Chuyện về CĐV ‘điên’ nhất xứ Nghệ
Fan xứ Nghệ nổi tiếng là đông đảo và cuồng nhiệt, song hâm mộ bằng cách chuyên vượt ngàn cây số bằng xe máy để đi cổ vũ đội bóng quê nhà thì xưa nay hiếm.
Người hùng thầm lặng
Vào Sài Gòn làm việc và định cư đã hơn 20 năm nhưng tình yêu với đội bóng quê hương của anh Trần Cao Nghĩa (1975), quê Đô Lương, Nghệ An khiến nhiều CĐV xứ Nghệ ngả mũ khâm phục. Trong suốt hơn 2 thập kỷ là fan ruột của đội bóng xứ Nghệ, chưa một trận đấu nào có sự góp mặt của SLNA tại phía Nam mà anh Nghĩa vắng bóng trên khán đài.
Năm 2011, trước tình hình kinh phí Hội khó khăn không thể tổ chức đi ô tô lên Gia Lai, anh chính là người đã đề xuất Hội CĐV SLNA phía Nam tổ chức đi xe máy vượt hơn 600 km từ TP.HCM để cổ vũ cho thầy trò HLV Hữu Thắng. Chuyến đi lịch sử ấy đến tận ngày hôm nay vẫn còn được nhiều fan SLNA nhắc đến như một niềm tự hào, minh chứng rõ nét tình yêu bóng đá bất diệt của các fan xứ Nghệ với đội bóng quê hương.
Anh Nghĩa chụp ảnh cùng Âu Hoàn trong chuyến đi vượt 3.000 km Sài Gòn – Nghệ An năm ngoái.
Giai đoạn cuối mùa giải năm ngoái, XT Sài Gòn quyết định bỏ giải, khiến SLNA hết cửa vô địch (bị trừ điểm trong các trận gặp đội bóng này). Nhận thấy tinh thần lẫn sự nhiệt huyết của một số CĐV xứ Nghệ đi xuống, anh có một quyết định đầy táo bạo khi đi gần 3.000km khứ hồi bằng xe máy từ TP.HCM về Nghệ An, với mong muốn khích lệ các fan xứ Nghệ. Điều đáng trân trọng là những chuyến đi của anh không ồn ào phô trương nhằm thể hiện bản thân hay tạo sự nổi tiếng ảo. Anh quan niệm, những người thực sự đam mê không nói nhiều về tình yêu của mình.
Mới đây, anh Nghĩa cũng vừa cùng các bạn trẻ miền Nam vượt hơn 1.000 km từ Sài Gòn ra Đà Nẵng cổ vũ cho đội bóng.
Gần đây nhất, tại vòng 6 trên sân Chi Lăng, để động viên tinh thần các cầu thủ sau 2 trận thua liên tiếp, anh đã khởi xướng các fan tại miền Nam đi xe máy hơn 1.000km từ TP.HCM ra Đà Nẵng tiếp lửa cho đội bóng áo vàng.
Video đang HOT
Ngoài SLNA, trước đây anh còn là một fan ruột của Quân Khu 4. Những ngày chập chững lên V.League, QK4 hầu như không có nhiều CĐV, vậy là anh đứng ra kêu gọi NHM xứ Nghệ đến sân cổ vũ cho “người anh em” và bỏ tiền túi ra làm cờ, băng rôn … động viên các cầu thủ.
Thông thiệp mà anh Nghĩa mang theo để cổ vũ đội bóng.
Nói về anh, HLV Vũ Quang Bảo (Quảng Nam) chia sẻ: “Tôi đã làm HLV ở nhiều đội, gặp rất nhiều CĐV và lắng nghe những câu chuyện của họ, song ấn tượng và đọng lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp chính là Nghĩa. Thời còn làm QK4, những trận xa cậu ấy vẫn thường đi xe máy vượt hàng trăm cây số đi cổ vũ cho chúng tôi. Sau này, tôi về Quảng Nam làm, trận cuối mùa giải hạng nhất 2013 giữa An Giang và Quảng Nam, trời mưa rất to nhưng Nghĩa đã vượt hơn 250 km bằng xe máy từ TP.HCM xuống An Giang chúc mừng đội thăng hạng, khiến tôi rất xúc động. Tôi nhớ như in ngày 27/8/2013 khi cậu ấy ghé thăm nhà tôi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An. Biết chuyện Nghĩa đi hơn 1.500km từ TP.HCM – Nghệ An về cổ vũ, tôi chỉ biết lắc đầu vì tình cảm và nghị lực quá lớn của Nghĩa với đội bóng quê nhà. Tôi thực sự khâm phục tình yêu và nhiệt huyết của cậu ấy với bóng đá Việt Nam”.
