Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ
Về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, đài Đức Deutsche Welle nhận định rằng Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn.
Về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, đài Đức Deutsche Welle (DW) nhận định rằng đây là một chuyến đi tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ
Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ. Ảnh VOV.VN
Chuyến thăm chính thức Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mang lại cơ hội giải quyết các vấn đề đang cản trở hợp tác kinh tế song phương. Theo đài Đức Deutsche Welle (DW), chuyến đi này có thể góp phần tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ.
Deutsche Welle cho rằng hợp tác kinh tế song phương và các vấn đề an ninh khu vực dự kiến sẽ là những vấn đề hàng đầu trong sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ. Cả Việt Nam lẫn Mỹ đều nằm trong số 12 quốc gia đang thương thảo một hiệp ước tự do thương mại đa phương mang tên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hợp tác kinh tế được cả Hà Nội lẫn Washington nhìn nhận là “nền tảng và động lực” cho quan hệ Mỹ-Việt. Đây chính là điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố sau khi ký thỏa thuận “ quan hệ đối tác toàn diện” năm 2013.
Thỏa thuận TPP sẽ là trung tâm của sự hợp tác này. Thỏa thuận TPP bao gồm 12 quốc gia ven Thái Bình Dương bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam và chiếm 40% sản lượng kinh tế toàn cầu và 26% thương mại thế giới. Trung Quốc hiện đang không tham gia các cuộc đàm phán. Cơ hội và thách thức của Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư giữa các nước tham gia TPP. TPP cũng tập trung vào việc hợp lý hóa quy định và thực hiện các tiêu chuẩn chung cho việc bảo vệ đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại đã phải một loạt vấn đề, trong đó có bất đồng do tiêu chuẩn cao của Mỹ về bảo vệ sở hữu trí tuệ và các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và môi trường.
Video đang HOT
Nhà kinh tế Peter Petri của Đại học Brandeis ở Massachusetts ước tính xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng thêm 30%, lên đến hơn 270 tỷ euro, sau khi ký kết thỏa thuận TPP. Đồng thời, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng thêm 2%. Việt Nam hy vọng sẽ hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhà phân tích người Đức Erwin Schweisshelm của tổ chức phi chính phủ Quĩ Friedrich Ebert tại Hà Nội cho biết: “Điều quan trọng đối với Việt Nam là tham gia một hệ thống giao dịch có quy tắc do Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, đề ra”. Ông Schweisshelm nói thêm rằng Việt Nam ngày càng cảnh giác trước sức mạnh kinh tế và tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, vấn đề nhân quyền là một trở ngại lớn đối với việc mở rộng hợp tác an ninh giữa Mỹ và Việt Nam, ngay cả khi hai nước có nhiều điểm tương đồng về lợi ích chiến lược và địa chính trị. Hội tụ lợi ích chiến lược và kinh tế không phải là tiêu chí duy nhất của Mỹ khi hình thành quan hệ đối tác chiến lược. Chủ quyền quốc gia và chính sách đối ngoại độc lập
Khi quan hệ đối tác toàn diện được ký kết năm 2013, Việt Nam nhấn mạnh rằng chủ quyền quốc gia và hệ thống chính trị khác nhau cần phải được tôn trọng.
Nhà phân tích Schweisshelm nhận định mặc dù có nhiều khác biệt, nhưng Việt Nam vẫn có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Mỹ. Kể từ khi Mỹ thông báo chiến lược “xoay trục” sang Châu Á nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với khu vực, chính quyền Obama đang tìm kiếm thêm đồng minh, đối tác mới – ngoài các đối tác truyền thống như Nhật Bản và Philippines.
Việt Nam luôn đề cao tính độc lập trong việc định hình chính sách đối ngoại. Các tác giả báo cáo CSIS lưu ý người Mỹ nhận thức được rằng Việt Nam muốn bảo vệ chính sách đối ngoại độc lập và không có ý định tham gia vào liên minh quân sự với nước khác.
Nhà phân tích Schwesshelm cho rằng ngay cả trong trường hợp không có bất kỳ tiến bộ đáng kể nào trong lĩnh vực chiến lược, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vẫn mang lại cơ hội giải quyết các vấn đề đang cản trở hợp tác kinh tế song phương. Chính vì vậy, chuyến đi này có thể góp phần tiếp tục tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ.
Minh Châu (Theo DW)
Theo_Kiến Thức
Báo Mỹ: Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng là cơ hội lớn với Mỹ
Báo The Wall Street Journal nhận định chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng là cơ hội lớn để Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và dấu hiệu Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược.
8 giờ sáng (tức 19h Việt Nam) ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quân sự Andrews, ở thủ đô Washington D.C, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc trả lời phỏng vấn các hãng tin, tờ báo Mỹ ngày 3-7 trước chuyến thăm chính thức Mỹ - Ảnh: AP
Đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay quân sự Andrews có đại diện Chính phủ Hoa Kỳ; Đại sứ Việt Nam Phạm Quang Vinh cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo bà con người Việt tại Hoa Kỳ; các vị đại sứ, đại diện các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ.
Chuyến thăm diễn ra sau 40 năm chấm dứt chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ và 2 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm lịch sử tới nước Mỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama.
Chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam tới Hoa Kỳ là một chuyến thăm lịch sử
Một ngày trước chuyến thăm Washington, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn một số hãng truyền thông hàng đầu tại Mỹ, trong đó ông nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của nước Mỹ trong nỗ lực đa phương nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của tờ The Wall Street Journal, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục chính sách chuyển hướng chiến lược đến châu Á và nhấn mạnh vai trò của Mỹ như một đối tác quan trọng góp phần vào sự ổn định cho khu vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng hoan nghênh về việc Mỹ kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, nơi Trung Quốc ngày càng hung hăng trong việc thực thi yêu sách chủ quyền phi pháp của họ.
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tờ Guardian trước đó nhận định, chuyến thăm nước Mỹ lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nỗ lực nhằm xây dựng lòng tin và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa để cải thiện quan hệ song phương và cùng đối phó với các thách thức chiến lược, kinh tế.
Nhận định về chuyến thăm nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tờ The Wall Street Journal dẫn lời ông Jonathan London, Giáo sư tại Đại học Hồng Kông cho rằng, đó là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang cố gắng tái cân bằng chiến lược.
Trong khi đó, nước Mỹ cũng nhận ra rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một cơ hội lớn để họ có thể mở rộng ảnh hưởng và làm sâu sắc thêm sự hiện diện của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tờ báo cho biết.
Ngoài ra, chuyến thăm này cũng là cơ hội cho cả hai bên tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại song phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nó và giúp cả hai nước giảm sự phụ thuộc vào thương mại đối với Trung Quốc.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
TBT Nguyễn Phú Trọng dự lễ bàn giao chiếc Boeing 787-9 Dreamliner Chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên của Vietnam Airlines đã chính thức được hãng Boeing bàn giao dưới sự hiện diện và chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 6/7, Vietnam Airlines và Boeing đã tổ chức lễ bàn giao chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên của Hãng tại sân bay quốc gia Ronald Reagan ở...