Chuyện thật như đùa: Bỏ ra 23 tỷ để mua SIM khủng “8 con số 9″
Một doanh nhân trong lĩnh vực kinh doanh SIM số đẹp đã bỏ ra gần 1 triệu đô la Mỹ để sở hữu “ siêu SIM” 0909999999.
Ông Tài và ông Phương trong buổi giao dịch SIM 0909999999.
Thị trường SIM mấy hôm nay trở nên xôn xao, náo loạn với thông tin chiếc “siêu SIM” 0909999999 do ông Mạnh Tài, doanh nhân trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã bán thành công cho ông Thái Minh Phương, một doanh nhân chuyên kinh doanh sim số đẹp. Theo VTC, giá trị “siêu SIM” này được giao dịch là 1 triệu USD (tức hơn 23 tỷ đồng).
Trước khi về tay ông Phương, chiếc SIM này được ông Tài mua lại từ một đại gia bất động sản ở Ninh Bình vào năm 2016.
Theo chủ nhân mới của chiếc “siêu SIM” này, SIM “thất quý cửu đỉnh thiên vương” không chỉ mang lại ý nghĩa hưng vượng mà còn mang ý nghĩa trường tồn vĩnh cửu. Đây cũng là SIM số có giá trị chuyển nhượng cao nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Được biết, chiếc SIM 09099999999 lần đầu ra công chúng trong buổi đấu giá từ thiện “Một trái tim, một thế giới” năm 2005. Người chiến thắng được chiếc SIM này là ông Nguyễn Phước Thịnh, doanh nhân người Hải Dương đã phải trả 680 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian, chiếc “siêu SIM” này là xuất hiện tại một buổi đấu giá từ thiện của Hội chữ Thập đỏ TPHCM với giá khởi điểm 190 triệu đồng. Danh hài Tấn Beo được biết là người tặng chiếc SIM cho Hội chữ Thập đỏ TPHCM để đấu giá. Nhưng phía danh hài cho biết anh chỉ đại diện tặng dùm chứ không phải chủ sở hữu.
Theo một số nguồn tin, chiếc “siêu SIM” này cũng có một hành trình đáng chú ý và gian nan khi phải trả qua đến 5 đời chủ, từ Hải Dương, đến Sài Gòn rồi về Cần Thơ…
Theo Dantri
Mẹo mua hàng online giá rẻ
Tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm, hình ảnh hàng hóa là thật hay chỉ mang tính minh họa, cẩn trọng với các dịch vụ phụ thu... sẽ giúp người tiêu dùng sở hữu những món hàng qua mạng với giá hời.
Chị Linh, ở quận Bình Thạnh rất thích mua qua mạng vì hàng ít bị đánh thuế, không cần chi phí thuê mặt bằng nên giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng thông thường, nhưng không phải món hàng nào chị cũng mua.
Trước tiên, chị tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm, xem giá trị các món hàng niêm yết với giá đó có phù hợp không. Nếu quảng bá quá tốt nhưng giá lại rẻ ngoài sức tưởng tượng thì đó có thể là hàng nhái, kém chất lượng. Kinh nghiệm của chị là không ham rẻ mà vào trang web của những đơn vị sản xuất mặt hàng đó để kiểm tra các thông số liên quan đến sản phẩm. Nếu hàng chính hãng, chị mới xác nhận lại các thông tin như: tính năng, kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện đi kèm...
Chị ví dụ, khi mua áo quần qua mạng, người bán đăng thông tin đó là hàng hiệu của một hãng nổi tiếng nhưng giá chỉ vài trăm nghìn. Điều này là vô lý. Do vậy, để biết rõ thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng cần vào website của chính công ty đó hoặc đơn vị phân phối sản phẩm xem có chương trình khuyến mãi nào không và so sánh giá cả để có quyết định đúng đắn.
