Chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz – trại tử thần của Đức
Một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz – địa ngục kinh hoàng của người Do Thái đã xảy ra giữa sĩ quan lực lượng SS với tù nhân Do Thái.
Một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz – địa ngục kinh hoàng của người Do Thái đã xảy ra giữa sĩ quan lực lượng SS với tù nhân Do Thái.
Helena Citronova là một phụ nữ Do Thái cùng với gia đình của mình bị bắt đến trại tập trung Auschwitz – nơi có 1,2 triệu người bị giết chết trong các phòng hơi ngạt. Tuy nhiên, cô đã tạo nên một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitzvới viên sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch.
Đến từ Slovakia, Helena Citronova đã gặp viên sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch tại trại tập trung Auschwitz năm 1942. Không ai có thể ngờ được rằng tại một nơi chết chóc, đau thương và chất chồng tội ác như Auschwitz lại có thể có một chuyện tình yêu đáng kinh ngạc.
Với tình yêu dành cho Citronova, sĩ quan lực lượng SS Wunsch không chỉ cứu người yêu mà còn cứu sống tính mạng của những người thân trong gia đình cô không bị phát xít Đức hành hình, trong đó có người chị gái Rozinka.
Sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch (ảnh trái) yêu nữ tù nhân Do Thái Citronova (ảnh phải) và cứu cô cũng như người chị gái tại trại tập trung Auschwitz.
Sĩ quan SS Wunsch thường lén đưa bánh quy cho Citronova kèm theo mẩu giấy nhắn: “Tình yêu – Tôi đã yêu em”.
“Khi anh ta bước vào bước vào trại tập trung, nơi tôi đang làm việc, Wunsch đã lén đưa tôi mẩu giấy. Tôi đã xé nó ngay sau đó nhưng nhìn thấy dòng chữ “Tình yêu – Tôi đã yêu em”. Tôi nghĩ rằng thà chết còn hơn là có mối quan hệ với một viên sĩ quan SS. Trong một thời gian dài sau đó, trong lòng tôi chỉ có hận thù. Tôi thậm chí còn không nhìn anh ta”, Citronova cho hay khi ở Israel – sau khi đã trốn khỏi trại tử thần của Đức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Citronova thừa nhận rằng tình cảm của mình đối với viên sĩ quan SS Wunsch đã thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi chị gái và cháu của cô bị đưa đến trại tập trung Auschwitz Birkenau. Citronova biết được rằng, những người thân trong gia đình cô sẽ bị đưa đến phòng hơi ngạt. Do đó, khi Wunsch tìm cách cứu sống họ, Citronova đã thay đổi suy nghĩ về viên sĩ quan SS này.
Citronova chia sẻ: “Wunsch đã nói với tôi:” Hãy nói cho tôi biết nhanh chỊ gái của em tên là gì trước khi mọi chuyện quá muộn”. Tôi đáp: “Anh không thể làm điều đó vì chị gái tôi đến trại tập trung này cùng với hai con nhỏ”. Khi đó, Wunsch nói trẻ em không thể sống ở đây. Sau đó, Wunsch chạy nhanh đến lò thiêu và tìm ra chị gái của tôi. Wunsch đã cứu chị gái Helena khi nói rằng cô ấy làm việc cho ông ở Canada. Tuy nhiên, anh ta không thể cứu được các cháu của tôi”.
Citronova và chị gái tiếp tục sống ở trại Auschwitz sau đó. Tuy nhiên, mối quan hệ của cô với viên sĩ quan SS Wunsch không có tiến triển thêm. Chuyện tình khó tin tại Auschwitz của Citronova được mọi người đánh giá là hiếm gặp.
Qua đời năm 2005, Citronova đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Wunsch đã làm những điều tuyêt vời. Có những khoảnh khắc tôi quên mất bản thân là người Do Thái và anh ấy cũng không phải là người Do Thái. Thành thật mà nói tôi đã yêu người đàn ông này. Tuy nhiên, tình yêu này không chân thực”.
