Chuyển từ PPP sang đầu tư công: “Bước lùi” chính sách
Trao đổi với ĐTTC, bà PHẠM CHI LAN, chuyên gia kinh tế cho rằng việc chuyển một số dự án đường cao tốc Bắc – Nam từ hình thức đầu tư đối tác công – tư ( PPP) sang thành dự án đầu tư công, cho thấy đây là bước lùi về chính sách, tạo ra tiền lệ xấu với nhiều hệ lụy.
Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam là một điển hình của việc đội vốn sau khi hoàn thanh nhưng chất lượng không đảm bảo.
PHÓNG VIÊN: – Thưa bà, việc Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội chuyển một số dự án đường cao tốc Bắc-Nam sang hình thức đầu tư công. Ý kiến của bà về đề xuất này như thế nào?
Bà PHẠM CHI LAN: - Thực sự tôi rất sửng sốt khi nghe thông tin Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội chuyển tất cả 8 dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công.
Năm ngoái, các dự án này dự định cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong nước làm, sau đó rất nhiều tranh luận rằng có nên để cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hay không. Theo giải thích của Bộ GTVT, khi ấy dự án được đưa ra chỉ có DN Trung Quốc quan tâm, DN trong nước không đủ năng lực, còn DN châu Âu không mặn mà tham gia.
Theo tôi, việc giải trình của Bộ GTVT lúc ấy cũng là cách nói nhằm xoa dịu dư luận. Bởi với dự án cao tốc Bắc – Nam, Quốc hội đã đưa ra hạn thời gian từ nhiều năm trước đó, song Bộ GTVT lại để đến sát thời hạn yêu cầu mới đưa ra chuyện đấu thầu.
Tôi cho rằng đây là điều bất bình thường. Khi đó, rất may công luận đã lên tiếng, cho rằng chẳng lẽ DN Việt Nam không làm nổi con đường mà mỗi đoạn chia ra chỉ khoảng 60km, với 4-6 làn đường hay sao?
Năm nay, ý kiến của Bộ GTVT trình Chính phủ và khi đưa ra Quốc hội đã ít nhiều bày tỏ sự ngần ngại rằng không thể chuyển hết 8 dự án sang đầu tư công. Điều này cho thấy chính Quốc hội cũng e ngại nếu chuyển hình thức đầu tư như vậy sẽ tăng gánh nặng lên đầu tư công và gây ra những hệ lụy khác.
Điều này hoàn toàn có cơ sở. Bởi trước đó, Quốc hội quyết định Nhà nước sẽ bỏ ra 55.000 tỷ đồng và huy động từ nhà đầu tư ngoài nhà nước hơn 63.000 tỷ đồng. Trong tình hình ngân sách hiện nay, với mức chi thường xuyên rất cao và chi trả nợ khá lớn, sẽ phải trông chờ nhiều vào trái phiếu chính phủ để có 55.000 tỷ đồng cho nhà nước đầu tư 3/11 dự án thành phần như dự tính.
Huy động trái phiếu sẽ phải tính tới việc trả lãi và tăng thêm gánh nặng nợ công vốn đã nặng ở nước ta, kể cả cần tính “chi phí cơ hội” khi số tiền này có thể dùng vào những việc khác, hứa hẹn lợi ích kinh tế xã hội rộng lớn hoặc thiết thực hơn.
- Nhưng thưa bà, Bộ GTVT giải trình các nhà đầu tư trong nước không đủ mạnh về tài chính. Để các dự án trên hoàn thành đúng kế hoạch phải thay đổi hình thức đầu tư?
Video đang HOT
- Theo tôi có 3 vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất, một trong những lý do quan trọng là DNTN trong nước không vay được vốn ngân hàng. Nhiều DN cho biết họ không có đủ vốn đối ứng theo quy định đấu thầu, điều này là có thực.
Nhưng khi Quốc hội vừa đồng ý chuyển một phần dự án đường cao tốc Bắc – Nam sang hình thức đầu tư công, ngay lập tức có nhiều đơn vị nhà nước sốt sắng tham gia, dù thực trạng tài chính cũng bết bát.