Ngoài ra, khi mua hàng online, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về người bán. Có nhiều cách để kiểm tra người bán hàng xem họ có phải làm ăn đàng hàng. Đầu tiên là hỏi bạn bè xem có ai đã từng mua ở trang web hay diễn đàn đó, chất lượng ra sao, xem số lượng khách hàng của họ nhiều hay ít... Mặt khác, không nên thanh toán 100% số tiền khi chưa biết rõ người bán là ai, người tiêu dùng cần tìm hiểu về người bán bằng cách kiểm tra số điện thoại cố định, địa chỉ, phản hồi của khách hàng về người bán đó.
Nhiều người tiêu dùng ham giá rẻ nhưng lại không tìm hiểu kỹ về sản phẩm nên dễ bị mất tiền oan khi mua hàng qua mạng. Ảnh: Hồng Châu
Chị Lan, ở quận 5 cho biết thêm là cần xem kỹ hình ảnh người bán đăng, liệu đó có phải hình ảnh thật của món hàng hay chỉ mang tính minh họa. Thông thường những mặt hàng này cũng rất ít có nhãn mác đàng hoàng nên người dùng đôi khi mua nhầm hàng Trung Quốc nhưng lại nghĩ hàng Việt. Không những thế nhìn mẫu mã trên mạng thì đẹp nhưng khi nhận hàng không như mong muốn nên đôi khi khách mất tiền oan vì hàng không sử dụng được.
"Có lần tôi mua một cái áo sơ mi giá 250.000 đồng, nhìn áo qua ảnh trông rất đẹp mắt nhưng khi nhận hàng, chất liệu áo không được như mong đợi mà kiểu cũng chỉ na ná chứ không đẹp như trong hình, mặc vào không hợp, cuối cùng mang đi cho chứ không mặc", chị Lan nói. Do vậy, chị Lan khuyên, với đồ thời trang, cần chắc chắn về kích cỡ, màu sắc (đồ thời trang qua ảnh thường đẹp hơn rất nhiều so với sản phẩm thật). Riêng với thực phẩm, cần biết rõ về hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ.
Chị Thuận, tại quận Thủ Đức chia sẻ thêm, đối với một số mặt hàng như vé máy bay giảm giá qua mạng, người tiêu dùng nên chú trọng tới phương thức thanh toán và các dịch vụ phụ thu. Nếu như những dịch vụ phụ thụ không cần thiết , người mua cần bỏ qua để không mất tiền. Khi sử dụng thêm dịch vụ, các loại phí sẽ chồng lên nhau và giá vé còn đắt hơn so với bình thường.
Chị Thuận kể, có lần chị săn vé máy bay đi du lịch ở Nha Trang, giá vé đăng bán ban đầu dưới 300.000 đồng nhưng khi nhấn vào nút mua thì đủ loại phí dịch vụ xuất hiện. Vì mới mua lần đầu nên chị chọn tất cả, giá vé do đó đội lên rất cao tới gần cả triệu đồng.
"Bạn bè tôi sau đó cũng mách nhau không nên nhấn chuột vào những dịch vụ không cần thiết. Từ kinh nghiệm này, tôi mua được nhiều vé giá rẻ và tiết kiệm được chi phí hơn so với bình thường. Mặt khác, nên lựa chọn phương thức thanh toán tiết kiệm thì sẽ không bị tính phí cao", chị nói. Kinh nghiệm của chị là khi đi với quãng đường ngắn không cần phải sử dụng những dịch vụ không cần thiết.
Theo vnexpress.net
10 quy tắc mọi đàn ông cần biết để mặc đẹp Nói cách khác, đây chính là 10 bước để lên kế hoạch cho một phiên bản khác của bạn, đẹp và phong cách hơn. Có vô vàn quy tắc trong cuộc sống. Và mặc đẹp là một trong số đó. Đương nhiên, ai cũng có quan điểm riêng về điều gì thể hiện bản thân họ tốt nhất, vì thứ gì tốt cho...