Wunsch đã qua đời năm 2009, từng bị đem ra xét xử ở Vienna năm 1972 với các cáo buộc tra tấn, đánh đập tù nhân. Viên sĩ quan này còn từng làm việc ở phòng hơi ngạt và dùng thuốc trừ sâu Zyklon-B giết hại tù nhân. Kết thúc phiên xử, Wunsch được tuyên trắng án do hạn chế trong việc xét xử tội phạm chiến tranh của chính phủ Áo.
Tâm Anh (theo DM)
Theo_Kiến Thức
Sự thật kinh hoàng bên trong các trại tử thần của Hitler
Trong Chiến tranh thế giới 2, các trại tử thần của Hitler là nơi hàng triệu tù nhân bị tra tấn, giết hại, làm các thí nghiệm man rợ.
Các trại tử thần của Hitler là nơi hàng triệu tù nhân Do Thái, tù binh chiến tranh... bị giam cầm, tra tấn hay lao động khổ sai... Khi các tù nhân được đưa đến các trại tập trung, phần lớn nạn nhân chết sau khi đến trại tử thần một vài giờ. Nạn nhân thường chết vì tra tấn, đói khát hay bị hành hình. Tại các trại tập trung của phát xít Đức, ban đầu Hitler cho người thực hiện kế hoạch diệt chủng người Do Thái bằng cách xử bắn hàng loạt. Tuy nhiên, phát xít Đức nhận thấy rằng những người làm nhiệm vụ bóp cò súng bắn những tù nhân bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng nên sau đó không áp dụng phương pháp này. Sau đó, phát xít Đức sử dụng thuốc nổ để giết hại tù nhân nhưng nhanh chóng nhận thấy phương pháp này không ổn. Cuối cùng, nhân viên phát xít Đức tìm ra cách xử tử tù nhân "tiên tiến" hơn đó là dùng phòng hơi ngạt. Theo đó, những phòng hơi ngạt có thể giết 2.000 người/lần. Khi đã ở trong phòng hơi ngạt, khoảng 1/3 tù nhân đã chết ngay lập tức trong khi số còn lại chết sau đó khoảng 20 phút. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phòng hơi ngạt được sử dụng để giết hại một số lượng lớn tù nhân. Với một số lý do liên quan đến chính trị, các trại tử thần khét tiếng nhất của Đức quốc xã nằm trên lãnh thổ Ba Lan sau khi Hitler chiếm đóng nơi này. Ba Lan là nơi có đông người Do Thái sinh sống nhất ở châu Âu mà cộng đồng này là đối tượng của nạn diệt chủng do Hitler chỉ đạo. Bên cạnh việc giết hại tù nhân một cách dã man, phát xít Đức còn tiến hành thí nghiệm y tế rùng rợn trên cơ thể người. Các bác sĩ phát xít Đức đã tiến hành một số thí nghiệm mất nhân tính như thử thuốc trên cơ thể nạn nhân, đóng băng người, làm thí nghiệm thay đổi màu mắt bằng cách tiêm hóa chất vào mắt trẻ em, các phẫu thuật cắt cụt các bộ phận trên cơ thể người mà không dùng phương pháp gây mê... Một trong những bác sĩ khét tiếng nhất của Đức quốc xã là Josef Mengele. Người này làm việc ở trại tập trung Auschwitz. Theo một nhân chứng, Mengele đã thực hiện nhiều thí nghiệm hãi hùng với các cặp sinh đôi. Chính vì vậy, một số cha mẹ của các nạn nhân đã phải tự tay giết chết con mình để chúng không bị đau khổ hành hạ. Theo thống kê, phát xít Đức đã giết hại 6 triệu người Do Thái trong tổng số 7,3 triệu người Do Thái ở châu Âu vào thời điểm đó. Ngoài ra, Đức quốc xã còn sát hại khoảng 2 - 3 triệu tù binh chiến tranh người Liên Xô, 1,5 triệu người Romani, 200.000 người tàn tật, người bất đồng chính trị và tôn giáo... Ước tính tổng số người bị chính quyền trùm phát xít Hitler giết vào khoảng 11 triệu người.