Thí dụ, mới đây Bộ Xây dựng đề xuất cho Tổng công ty Sông Đà đấu thầu và thi công dự án trên, trong khi đơn vị này đang nợ 11.000 tỷ đồng. Với số nợ khủng khiếp như vậy vẫn xin làm đường cao tốc, tổng công ty này chắc chắn lại đi vay ngân hàng.
Vấn đề đặt ra ở đây, DNNN thua lỗ, nợ nần chồng chất vẫn được ngân hàng cho vay, trong khi DNTN không được cho vay. Vậy sự bình đẳng giữa DNTN với DNNN lâu nay chúng ta vẫn nói là ở đâu?
Thứ hai, qua câu chuyện trên cho thấy sự hồi sinh của cơ chế xin – cho, trong khi tư nhân không được tiếp cận tín dụng, người ta sẵn sàng đẩy vốn sang cho DNNN, thậm chí với DN đang làm ăn thua lỗ, năng lực không có.
Điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu là sự thiếu công bằng, Nhà nước thiếu tin tưởng khu vực tư nhân, dù trong nhiều Nghị quyết Đảng đã coi “khu vực tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Thực tế, nhìn vào tầm vóc của DNTN trong nước hiện nay, tôi tin họ đủ sức làm các dự án nói trên.
Thứ ba, đó là vấn đề an ninh quốc gia gắn liền với kinh tế, nhất là trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Thí dụ, nếu các DN như Tổng công ty Sông Đà hay các DNNN khác, khi trúng thầu và thực hiện, nhưng ngân hàng trong nước không cho vay vốn, họ sẽ vay vốn từ những nơi khác. Liệu có ai dám chắc họ sẽ không vay từ các ngân hàng nước ngoài, trong đó có ngân hàng của Trung Quốc?
- Có ý kiến cho rằng khi chuyển các dự án trên từ hình thức PPP sang đầu tư công một phần cũng phù hợp với chính sách giải ngân và kích cầu kinh tế hiện nay, thưa bà?
Với quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án đường cao tốc Bắc – Nam, sẽ khiến niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân bị giảm sút nhiều. Bởi họ cho rằng chính sách của Việt Nam ít nhiều có sự bất ổn, luôn thay đổi, dẫn đến những rủi ro cao.
- Bộ GTVT thuyết trình rằng nếu thực hiện bằng đầu tư công 3/8 dự án đường cao tốc Bắc – Nam sẽ tiết kiệm kinh phí so với hình thức đầu tư PPP hơn 1.000 tỷ đồng. Nhưng đó chỉ là lý do phía Bộ GTVT đưa ra. Tôi rất e ngại vấn đề này. Vì đầu tư công của chúng ta lâu nay có quá nhiều vấn đề, trong đó kiểm soát còn nhiều lỗ hổng. Thực tế từ nhiều năm nay cho thấy, hầu hết dự án đầu tư công đều đội vốn lên khá cao so với những tính toán ban đầu. Ban đầu thường là dự trù, xin dự án có lượng vốn vừa phải, nhưng khi thực hiện nảy sinh hàng loạt lý do dẫn đến tăng vốn. Vì thế, Bộ GTVT nói sẽ tiết kiệm được hơn 1.000 tỷ đồng, cũng chỉ là cách trình bày, có tiết kiệm hay đội thêm chưa biết được.
Về ý kiến cho rằng đầu tư công là giải pháp quan trọng giúp kích cầu, phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, cũng có lý. Nhưng dù đầu tư công có sẵn vốn, song nếu không kiểm soát tốt dự án cũng sẽ kém hiệu quả, chất lượng không tốt. Thí dụ, đoạn cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam hiện đã khắc phục được chưa? Rõ ràng, khi thuyết trình chúng ta nói giá thành tưởng thấp, nhưng sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu, chất lượng lại không đảm bảo. Tôi lo tình trạng này sẽ xảy ra ở các dự án cao tốc Bắc – Nam.
- Bà có cho rằng việc chậm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cũng là nguyên nhân khiến dự án cao tốc Bắc – Nam khó thu hút nhà đầu tư tiềm năng?
