Chuyện tình của cụ ông 92 tuổi ‘cưa đổ’ rồi bắt bà lão lên núi ẩn cư
Chuyện tình đẹp của 2 con người ở cái tuổi gần đất xa trời vẫn trao nhau ánh mắt và lời yêu như một định mệnh trong đời.
“Về ở để nương tựa nhau”, bà Hồ Thị Tuyết vui vẻ nói
Nên duyên bởi tiếng khèn giữa chợ
Ngôi nhà sàn nhỏ xíu nằm chênh vênh bên con xuối là nơi vợ chồng bà Hồ Thị Tuyết (85 tuổi) và ông Quỳnh Hoàng (93 tuổi, thôn Ta Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang sinh sống. Trò chuyện với chúng tôi, hai ông bà không giấu được niềm vui cũng như sự ngượng ngùng khi kể về chuyện tình đầy trắc trở của mình.
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Quỳnh Hoàng còn khá minh mẫn. Lần giở ký ức, ông vẫn nhớ như in chuyện “tán” bà lão tuổi ngoài bát thập. Trước đây, nhà của hai ông bà ở gần nhau. Ông Quỳnh Hoàng là một nghệ nhân làm khèn nổi tiếng. Tài nghệ đăc biệt này đã đưa tiếng tăm của ông vượt qua địa phận huyện A Lưới sang cả các vùng khác. Hàng ngày, ông vẫn miệt mài làm khèn bán, sáng tác các ca khúc đậm chất núi rừng của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi.
Bà Tuyết biết đến ông nhờ trai gái trong bản làng còn giữ nhiều nét văn hóa lễ hội, ví như mùa đi sim trên núi đồi (mùa hò hẹn của các đôi trai gái). Sau này vì bom đạn chiến tranh, hai người mất liên lạc với nhau. Hòa bình lập lại, bà Tuyết về định cư tại huyện A Lưới này. Nhưng qua thời gian cùng những vất vả cuộc sống, ký ức về tiếng khèn của chàng trai tài hoa năm xưa trong bà cũng đã phai nhạt.
Rồi mỗi người cũng có mái ấm riêng. Ông Quỳnh Hoàng lấy vợ và sinh được 3 người con. Còn bà Tuyết cũng kịp sinh cho chồng 2 đứa con trai. Cuộc sống vợ chồng của họ nơi núi rừng hoang vu tuy nghèo khó nhưng rất đầm ấm. Như một sự sắp đặt của số phận, khi tuổi đã cao, chồng bà Tuyết và vợ ông Quỳnh Hoàng đều qua đời. Hai ông bà, mỗi người lại lầm lũi sống trong căn nhà nhỏ của mình. Ban ngày, họ vào rừng làm rẫy, tối về lặng lẽ làm bạn với bóng đêm. Niềm hạnh phúc duy nhất hai người có được là những lần đến thăm chớp nhoáng của con cháu hay những me rượu cần. Bởi thế, tâm hồn của hai người già không tránh khỏi cảm giác cô đơn, trống trải.
Video đang HOT
Lúc này, bà Tuyết bắt đầu nghĩ đến những người bạn thủa xưa, trong đó có ông Hoàng. Tiếng khèn của ông đã dìu bà về với tuổi hoa niên, với những đêm trăng sáng, tiếng khèn khi xa khi gần, dập dìu qua đồi nương mời gọi. Cũng nhờ tiếng khèn ấy, thứ âm thanh đậm chất núi rừng nơi đại ngàn thâm u buồn tẻ, bao nhiêu trai gái đã nên duyên chồng vợ với nhau. Nghĩ rồi, bà chợt thấy cô đơn khi người bạn đời khuất núi đã lâu. Một ngày cảm thấy trống trải, ông Quỳnh Hoàng mang theo chiếc khèn xuống chợ ngồi chơi,. Vừa thổi khèn vừa hút tẩu. Trời xui đất khiến thế nào mà một sáng tinh sương, bà Tuyết lại mang a chói (gùi) đựng đầy cọng môn rừng xuống chợ thị trấn để đổi bánh trái về cho cháu nội. Tại đây, họ gặp nhau và như được sống về những ký ức thủa xưa. Những ngày sau đó, bà thường xuyên xuống chợ. Rồi một buổi tối, bà họp gia đình và tuyên bố sẽ về nhà ông Quỳnh Hoàng, một nghệ nhân làm khèn nức tiếng ở xã A Ngọ để “tiện bề chăm sóc nhau”.
