thú y đã vô cùng ngạc nhiên khi Daisy có thể nhảy từ trên giường xuống đất mà không hề tỏ ra sợ hãi cũng như các khớp xương không có dấu hiệu bị viêm mặc dù nó không hề vận động nhiều như những giống chó Yorkie khác.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nghĩ Daisy cần phải vận động. Các bác sỹ thú y cũng khuyên tôi nên cho nó ra ngoài để chạy nhảy hoặc đi bộ. Vì vậy, tôi quyết định sẽ áp dụng vòng đeo thông minh để theo dõi sức khỏe của Daisy.
Để làm được điều này, tôi đã tìm đến Whistle GO. Ở đó có những người có thể hỗ trợ tôi theo dõi sức khỏe của Daisy. Họ cũng hỗ trợ các thiết bị theo dõi GPS và ứng dụng để tính toán về thời gian vận động mà một cô chó ở độ tuổi như Daisy cần.
Daisy khi được gắn thêm vòng theo dõi của Whistle GO.
Khi tôi nhận được chiếc vòng từ Whistle GO, tôi khá lo lắng vì kích thước lớn của nó. Tôi nghĩ rằng kích thước đó sẽ phù hợp với những loài chó có kích thước lớn hơn. Mặc dù vậy, có lẽ tôi đã sai. Khi đeo chiếc vòng đó lên, Daisy tỏ ra cực kỳ phấn khích và bắt đầu chạy quanh ngôi nhà. Sau khoảng 1 giờ, Daisy đã quen với chiếc vòng.
Tôi đã theo dõi hoạt động của Daisy trong vòng 1 tháng kể từ khi đeo chiếc vòng. Những dữ liệu sau đó khiến tôi tỏ ra khác ngạc nhiên.
Vòng đeo tay có giúp được gì?
Căn hộ của tôi có tôi, một người bạn, Daisy và một con mèo của bạn tôi. Kể từ khi đeo chiếc vòng, cô chó của tôi đã đi bộ được khoảng hơn 3 km mỗi ngày. Tôi khá bất ngờ khi nhìn vào kết quả và đã nói với bạn mình rằng Daisy đã không đi bộ nhiều thế này trong nhiều năm.
Vòng đeo cổ này có thể thông báo trực tiếp các trạng thái nghỉ, vận động của cún cưng.
Trên thực tế, dữ liệu vào cuối tháng cho thấy Daisy vẫn dành trung bình 18 giờ mỗi ngày để nghỉ ngơi. Mặc dù vậy, xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ, nó đã hoạt động nhiều hơn trước một cách đáng kể. Đây là kết quả tương đối bất ngờ với một cô chó dành gần như toàn bộ 24 tiếng để ngủ mỗi ngày trước đây.
Tôi biết rằng Daisy sẽ không bao giờ tự đứng lên và đi bộ, vì vậy tôi đã dắt nó ra ngoài thường xuyên hơn. Với tính năng GPS của Whistle GO, tôi hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho nó. Khi nó rời khỏi khu vực an toàn mà tôi đã thiết lập, ngay lập tức sẽ có thông báo gửi về điện thoại của tôi. Vì vậy, tôi cảm giác tương đối yên tâm khi đưa Daisy ra ngoài.
Một điều rõ ràng là Daisy không ghét môi trường bên ngoài, nó chỉ không thích đi bộ ngoài trời. Nó tỏ ra hạnh phúc nhất khi được tôi địu đi chơi. Trong lần đầu tiên đi bộ ngoài trời, cô chó đã đi được quãng đường hơn 50 m. Sau đó, nó ngồi xuống nghỉ ngơi còn tôi thì giả vờ tạm biệt để đi trước.
Tôi cứ nghĩ rằng nó sẽ chạy theo mình nhưng không, Daisy nằm im một chỗ và tôi đành phải quay lại để đón nó. Những lần đi bộ sau đó, Daisy đã tỏ ra thoải mái và dễ chịu hơn.
Tôi chắc chắn rằng đây là vấn đề mà nhiều người nuôi chó gặp phải. Rất nhiều loài chó tỏ ra khá lười biếng và không muốn đi bộ hay chạy nhảy. Tuy nhiên, Whitsle GO đã giúp ích khá nhiều cho việc kích thích nhu cầu vận động của Daisy.
Từ khi bỏ vòng đeo ra, Daisy có vẻ thoải mái hơn.
Tôi đã nghĩ rằng nếu tôi có thể bắt Daisy đi bộ ít nhất 10 phút mỗi ngày sẽ rất tốt. Nó sẽ khỏe hơn còn tôi thì bớt lo lắng. Mặc dù vậy, việc phải vận động quá nhiều lại khiến Daisy tỏ ra khó chịu vì hiện tại nó rất khó để đi ngủ dễ dàng như trước kia. Thay vì một cô chó vui vẻ, tôi nhận lại vật nuôi thường xuyên cáu kỉnh và muốn ngủ mọi lúc mọi nơi.
Khi tôi bỏ vòng đeo ra khỏi cổ Daisy, có thể tôi chỉ tưởng tượng thôi, nhưng rõ ràng tôi đã nghe thấy một tiếng sủa vui mừng. Mọi người quanh tôi cũng khuyên rằng nên để mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên.
Facebook mất 7 tháng mới xong tính năng chống tin giả về Covid-19 Sự chậm chạp xử lý thông tin giả bắt nguồn từ sự mâu thuẫn trong các quy định quảng cáo, định nghĩa về "tin tức" và "ý kiến cá nhân" trong chính sách cộng đồng của Facebook. Theo Gizmodo, kỹ sư máy tính Facebook David Gillis xác nhận mạng xã hội lớn nhất hành tinh vừa cập nhật tính năng mới để hạn...