Gác lại tình duyên, vì niềm đam mê
Năm nay đã 39 tuổi, khi chúng tôi hỏi vợ, con anh có ủng hộ anh đi như vậy, anh nhìn xa xăm nói giọng trầm buồn: “Ngoài đi làm, tất cả thời gian còn lại tớ dành cho SLNA, đi suốt thế này thời gian đâu mà yêu đương, lấy đâu ra vợ, con. Nói thế thôi chứ tớ cũng trải qua vài mối tình rồi, nhưng chẳng đâu vào đâu cả. Bóng đá nó đã ngấm vào máu”.
Anh nói tiếp: “Nhiều người bảo tôi gàn dở, mê muội trái bóng tròn đến quên cả những người yêu thương bên cạnh. Lắm lúc thấy bạn bè cùng trang lứa đã vợ con đuề huề, tối đến sum vầy bên mâm cơm gia đình ấm cúng, tôi cũng chạnh lòng lắm, cũng thèm khát có một hạnh phúc bình dị như vậy. Nhưng ở đời mấy ai hoàn hảo, được cái này thì mất cái kia. Mọi người hay đùa tôi rằng, khi nào SLNA giải thể thì ông Nghĩa may ra mới chịu rước nàng về dinh. Tôi thì tâm niệm rằng, chuyện vợ chồng là cái duyên, còn niềm đam mê là cái nghiệp, khi cái duyên đến thì không cản được, có lẽ vì còn nặng tình với trái bóng nên duyên chưa tới thôi”.
Theo VNE
Chuyện của Đình Đồng: Xấu mặt bóng đá Việt!
Một pha vào bóng trong tích tắc của Đình Đồng nhưng nó đã kéo theo bao câu chuyện cười ra nước mắt của bóng đá VN...
Án phạt gây tranh cãi
Đúng với tuyên bố của mình, SLNA và cầu thủ Đình Đồng đã chính thức có đơn xin giảm án gửi lên Ban giải quyết khiếu nại VFF. Trước đó, Đình Đồng đã phải nhận mức án nặng kỷ lục của V.League, khi bị treo giò hết mùa giải, nộp phạt 20 triệu đồng và trả toàn bộ viện phí cho Anh Hùng-cầu thủ bị gãy chân sau pha vào bóng nguy hiểm của người đồng nghiệp bên đội SLNA.
Pha vào bóng khiến đối phương bị gãy chân của Đình Đồng
SLNA tiếp tục giữ quan điểm án phạt của BKL VFF quá nặng và Ban này không có cơ sở để đưa ra án phạt. Thậm chí trước đó, HLV Hữu Thắng còn cho rằng BKL đã làm việc quan liêu, có tình xử ép SLNA cũng như cá nhân Đình Đồng.
Về phần mình, BKL cho biết án phạt là đúng người đúng tội và nếu thấy oan, SLNA cứ việc gửi đơn kháng án.
Án phạt rất nặng với Đình Đồng đến bây giờ vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Ở V.League mùa giải năm nay, có rất nhiều những tình huống vào bóng tương tự hay mức độ nhẹ hơn, nhưng chưa một ai phải nhận án phạt lên tới 28 trận như Đình Đồng. Ngay cả cú đạp trực diện vào ngực đối phương của Đinh Văn Ta, cũng chỉ phải nhận mức án treo giò 5 trận.
Đen cho Đình Đồng là anh đã phải nhận án điểm. Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang thực sự nhức nhối với vấn đề bạo lực sân cỏ, thì một án phạt nặng được VFF đưa ra lúc này sẽ mang tính răn đe nhất.
Đích thân quyền Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng cho rằng cần phải có một án phạt nặng với Đình Đồng, bởi những hành vi vào bóng theo kiểu triệt hạ đối phương như vậy là không thể chấp nhận được với một cầu thủ, một giải đấu chuyên nghiệp.
