Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổ.i, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo
Công việc “dễ như ăn kẹo” này lại là “ thử thách” với chồng tôi.
Phơi quần áo là một công việc nhà rất cơ bản. Chưa kể người lớn, đến ngay cả con trẻ cũng dễ dàng làm được. Thế nhưng, chồng tôi – một người đàn ông trưởng thành lại không thể thực hiện điều này. Nói đúng hơn, anh ta “có làm nhưng không đáng kể”. Bởi vì là “chúa vụng về” nên mỗi lần nhìn thấy chồng phơi quần áo, tôi vừa tức giận lại vừa buồn cười đến chảy nước mắt.
Xem loạt ảnh dưới đây, bạn sẽ hiểu ngay điều tôi nói.
Phơi đồ khi còn ướt, chồng tôi chẳng buồn giũ chúng cho phẳng phiu. Kết quả, khi chiếc áo này khô lại thì nó nhăn nheo và có hình thù kỳ quái. Lúc nhìn cảnh này tôi không biết nên khóc hay cười
Khi đàn ông phơi quần áo, phải chăng họ có nghĩ rằng chỉ cần treo chúng lên là xong?
Sau khi nhìn thấy chồng phơi ga trải giường, huyết áp của tôi tăng lên 180…
Chiếc quần tất này của tôi đã “một đi không trở lại” kể từ lúc chồng phơi nó theo cách này
Cẩu thả đến thế là cùng!
Áo len của tôi giãn hết rồi, nguyên nhân là đây chứ đâu.
Tôi quyết định sẽ phải “đào tạo” cho chồng và tất cả những người đàn ông KHÔNG biết phơi quần áo đúng cách. Nếu bạn có người chồng vụng về thì hãy để anh ấy học các phương pháp sau đây. Tôi tin kỹ năng của họ sẽ có sự tiến bộ.
Phơi quần áo đúng cách
Phơi quần áo quả thực rất đơn giản. Nhưng phải nhớ rằng, khi lấy chúng ra khỏi máy giặt, hãy giũ thật mạnh tay để quần áo phẳng phiu nhất có thể. Sau đó treo gọn gàng lên móc.
Ngoài ra, đối với một số “quần áo đặc biệt” vẫn cần phải học kỹ năng phơi riêng. Chẳng hạn như:
1. Áo khoác có mũ trùm đầu
Với áo khoác có mũ trùm đầu và mũ trùm đầu tương đối dày thì khi phơi có thể xảy ra vấn đề là thân áo khô nhưng mặt dưới mũ vẫn ẩm ướt. Nếu thời tiết xấu thì dễ bị bốc mùi hôi.
Lúc này, bạn có thể sử dụng hai chiếc móc treo để giải quyết vấn đề. Một chiếc móc treo chiếc mũ lên trên thanh treo quần áo, còn chiếc móc còn lại giữ quần áo và treo chúng lên chiếc móc treo trước đó, như trong hình bên dưới.
Với cách treo này, phần dưới mũ sẽ khô nhanh chóng và bạn sẽ không phải lo lắng mũ bị ướt hay có mùi hôi.
2. Quần dày dành cho mùa thu đông
Khi treo đồ theo cách thông thường, những chiếc quần dày có lót lông như thế này sẽ rất khó khô trong thời tiết thu đông. Để giải quyết điều này, bạn có thể treo quần bằng hai móc treo trước và sau eo, sao cho mặt trong quần có khoảng trống càng nhiều càng tốt. Lúc này không khí được lưu thông, quần sẽ nhanh khô hơn.
Video đang HOT
Bổ sung thêm, dù là loại quần nào cũng không nên treo như thế này. Cạp quần thực sự sẽ dễ biến dạng.
Cách làm đúng: Kẹp nó lại bằng kẹp hoặc treo vào tai hoặc túi quần như hình bên dưới đây. Đảm bảo quần sẽ luôn giữ được form dáng đẹp.
3. Đồ lót
Đối với đồ lót, không nên đặt đáy quần bên dưới như cách truyền thống. Như vậy, đáy quần sẽ dễ tích tụ hơi ẩm, khó khô và còn khiến khu vực này dễ bị khô cứng, ố vàng. Trên thực tế, cách phơi đồ lót đúng cách là treo ngược đồ lót với phần đáy quần hướng lên trên để hơi ẩm không tích tụ, quần cũng khô nhanh hơn và được bảo vệ tốt hơn.
Điều tương tự cũng xảy ra với áo lót. Không treo dây đeo vai trực tiếp vì nó có thể dễ dàng khiến dây đeo vai bị biến dạng. Cách làm đúng vẫn phải là treo ngược đồ lên.
4. Áo len
Nếu bạn treo trực tiếp một chiếc áo len ướt lên móc áo sau khi giặt, nó sẽ dễ khiến phần vai và phần thân dưới bị giãn dài ra, về cơ bản sẽ biến dạng sau khi treo.
