Chuyện tình ông bà gần thế kỷ trong căn nhà chỉ 2 mét vuông giữa Sài Gòn
Không muốn con cháu phải lo lắng cho mình, vợ chồng ông bà cụ đã 90 tuổi chấp nhận ở trong căn nhà chưa đầy 2 mét vuông. Dù được mọi người khuyên nhủ, nhưng ông bà nhất định không đi đâu mà chỉ ở đây cùng nhau.
Dù ở trong căn nhà chật chội nhưng ông bà Tám vẫn hạnh phúc vì còn có nhau
Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của ông bà cụ 90 tuổi sống trong căn nhà chưa đầy 2 mét vuông ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Theo các clip này, căn nhà của ông bà cụ đã bán từ lâu, hiện ông bà đang ở nhờ chủ mới và xài ké nhà vệ sinh của họ. Tất cả con cái của ông bà đều ở xa và có hoàn cảnh khó khăn.
Câu chuyện nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận. Đa số ý kiến đồng cảm với câu chuyện nhưng một số ý kiến cũng lên tiếng trách móc những người con của ông bà vì cho rằng, cha mẹ đã cực khổ nuôi con khôn lớn, nhưng “mười con không nuôi nổi một mẹ”. Thực hư câu chuyện này thế nào?
Ấm áp trong căn nhà 2 mét vuông
Một ngày đầu tháng 9, trời mưa rả rích, phóng viên Thanh Niên tìm đến căn nhà của ông bà trên đường Đỗ Tấn Phong, P.9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Lúc này, ông Nguyễn Văn Tám (90 tuổi) đang nằm co ro nhìn về hướng đoàn tàu vừa vụt qua. Bà Phạm Thị Ngừng (88 tuổi, vợ ông Tám) thì ngồi co chân nhìn xa xăm.
Ông Tám bị lãng tai, ai nói to mới nghe rõ, còn bà Ngừng bị cườm mắt nên không thấy đường
Gọi là căn nhà thực ra cũng hơi quá, vì phần ông bà ở chỉ như một cái lều lụp xụp, đủ kê miếng ván gỗ, chiếc ti vi và bàn thờ. Những đồ linh tinh như quạt, quần áo được móc treo lủng lẳng trên đầu. Căn nhà cũng không có cửa, mà chỉ có miếng bạt lắp tạm để ông bà kéo ra, kéo vô khi đi ngủ và những lúc mưa tạt.
Tóc bà Ngừng bạc trắng, cắt ngắn, mắt lờ đờ không còn nhìn thấy gì. Bà cảm nhận và định vị mọi thứ xung quanh bằng đôi bàn tay của mình. Bà kể, bà quê ở Long Xuyên (An Giang), từ năm mười mấy tuổi lên Sài Gòn ở đợ thì gặp một người bạn và được làm mai đến với ông. Vừa gặp mặt lần đầu, hai ông bà đã ưng nhau nên về ở đến ngày nay mà không một tiệc cưới hỏi.
Thời trẻ, ông Tám làm thợ sửa điện ở sân bay, bà làm công nhân thoát nước đô thị. Thu nhập của hai vợ chồng vừa đủ để trang trải cuộc sống khi đó và nuôi 5 người con ăn học nên người.
Video đang HOT
“Căn nhà” 2 mét vuông chứa đầy đồ đạc linh tinh
“Khi nhà nước mở đường làm hành lang đường sắt khoảng năm 1997, nhà tôi bị mất một khoảng và có nhận được đền bù. Sau đó, tôi và chồng liên tục bệnh nặng nên cắt đi bán một nửa. Còn lại nhiêu đây thì vợ chồng tôi ở dưới, 2 đứa con ở trên, mỗi đứa một lầu”, bà Ngừng thở dài.