Song, cũng có ý kiến nói án phạt của VFF cho thấy sự bế tắc của các nhà quản lý bóng đá VN. Vụ việc của Đình Đồng về bản chất cũng giống như trường hợp BKL trừ 4 điểm với đội XMXT Sài Gòn, khiến đội này sau đó đã giải thể để phản đối.
Đình Đồng xứng đáng nhận án phạt treo giò hết mùa giải, nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu những vòng tới sẽ lại có một pha vào bóng như vậy, VFF có xử mạnh tay? Với môi trường bóng đá như V.League, chắc chắn những pha vào bóng triệt hạ đối phương sẽ còn xuất hiện nhiều. Vì thế, xử Đình Đồng rồi nhưng không xử cầu thủ khác, có lẽ khó thuyết phục và cho thấy cách làm theo kiểu cảm hứng của VFF.
Quan trọng hơn, bạo lực là lỗi của cả hệ thống, chứ không thể trông chờ vào một án phạt để có thể giải quyết được vấn nạn này.
Đẹp mặt chưa?
SLNA đã dung mọi lý lẽ để chứng minh án phạt của BKL với Đình Đồng là vô lý. Thế nhưng, nhìn lại vụ việc trên nhiều khía cạnh, thì rõ ràng BKL đưa ra án phạt không phải không có cơ sở và họ cũng chẳng muốn xử ép SLNA làm gì. Ở góc độ của một người hâm mộ, pha vào bóng phi cả hai chân gây ra hậu quả nghiêm trọng của Đình Đồng thực sự ghê rợn. Và án phạt với Đình Đồng, liệu có đánh đổi được với cả sự nghiệp của cầu thủ đội An Giang.
Đứng trên góc độ nghề nghiệp, Anh Hùng lại là cầu thủ gốc Nghệ An, là lứa đàn em của Đình Đồng, vậy mà vẫn bị "triệt" tới gãy cả chân. Dù có biện hộ thế nào thì pha vào bóng của Đình Đồng cũng rất xấu xí, không thể chấp nhận được.
Ấy vậy mà SLNA còn tính thuê luật sư để "theo tới cùng" sau án phạt của BKL. Mới đây, Đình Đồng thậm chí còn nói ý tứ rằng anh có thể sẽ giải nghệ nếu không được giảm án. "Chiêu" của Đình Đồng khiến nhiều người liên tưởng tới một cầu thủ Nghệ An khác là Công Vinh.
Ở mùa giải 2010, sau cú vái lạy trọng tài Vũ Bảo Linh trên sân Cao Lãnh, Công Vinh bị treo giò 6 trận. Sau đó tiền đạo này nói có thể anh sẽ giải nghệ vì quá mệt mỏi. Không biết có phải lo Công Vinh giải nghệ thật hay không, mà án phạt ngay lập tức được giảm xuống còn 3 trận. Có một điều chắc chắn rằng ngay cả khi hồi đó án phạt không giảm, có cho thêm tiền Công Vinh cũng không dám giải nghệ bởi anh đang ở thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp.
Từ chuyện của Công Vinh nghĩ về Đình Đồng, lại thấy cầu thủ Việt Nam quá thiếu chuyên nghiệp. Nếu như pha bóng diễn ra chỉ trong tích tắc, thì hành động của Đình Đồng là có tính toán kỹ.
Xấu hổ nhất với bóng đá Việt Nam là chuyện hàng loạt các tờ báo thế giới đưa tin về án phạt vô tiền khoáng hậu của VFF. Trong quá khứ bóng đá Việt Nam từng chịu nhiều tai tiếng và pải chăng chúng ta xấu mặt quá rồi nên thêm một lần nữa cũng chẳng vấn đề gì?
Theo VNE
SLNA xin giảm án cho Đình Đồng Hai ngày sau khi Ban kỷ luật VFF ra án phạt nặng xưa nay hiếm là cấm tham gia hoạt động bóng đá do VFF tổ chức tới hết năm 2014 đối với hậu vệ Đình Đồng (SLNA), sáng 3.3, SLNA đã gửi đơn tới Ban giải quyết khiếu nại VFF đề nghị giảm án cho cầu thủ của mình. Đình Đồng (phải)...