Tình già nơi vùng rẻo cao A Lưới
Nhắc đến chuyện tình muộn đặc biệt của mình, ông Quỳnh Hoàng lại lấy khèn ra dạo một bản, châm tẩu thuốc rồi ngâm nha kể: “Miềng (mình) biết Kăn Tuyết đã lâu, từ hồi trai trẻ cơ. Vợ miềng mất sớm, miềng ở vậy nuôi con khôn lớn. Buổi chiều hôm đó, mình buồn tình mang khèn xuống chợ ngồi thổi, Kăn Tuyết nghe rồi theo về. Bà bảo sẽ bàn với gia đình về ở với miềng, chăm sóc miềng, tuổi già nương tựa nhau. Miềng đồng ý vì từ lâu miềng cũng thích Tuyết, thích từ thời trai trẻ. Và cũng từ lâu, trong nhà vắng bóng một người đàn bà để chăm sóc, lo cơm nước cho miềng nên mấy đứa con đều đồng ý”.
Làm cô dâu ở tuổi 85
Rồi một hôm, người làng vô cùng bất ngờ khi ông Quỳnh Hoàng hân hoan chuẩn bị rượu, thịt rồi mời dân làng đến ăn mừng đám cưới hai cụ già tuổi gần đất xa trời. Chẳng ai nghĩ rằng, ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông Quỳnh Hoàng và bà Tuyết vẫn “máu me” tổ chức đám cưới rình rang như thế. Điều đáng nói, ông bà quyết tâm thực hiện lễ cưới này, bất chấp sự ngăn cản của các con bà Tuyết.
Nhắc lại những khó khăn khi thuyết phục các con cho phép mình “đi bước nữa”, bà Tuyết cười ngượng nghịu kể: “Lúc nghe tôi nói sẽ “đi bước nữa” ở tuổi 85, đàn con cháu đều hết sức ngạc nhiên. Ngay sau đó, các con tôi và họ hàng đã họp lại, quyết tâm phản đối. Kể cả khi tôi trình bày rõ lý do, con cháu, người thân vẫn khuyên tôi nên an phận sống nốt những năm tháng ngắn ngủi cuối đời. Vả lại, theo phong tục của người Pa Cô, việc tái giá khi đã qua tuổi xế chiều cũng vô cùng tốn kém. Tất thảy, chúng tôi phải trải qua 3 lần cúng xin phép thần linh, người làng. Tôi thương ông Hoàng nên dù con cái phản đối, cúng lễ tốn kém mấy cũng chấp nhận”.
Lần đầu tiên, bà phải cúng cho Yàng Đùng – thần linh canh giữ nhà và báo với Yàng từ nay không còn là người trong gia đình chồng nữa. Lễ thứ hai, bà Tuyết phải cúng cho người chồng đã khuất để thông báo về việc tái giá của mình. Lễ cúng này quan trọng nhất và được người Pa Cô gọi với cái tên Tực A Do Cù Mũi. Lễ cúng thứ ba cũng không thể thiếu các lễ vật bò, gà, heo, dâng cho làng và phải có sự đồng ý của làng, bà Tuyết mới được về nhà mới. Ngày bà Tuyết về nhà chồng, gia đình bà cũng phải mang xuống nhà ông Quỳnh Hoàng 1 con heo, 2 con gà, 1 bao gạo nếp để kính báo với thần linh việc đón chào thành viên mới.
Thời điểm ấy, đám cưới hiếm có của ông bà thu hút hàng nghìn người hiếu kỳ từ trong và ngoài địa phương. Người làng được mời đến, ai nấy đều ngạc nhiên và không khỏi ái ngại. Nhưng khi nhìn bà Tuyết khuôn mặt già nua vẫn còn trang điểm, đeo vòng vui mừng nhảy múa, hát ca thì ai cũng ngộ ra hạnh phúc muộn màng của đôi vợ chồng già. Sau ngày cưới hai ông bà về ở với con cháu. Hơn một năm sau, vì muốn rời xa cuộc sống bon chen của người đời, ông bà quyết định lên đầu nguồn con suối giữa miền núi để dựng nhà ở. Thấm thoát, bà Tuyết về nhà ông Quỳnh Hoàng ở cũng đã nửa năm. Trong căn nhà sàn đầu thôn Ta Roi (xã A Ngo), hai thân già ngồi tựa vào nhau bên bếp lửa. Chốc chốc, bà Tuyết lại nhẹ nhàng châm tẩu thuốc cho chồng.