Còn ông Tám bị lãng tai, nhưng sức khỏe vẫn tốt nên mỗi sáng ông lại lững thững đi mua đồ ăn về cho bà. Trong túp lều tí tẹo, để vợ khỏi tủi thân vì ánh sáng mờ mờ ảo ảo trước mắt, ông Tám thường kể cho bà nghe có ai vừa đi ngang, hôm nay thời tiết thế nào, đoàn tàu vừa đi về hướng nào… Câu chuyện của hai vợ chồng chỉ có thế, nhưng ngày qua ngày kể mãi vẫn không hết.
Không muốn làm phiền con cháu
Căn nhà của ông bà ban đầu ngắn hơn, dần dần ông kê miếng gỗ lấn ra ngoài đường thêm 2 tấc để lấy chỗ duỗi thẳng chân. Khi nằm ngủ, mỗi người phải quay đầu một hướng để tiết kiệm diện tích. Dù chật chội, bức bí là thế, nhưng với ông bà đây là không gian quen thuộc suốt mấy chục năm nên đi nơi nào cũng bức bối, khó chịu.
Lúc nào ông Tám cũng ngồi bên trong, còn bà ngồi sát ngoài đường.Vũ Phượng
Bà Ngừng cho biết: “Nhà nước cũng tới đo đạc để giúp xây lại nhà miết nhưng diện tích nhỏ quá nên không xây được”.
Để tiện cho các sinh hoạt cá nhân, tất cả đồ đạc hay dùng đến như thuốc men, miếng dán khi đau nhức,… bà Ngừng cho vào các túi áo, riêng chìa khóa nhà vệ sinh bà lấy kim băng găm lại ngay cổ áo.
Mỗi lần có ai hỏi: “ Sao ông bà không lên lầu hoặc sang ở với con cháu trong căn nhà rộng hơn?”, ông bà đều lắc đầu thở dài.
“Qua ở rồi, mà nó làm gì không vừa ý mình chửi miết mệt lắm. Ở cùng lại phiền hà, ai cũng có cuộc sống riêng. Hai đứa trên lầu thì nó không có chăm tôi, nên cứ ở đây, tới bữa có cô Lài mang cơm qua là được rồi”, ông Tám tâm sự.
Bà Thọ, tổ trưởng dân phố, có nhà ở gần đó nên thường xuyên qua thăm hỏi ông bà
Bà Nguyễn Thị Lài (60 tuổi, con gái bà Ngừng) ở bên kia đường ray, hằng ngày lo cơm nước và giặt giũ quần áo cho ông bà. Bà Lài cho biết đang ở nhà của chồng, dù ba mẹ chồng mất hết nhưng bà cũng không thể đưa cha mẹ về ở chung vì… nhà chật.
“Hai người con sống ở trên lầu nhà này lên xuống bằng cầu thang riêng, con gái chỉ lo tiền điện nước cho ông bà, con trai thì “ngó lơ” luôn. Ngày trước mỗi lần xỉn còn về quậy ông bà, công an mời lên một lần rồi giờ mới yên”, bà Lài kể.
Ông Nguyễn Văn Tám nghe con nói vậy, cũng lụ khụ tiếp lời: “Có thằng con trai ở quận 9 nữa, lâu lâu nó đón một người về dưới đó chăm sóc, nhưng ở đó khó chịu lắm. Vợ chồng tôi ở đây quen rồi, không đi đâu hết, không sống thiếu nhau được”.
‘Người già khó chịu nên muốn sống riêng’
Bà Tô Thị Thọ (Tổ trưởng tổ dân phố 1, khu phố 1A, P.9) cho biết, ông bà Tám thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của mạnh thường quân và hỗ trợ từ UBND phường đều đặn mỗi tháng. Số lương thực và gia vị được cấp, ông bà đưa hết cho bà Lài để lo cơm nước.