Các trại tử thần của Hitler là nơi hàng triệu tù nhân Do Thái, tù binh chiến tranh... bị giam cầm, tra tấn hay lao động khổ sai...
Khi các tù nhân được đưa đến các trại tập trung, phần lớn nạn nhân chết sau khi đến trại tử thần một vài giờ. Nạn nhân thường chết vì tra tấn, đói khát hay bị hành hình.
Tại các trại tập trung của phát xít Đức, ban đầu Hitler cho người thực hiện kế hoạch diệt chủng người Do Thái bằng cách xử bắn hàng loạt. Tuy nhiên, phát xít Đức nhận thấy rằng những người làm nhiệm vụ bóp cò súng bắn những tù nhân bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng nên sau đó không áp dụng phương pháp này.
Sau đó, phát xít Đức sử dụng thuốc nổ để giết hại tù nhân nhưng nhanh chóng nhận thấy phương pháp này không ổn. Cuối cùng, nhân viên phát xít Đức tìm ra cách xử tử tù nhân "tiên tiến" hơn đó là dùng phòng hơi ngạt.
Theo đó, những phòng hơi ngạt có thể giết 2.000 người/lần. Khi đã ở trong phòng hơi ngạt, khoảng 1/3 tù nhân đã chết ngay lập tức trong khi số còn lại chết sau đó khoảng 20 phút.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phòng hơi ngạt được sử dụng để giết hại một số lượng lớn tù nhân. Với một số lý do liên quan đến chính trị, các trại tử thần khét tiếng nhất của Đức quốc xã nằm trên lãnh thổ Ba Lan sau khi Hitler chiếm đóng nơi này. Ba Lan là nơi có đông người Do Thái sinh sống nhất ở châu Âu mà cộng đồng này là đối tượng của nạn diệt chủng do Hitler chỉ đạo.
Bên cạnh việc giết hại tù nhân một cách dã man, phát xít Đức còn tiến hành thí nghiệm y tế rùng rợn trên cơ thể người. Các bác sĩ phát xít Đức đã tiến hành một số thí nghiệm mất nhân tính như thử thuốc trên cơ thể nạn nhân, đóng băng người, làm thí nghiệm thay đổi màu mắt bằng cách tiêm hóa chất vào mắt trẻ em, các phẫu thuật cắt cụt các bộ phận trên cơ thể người mà không dùng phương pháp gây mê...
Một trong những bác sĩ khét tiếng nhất của Đức quốc xã là Josef Mengele. Người này làm việc ở trại tập trung Auschwitz. Theo một nhân chứng, Mengele đã thực hiện nhiều thí nghiệm hãi hùng với các cặp sinh đôi. Chính vì vậy, một số cha mẹ của các nạn nhân đã phải tự tay giết chết con mình để chúng không bị đau khổ hành hạ.
Theo thống kê, phát xít Đức đã giết hại 6 triệu người Do Thái trong tổng số 7,3 triệu người Do Thái ở châu Âu vào thời điểm đó. Ngoài ra, Đức quốc xã còn sát hại khoảng 2 - 3 triệu tù binh chiến tranh người Liên Xô, 1,5 triệu người Romani, 200.000 người tàn tật, người bất đồng chính trị và tôn giáo... Ước tính tổng số người bị chính quyền trùm phát xít Hitler giết vào khoảng 11 triệu người.
Theo_Kiến Thức
Nhân chứng vụ nổ kinh hoàng tại Thiên Tân: "Tôi đã nghĩ đó là ngày tận thế" Đêm 12/8 đã xảy ra 2 vụ nổ lớn tại Thành phố cảng Thiên Tân phía Bắc Trung Quốc khiến ít nhất 44 người chết, trong đó có 12 lính cứu hỏa, 520 người bị thương và 52 người trong số đó đang ở trong tình trạng nguy kịch. Theo Tân Hoa Xã, vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khoảng 23h30 theo...