- Tôi đồng ý với điều này. Việc Quốc hội chậm trễ trong xem xét thông qua và ban hành Luật PPP chính là bước thụt lùi về chính sách, rộng hơn là bước lùi trong lộ trình cải cách thể chế. Một trong những lý do khiến tư nhân không mặn mà các dự án lớn về phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay, là do luật PPP chưa được thông qua. Chúng ta muốn thu hút đầu tư tư nhân theo hình thức PPP phải có luật, có quy định cụ thể. Đối với Luật PPP, chúng ta bàn từ năm ngoái, nhưng đến năm nay vẫn chưa được thông qua. Trong điều kiện như vậy DNTN không dám làm là điều dễ hiểu, vì luật chưa ra đời, thiếu hành lang pháp lý, rủi ro sẽ rất cao.
- Xin cảm ơn bà.
HoREA đề xuất cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt/năm
Đây là kiến nghị mới nhất được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra về trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Theo HoREA, nên cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tới 4 lần/năm. Ảnh: Shutterstock.
Nở rộ phát hành trái phiếu
Theo HoREA, năm 2019, đã có hơn 210 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với hơn 900 lượt phát hành, với tổng giá trị phát hành gần 297.000 tỷ đồng (tăng 32% so với năm 2018). Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 10,93% GDP.
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38%; kỳ hạn bình quân 3,7 năm; lãi suất bình quân 10,3%/năm, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có lãi suất 12 - 14%/năm. Riêng Công ty H.H có lãi suất trái phiếu 20%/năm chỉ là trường hợp cá biệt.
Xét về tỷ lệ phát hành trái phiếu thành công, nhóm doanh nghiệp bất động sản đạt 88,1%, thấp hơn tỷ lệ của nhóm ngân hàng (98,2%), phát triển hạ tầng (99,5%), năng lượng (99,2%). Tỷ lệ nhà đầu tư trái phiếu bất động sản là cá nhân chiếm 10,7%.
Bước sang năm 2020, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm đến 55%. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên rõ rệt, chiếm 17,6%.
Nhìn nhận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019, HoREA đánh giá, có đến 84,2% số doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tổng giá trị trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu, đảm bảo được yếu tố an toàn và hợp lý.
Ngoài ra, đây là kênh huy động vốn quan trọng, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng; các doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi hơn so với tiếp cận vốn tín dụng. Mặt khác, việc các doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu cũng giúp các ngân hàng thương mại giảm áp lực cung cấp vốn cho các dự án.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Ảnh: Shutterstock.
Hạn chế cần khắc phục
Tuy nhiên, theo HoREA, việc các doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu cũng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần xem xét.
Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2019, có 28/177 doanh nghiệp, chiếm 15,8% có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, đáng lưu ý là có đến 11 doanh nghiệp vượt 50 lần (chiếm tỷ lệ 6,2%); có 6 doanh nghiệp vượt 100 lần (chiếm tỷ lệ 3,38%) vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản có lãi suất trái phiếu lên đến 12 - 14%/năm, cao hơn mức lãi suất trái phiếu bình quân, cá biệt có doanh nghiệp có lãi suất trái phiếu ở mức tối đa là 20%/năm.
Lãi suất 20%/năm là mức tối đa theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2.17, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì mức lãi suất tối đa được xác định để khấu trừ thuế chỉ là 13,5%/năm.
Trên mức lãi suất 13,5%/năm, doanh nghiệp không được tính phần lãi vay này vào chi phí, mà phải thanh toán bằng lợi nhuận sau thuế, có thể dẫn đến thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông, các thành viên của doanh nghiệp.
HoREA cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thật đảm bảo tính minh bạch, chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Được phát hành đến 4 đợt/năm
Trước thực trạng trên, HoREA kiến nghị vể Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP như sau:
Bỏ quy định dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo HoREA, tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình doanh nghiệp. Và trên thực tế, cũng chỉ có 28 doanh nghiệp, chiếm 15,8%, có giá trị phát hành trái phiếu trên 3 lần vốn chủ sở hữu (trong 11 tháng đầu năm 2019).
Ngoài ra, HoREA đề xuất, cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong 1 năm, vì các doanh nghiệp lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu; không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm.
Thành Nguyễn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
NHNN có thể giảm tiếp lãi suất điều hành trong năm 2020 Các nhà phân tích cho rằng những tác động của việc điều chỉnh chính sách lãi suất trong quý 4/2019 có độ trễ và sẽ được ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược 2020 trong đó nhận định Việt Nam đang và sẽ có được sự đồng điều giữa...