Vì vậy, cách tốt nhất để làm khô áo len là dùng túi lưới, đặt phẳng bên trong và lật lại sau mỗi vài giờ, tuy phiền phức nhưng chắc chắn sẽ không có vấn đề gì về biến dạng hay vai.
Đối với nhiều phương pháp treo áo len phổ biến trên Internet, tôi đã thử tất cả nhưng đều không hiệu quả. Đặt chúng phẳng là tiện lợi và thiết thực nhất.
1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai
Còn nhiều người chưa nhận ra điều này và vẫn giữ thói quen phơi đồ sai cách.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.
1. Phơi quần áo sai cách
Nhiều người cho rằng phơi quần áo trong bóng râm là cách tốt nhất để bảo vệ chất liệu vải.
Tuy nhiên, muốn phơi trong bóng râm thì cũng cần đúng cách: phải phơi ở nơi thông thoáng, có gió lưu thông. Nếu không, quần áo sẽ lâu khô, ẩm ướt quá lâu dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời khiến vải có mùi hôi khó chịu.
Quần áo có mùi hôi thì bạn mặc lên người sẽ cảm thấy khó chịu đầu tiên chứ chưa nói đến người xung quanh. Hơn nữa, quần áo bị mốc còn làm mất thẩm mỹ, đồng thời dễ hỏng chất liệu vải, phải bỏ đi.
Việc mặc quần áo chứa vi khuẩn, nấm mốc còn có thể gây ra ngứa ngáy, dị ứng trên da. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn và nấm mốc từ quần áo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người mặc.
2. Phơi quần áo đúng cách
Phơi quần áo dưới ánh nắng là tốt nhất, vừa dùng nhiệt độ tự nhiên, thân thiện với môi trường làm khô quần áo, vừa giúp diệt vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho quần áo sạch sẽ và thơm tho hơn.
Tuy nhiên, một số loại quần áo như đồ thể thao, đồ lụa hoặc đồ có màu sắc dễ phai... lại không thích hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Với những loại này, bạn nên phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ chất liệu và độ bền của vải.
Các loại quần áo như đồ của trẻ nhỏ, đồ lót và quần áo làm từ chất liệu cotton, vải lanh phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng nhất. Bởi vì:
- Quần áo tr.ẻ e.m: Da trẻ rất nhạy cảm nên quần áo của trẻ cần được diệt khuẩn và khử trùng kỹ càng. Phơi dưới ánh nắng sẽ giúp diệt vi khuẩn hiệu quả, mang lại sự an toàn và lành mạnh cho bé khi mặc.
- Đồ lót: Vì đây là trang phục mặc sát cơ thể nên việc khử trùng rất quan trọng. Khi phơi dưới nắng, cần lưu ý không lộn mặt trong ra ngoài để tránh bụi bẩn và vi khuẩn có hại bám vào.
- Quần áo cotton và vải lanh: Các loại vải này ít bị biến dạng và phai màu nên dù phơi dưới nắng cũng không ảnh hưởng đến chất lượng vải, giữ được độ bền và tính thẩm mỹ lâu dài.
Ngược lại, các loại quần áo như đồ lụa, vải chiffon, đồ cotton và đồ len không phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng:
- Đồ lụa: Lụa dễ bị đứt sợi và phai màu khi phơi ngoài nắng, làm mất đi độ bền và vẻ đẹp vốn có của vải.
- Vải chiffon: Loại vải này mềm mại, nhẹ nhàng, dễ bị hư hỏng nếu phơi dưới nắng vì nắng gắt có thể khiến vải bị giòn và nhanh rách.
- Đồ cotton: Dù cotton là chất liệu bền nhưng nếu phơi lâu dưới ánh nắng, đồ cotton có thể phai màu, chuyển vàng hoặc đỏ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang phục.
- Đồ len: Len dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh nắng, làm hư hỏng lớp màng dầu tự nhiên trên bề mặt sợi len, từ đó giảm độ bền của sản phẩm.
Vì vậy, với những loại trang phục này, nên phơi ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ độ bền và giữ màu sắc tươi mới.
3. Làm gì khi quần áo phơi trong bóng râm bị ám mùi?
Nếu quần áo phơi ở nơi không thông thoáng hoặc vào những ngày mưa ẩm thì rất dễ sinh mùi khó chịu. Ngoài việc giặt lại, bạn còn có thể áp dụng một số cách khác, tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi là điều "không hề dễ."
Dưới đây là một số cách giúp giảm mùi hôi cho quần áo:
- Dùng nước xả vải: Giặt lại quần áo với nước xả vải có thể giúp khử mùi và mang lại hương thơm dễ chịu.