Khi ngả lưng, ông bà mỗi người phải quay một hướng nhưng vẫn phải nằm co ro
Những người con của ông bà đều lớn tuổi, đa số đã nghỉ hưu và được hưởng hưu trí từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. “Ông bà khó chịu nên không ở được với con cháu mà chỉ thích ở riêng như vậy. Có lần bà Lài cũng đón ông bà qua ở nhưng được đâu 1 tháng hai người lại về đây. Mỗi ngày bà Lài đều mang cơm qua chứ không phải tất cả các con đều bỏ mặc ông bà như mạng xã hội viết”, bà Thọ khẳng định.
Lãnh đạo UBND P.9 cũng xác nhận, hoàn cảnh nhà ông bà Tám không nằm trong diện nghèo hay cận nghèo nhưng hằng tháng đều nhận được sự hỗ trợ từ Hội phụ nữ phường, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh,…
“Những thông tin trên mạng xã hội là ông bà được người ta cho ở ké, xài ké nhà vệ sinh là không chính xác vì đây là nhà của ông bà và con cái ở ngay trên lầu. Ông bà cũng có người con làm tiệm cửa sắt, thu nhập khá. Những người con nghỉ hưu rồi cũng có mức lương hưu tương đối”, lãnh đạo P.9 thông tin.
Theo thanhnien.vn
Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt, toàn con to bự, bán 180 ngàn/ký
Được sự ủng hộ của lãnh đạo phường và hỗ trợ nhiệt tình của Hợp tác xã Thuận Thiên, tháng 7-2018, Hội Cựu chiến binh phường Thới An Đông, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) thành lập Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn, có 14 thành viên tham gia. Sau hơn 1 năm triển khai mô hình, nhiều thành viên áp dụng kỹ thuật thành công, đã xuất bán lứa lươn đầu tiên, đem lại hiệu quả khả quan.
Ngày đầu tháng 9 này, ghé nhà chú Nguyễn Văn Mạnh, ở tổ 6, khu vực Thới Thuận, một trong các thành viên của Tổ hợp tác, nhiều người không khỏi trầm trồ với hồ lươn khoảng 900 con no tròn, khỏe mạnh. Chú Mạnh cho biết, đây là lứa lươn đầu tiên chú nuôi có tổng chi phí đầu tư khoảng trên 10 triệu đồng, gồm 4 triệu đồng tiền mua 1.000 con lươn giống; còn lại là chi phí thức ăn, xây hồ nuôi, lắp đặt hệ thống điện, nước, bồn chứa nước...
Qua 8 tháng chăm sóc, đến nay, mỗi con lươn đã đạt trọng lượng trung bình từ 300gram/con, một số con lớn nhất có thể nặng từ 400gram, dự kiến ngày 10-9 chú Mạnh sẽ xuất bán với giá khoảng 180.000 đồng/kg.
Lứa lươn được thả nuôi theo kỹ thuật nuôi không bùn của chú Mạnh (giữa) đạt hiệu quả cao, hứa hẹn đem lại thu nhập khá.
Chú Mạnh phấn khởi chia sẻ: "Hồi mới nghe nói thành lập tổ hợp tác nuôi lươn, tôi chưa có ý định tham gia. Đến khi thấy Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh liên kết Hợp tác xã Thuận Thiên - chuyên sản xuất, cung cấp lươn giống và thu mua lươn thịt ở ngay trên địa bàn phường - tổ chức lớp tập huấn nghề chu đáo, tôi mới đăng ký tham gia học hỏi và ứng dụng nghề mới này".
Lươn nuôi trong hồ xi măng, đáy hồ chỉ cần lót bạt hoặc gạch men, không cần bùn, chỉ cần chuẩn bị vài chùm dây ni lông làm chỗ trú ngụ cho lươn; mỗi ngày cho lươn ăn và thay nước 2 lần là được.
Với những yêu cầu trên, nuôi lươn không bùn được xem là nghề chăn nuôi ít vốn và nhẹ công chăm sóc, được nhiều lao động lớn tuổi quan tâm. Trong 14 thành viên Tổ Hợp tác nuôi lươn không bùn của Hội Cựu chiến binh phường Thới An Đông, người lớn nhất đã 74 tuổi.