Tâm sự với người viết, bà Tuyết bảo: “Miềng nghĩ đơn giản là về sống chung để giúp đỡ nhau khi tuổi già sức yếu. Nhà Quỳnh Hoàng vẫn có gạo cho miềng ăn, có rượu cho miềng uống khi trời lạnh!”. Hai con người tuổi gần đất xa trời sống cùng nhau trong mái nhà sàn đơn sơ nhưng họ luôn cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Về sinh hoạt, mỗi tháng hai ông bà chỉ xuống chợ vài lần để mua các vật dụng cần thiết. Con cháu của họ nếu có nhớ bố mẹ, ông bà thì phải lặn lội lên núi thăm. Họ quấn quýt với nhau như hình với bóng. Ban ngày, họ cùng nhau vào rừng làm rẫy, chiều về lại quây quần bên bếp lửa với nồi nướng và vài con cào cào chiên giòn chấm muối ớt. “Miềng bắt mấy con cào cào trên rẫy về nấu nước cho miềng uống. Hàng ngày, hai vợ chồng miềng cùng ngồi với nhau bên bếp lửa là thấy vui rồi, xuống núi làm gì ồn ào lắm, vợ chồng miềng không thích!”, ông Quỳnh Hoàng chia sẻ.
Nguồn Duy Phiên (Đời sống&Hôn nhân) Minh Phương
Người mẹ chém chết con 8 tuổi muốn sống cách ly khỏi xã hội
Sau khi chém chết con trai 8 tuổi, Nguyễn Thị Lý cảm thấy hối hận và xấu hổ trước hành động của mình. Giờ đây, nữ bị can chỉ muốn sống cách ly với xã hội.
Ngày 22/6, tại thôn Vườn Quan, xã Đạo Đức (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) xảy ra vụ án vô cùng thương tâm khi một cháu trai 8 tuổi bị giết chết với nhiều vết chém vào cổ, vai và chân. Thủ phạm chính là mẹ đẻ của cháu.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Lý khai nhận do căm phẫn chồng đi lấy vợ khác dẫn tới hành động thiếu lý trí và mất nhân tính này.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, vợ chồng anh Thành và Lý đã chia tay được gần 4 năm và trong khoảng thời gian đó không hề có bất cứ quan hệ tình cảm nào. "Tôi nghĩ nếu vì tôi đi lấy vợ khác mà cô ấy nỡ giết hại con ruột của mình thì đây là nguyên nhân không hợp lý cho lắm", anh Thành chồng cũ của Lý tâm sự với phóng viên.
Nguyễn Thị Lý.
"Trong thời gian chia tay, gia đình tôi cũng đã nhiều lần lên nhà ngoại động viên Lý về dưới này để đoàn tụ gia đình cho cháu Long được sống cùng với bố và mẹ như bao đứa trẻ khác nhưng cô ấy không nghe", anh Thành cho biết thêm.
Sau khi 2 vợ chồng ly hôn, Lý được TAND thị xã Phúc Yên quyết định được quyền nuôi cháu Long, anh Thành mặc dù muốn nhưng ở thời điểm 2 vợ chồng ly hôn (tháng 2/2011) cháu Long mới 5 tuổi. Vì vậy, anh Thành đồng ý để Lý nuôi con và đợi con đủ 9 tuổi, khi đó theo quy định tại khoản 2, điều 92 Luật hôn nhân và gia đình cháu có nguyện vọng ở với ai thì người đó được quyền đón cháu về.
"Tôi định đợi con đủ tròn 9 tuổi thì đón con về ở với tôi, nhưng không ngờ lại xảy ra sự việc đau lòng này", anh Thành đau xót nói.
Hiện, gia đình anh Thành rất đau khổ về cái chết của cháu Long và muốn biết nguyên nhân vì sao Lý lại ra tay giết hại con trai mình.
Thông tin từ những người hàng xóm và mẹ Lý cho biết, từ lúc là con gái Lý đã có biểu hiện không bình thường về thần kinh, có lần Lý đã dùng dao cứa vào tay và bỏ nhà ra đi. Vì vậy, bà Hường (mẹ Lý) và những người hàng xóm đều cho rằng có thể Lý đã giết con trong trạng thái thần kinh không bình thường.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ ông Nguyễn Đức Huy, Trưởng phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau nhiều ngày Lý không chịu ăn uống, công an tỉnh Vĩnh Phúc đưa Lý đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả ban đầu cho thấy tình trạng sức khỏe của Lý bình thường. Về phía cơ quan điều tra cũng không thấy người phụ nữ này có dấu hiệu gì khác thường.
Cũng theo ông Huy, hiện Lý thấy vô cùng hối hận, xấu hổ trước việc làm của mình. Bị can này không muốn ra ngoài gặp gỡ ai và chỉ muốn sống cách ly với xã hội
Theo Pháp luật Việt Nam
Ác mẫu giết con sẽ đối mặt mức án như thế nào? Không chút ghê tay, ác mẫu Nguyễn Thị Lý vung dao chém liên tiếp vào cổ con đẻ 8 tuổi của mình đến chết. Vụ án đau lòng đang gây chấn động, phẫn uất trong dư luận. Vậy người mẹ tàn độc này sẽ đối diện với sự trừng phạt của pháp luật như thế nào đối với tội ác tày trời đã...