- Phơi lại dưới ánh nắng nhẹ: Nếu trời nắng trở lại, bạn có thể phơi quần áo dưới nắng nhẹ để diệt khuẩn, giúp quần áo thơm tho hơn.
- Dùng giấm hoặc baking soda: Khi giặt lại, bạn có thể thêm một ít giấm hoặc baking soda vào nước giặt để khử mùi.
- Dùng máy sấy: Nếu có máy sấy, sử dụng chế độ sấy nóng nhẹ để loại bỏ hơi ẩm còn lại và mùi khó chịu.
Những biện pháp này có thể giúp cải thiện mùi hôi nhưng để quần áo không bị ám mùi, việc phơi ở nơi thoáng gió là tốt nhất.
Các loại chất khử mùi, chất hút ẩm trên thị trường chỉ giúp giảm mùi tạm thời mà không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và vi khuẩn. Ngay cả khi phơi lại dưới ánh nắng, mùi vẫn có thể không hết hoàn toàn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giặt lại quần áo.
Để tránh tình trạng quần áo bị ám mùi khi phơi trong bóng râm, cần chọn loại chất giặt tẩy phù hợp và giặt thật kỹ để đảm bảo quần áo được làm sạch hoàn toàn.
Khi phơi, hãy treo quần áo ở nơi thông thoáng và để khoảng cách giữa các món đồ đủ rộng để không khí lưu thông dễ dàng, giúp tăng hiệu quả khi phơi trong bóng râm.
4. Phương pháp thay thế phơi quần áo
Nếu bạn sống ở chung cư cao tầng hoặc nhà trọ nhỏ thì khá khó để tìm một nơi có ánh sáng đầy đủ để phơi quần áo. Nhiều căn hộ chỉ có ban công bé xíu, ánh sáng trong ngày "thoắt ẩn thoát hiện" nên không thể tận dụng được nắng để phơi. Vào những ngày mưa hay đặc biệt là mùa nồm thì càng khó.
Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp thay thế phơi quần áo truyền thống dưới đây:
Dùng máy sấy quần áo
Sau khi giặt, bạn có thể sử dụng máy sấy để làm khô quần áo. Máy sấy hoạt động bằng cách thổi khí nóng, giúp quần áo khô nhanh hơn.
Ngoài việc làm khô, nhiệt độ cao còn giúp diệt khuẩn và khử trùng quần áo được làm sạch sẽ 1 cách an toàn, không hại da khi mặc lên người.
Dùng máy hong khô quần áo
Máy hong khô có chức năng tương tự như máy sấy nhưng giá cả thường phải chăng hơn, phù hợp với người muốn tiết kiệm chi phí. Máy hong khô cũng sử dụng gió nóng để làm bay hơi nước trong quần áo, giúp khô nhanh và hạn chế mùi ẩm.
Cả hai thiết bị này đều là giải pháp thay thế hiệu quả cho việc phơi quần áo, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Thêm chất khử trùng, diệt khuẩn
Phơi dưới nắng không chỉ để làm khô nhanh mà còn nhằm mục đích khử trùng, diệt khuẩn. Khi giặt quần áo, bạn cũng có thể cho thêm các loại chất khử trùng hoặc diệt khuẩn để diệt vi khuẩn, virus trên bề mặt vải. Nhờ vậy, ngay cả khi không phơi dưới ánh nắng, quần áo vẫn giữ được sự sạch sẽ và vệ sinh.
Sử dụng quạt điện hoặc máy sấy tóc
Quạt điện có thể giúp đẩy nhanh tốc độ khô của quần áo bằng cách tăng cường luồng không khí để quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của quạt lại không bằng máy sấy chuyên dụng. Máy sấy tóc cũng có thể tạo ra luồng khí nóng để làm khô, nhưng chỉ phù hợp khi cần hong khô một lượng nhỏ quần áo do giới hạn về công suất.
Chọn cách phơi quần áo đúng sẽ giúp bảo vệ chất liệu vải, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu không tiện phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, bạn dùng máy sấy quần áo cũng là lựa chọn tốt. Có thể tham khảo các loại máy sấy quần áo "okela" đưới đây:
Tủ vải sấy quần áo thông minh
Tủ sấy quần áo gấp gọn
Máy sấy quần áo thông hơi Coex
Máy sấy thông hơi Galanz
Đống quần áo treo trước cửa phòng KTX n.ữ sin.h khiến cả trường giật mình sợ hãi Nhiều người không hiểu vì sao những trang phục này lại xuất hiện ở đây. Mới đây, một n.ữ sin.h Trung Quốc được phen "tá hỏa" khi đang đi dạo trong sân trường thì thấy chỗ phơi quần áo trong một phòng KTX treo đầy quần áo tr.ẻ e.m. Lúc đầu, cô bạn khá bất ngờ, tuy nhiên sau một hồi định hình,...