Tham gia Tổ hợp tác, các thành viên mới bắt tay vào nuôi đều được Hợp tác xã Thuận Thiên hỗ trợ kỹ thuật tận tình, hướng dẫn cách thả nuôi con giống đúng cách và thu mua lươn thương phẩm tận nơi. Điều này giúp các thành viên rất an tâm.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số thành viên chưa triển khai mô hình được do thiếu nguồn lươn giống. Theo anh Ngô Văn Lạc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thới An Đông, để Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, ngay từ khi mới thành lập, Hội đã tranh thủ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội, hỗ trợ cho các thành viên có điều kiện trang trải chi phí đầu tư ban đầu với tổng số tiền 550 triệu đồng.
Đồng thời, Hội ký kết thỏa thuận hỗ trợ dạy nghề, tư vấn kỹ thuật, cung cấp con giống chất lượng và bao tiêu đầu ra với mức giá thu mua lươn thương phẩm từ bằng đến cao hơn thị trường. Hợp tác xã Thuận Thiên đang tăng năng suất ươm nuôi lươn bột để đủ cung cấp lươn giống cho các thành viên trong thời gian tới.
Anh Nguyễn Văn Luân và anh Nguyễn Văn Hum, ngụ khu vực Thới Ninh cũng đầu tư nuôi lươn lứa đầu tiên được 7 tháng nay. Gia đình 2 anh đều thuộc diện khó khăn của phường, thu nhập chủ yếu nhờ làm thuê. Tham gia mô hình nuôi lươn không bùn, các anh được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư ban đầu. Anh Hum cho biết, mỗi hồ nuôi lươn xây trên khoảnh đất chừng 6m2 là đã có thể thả nuôi từ 1.000 con lươn giống, vì thế, với mô hình này, gia đình tôi tận dụng được khoảnh đất chừng 20m2 sát vách nhà trước đây bỏ trống.
Sau lứa lươn thịt đầu tiên, anh Hum dự định thử sức nuôi lươn bột để cung cấp lươn giống cho các hộ nuôi xung quanh. Còn anh Luân chia sẻ: "Sau khi xây bồn, lắp đặt hệ thống điện nước và mua được con giống, việc còn lại chỉ là bỏ công chăm sóc chừng 2 tiếng/ngày. Với tiền công nhật mỗi ngày khoảng 250.000 đồng/ngày, tôi có thể nhín ra lo đủ chi phí thức ăn cho lươn. Mô hình này được xem như bỏ ống có lãi. Rút kinh nghiệm, sau lứa lươn này được xuất bán, tôi sẽ đầu tư lứa mới với số lượng lớn hơn".
Chú Nguyễn Văn Mạnh cũng cho biết trong tháng tới sẽ đầu tư xây thêm bồn để nuôi được 5.000 con lươn giống.
Anh Ngô Văn Lạc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thới An Đông, cho biết: "Phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong 5 nội dung hoạt động chủ đạo của Hội Cựu chiến binh, nhằm tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ, gương mẫu tham gia xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp...".
"Với chỉ đạo của Hội cấp trên, Hội Cựu chiến binh phường chú trọng việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm đa số trong các hội viên. Mô hình nuôi lươn không bùn bước đầu đã đạt kết quả khá tốt. Chúng tôi dự kiến vận động hội viên cùng tham gia thành lập thêm mô hình Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp, giúp nhiều hội viên tăng thu nhập", ông Ngô Văn Lạc.
Theo Mỹ Tú (Báo Cần Thơ)
Miếng dán chống nước trên gương ô tô có thật sự hiệu quả? Sử dụng miếng dán gương chống nước không hiệu quả như quảng cáo. Hiện nay, trên thị trường rao bán rất nhiều loại miếng dán gương chiếu hậu có thể ngăn nước mưa. Thực hư việc sử dụng này có hiệu quả hay không cũng khiến các khách hàng quan tâm. Chỉ cần sợt từ khóa "miếng dán gương chống nước" trên mạng...