Chuyện tăng gia ở Trung đoàn 43
Trung đoàn 43, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) đứng chân nơi biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.
Nơi đây khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu là đồi núi, đất đai cằn cỗi nên công tác tăng gia sản xuất (TGSX) của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, người dân địa phương chủ yếu làm nghề lâm nghiệp và đi biển nên nguồn cung cấp thực phẩm bên ngoài cũng hạn chế, giá thành luôn cao hơn so với mặt bằng chung.
Trước thực trạng đó, để bảo đảm tốt đời sống bộ đội, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 43 đã chỉ đạo cơ quan hậu cần đơn vị xác định những nội dung đột phá trong công tác TGSX, xây dựng lộ trình, xác định rõ thời gian thực hiện theo từng giai đoạn. Trung tá Ngô Duy Lương, Chủ nhiệm Hậu cần trung đoàn, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy trung đoàn, cơ quan hậu cần đã tham mưu cho chỉ huy thực hiện xóa bỏ vườn rau nhỏ lẻ, manh mún; tổ chức san lấp, cải tạo hàng nghìn mét vuông đất để chuyển đổi mô hình TGSX tập trung theo các ô, thửa lớn để trồng chuyên canh rau xanh theo thời vụ. Ở các thửa vườn trên cao, xa nguồn nước, đơn vị mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước tự động nhằm giảm công sức bộ đội. Cùng với đó, hậu cần trung đoàn đã quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung, xóa bỏ những chuồng trại gần bếp, gần doanh trại, vừa nâng cao hiệu quả công tác chăn nuôi, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường.
Bộ đội Trung đoàn 43 thu hoạch bí. Ảnh: VĂN DUẨN
Để chúng tôi được “mục sở thị”, Trung tá Ngô Duy Lương dẫn chúng tôi ra thăm khu ao nuôi cá lồng để “khoe”: “Lứa cá nuôi trong bè hiện đã đạt trọng lượng hơn 1kg/con, sắp thu hoạch được rồi. Nhờ mô hình nuôi cá lồng, đơn vị bảo đảm được trên 30% nhu cầu cá cho bộ đội đấy!”. Anh Lương chia sẻ thêm, thời gian trước, khi đơn vị chưa áp dụng mô hình này, chỉ thả cá theo kiểu tự nhiên nên với điều kiện mặt nước quá rộng, lượng cá thả trong ao không quản lý được. Mỗi khi bị bão, lũ tràn vào, cá trong ao ra ngoài rất nhiều, gây thiệt hại lớn cho đơn vị. Nhìn hồ nước rộng lớn mà không phát huy được hiệu quả, anh cùng các đồng đội trong Ban Hậu cần xây dựng đề án nuôi cá trong lồng bè. Sau khi đề án được chấp thuận, năm 2018, đơn vị xây dựng hệ thống lồng bè nuôi cá rộng gần 600m2 với tổng chi phí hơn 300 triệu đồng. Để mô hình phát huy hiệu quả, cán bộ Ban Hậu cần được cử ra ngoài nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng bè của người dân. Sau thời gian nghiên cứu, học hỏi, đến nay, mô hình đã cho kết quả khả quan. Các loại chép, trắm, rô phi đơn tính, cá chim… nuôi tập trung trong lồng lớn nhanh như thổi, thịt vừa chắc vừa thơm. Từ thành công của mô hình nuôi cá lồng bè, hậu cần trung đoàn tiếp tục triển khai việc nuôi ếch với phương pháp tương tự, hứa hẹn thành công cao.
Đi trên những vạt đồi được bạt phẳng làm khu vườn rau tập trung, trong cái nắng gay gắt mùa hè, tôi bỗng thấy dịu đi khi chứng kiến các luống rau trồng đủ loại vẫn tươi xanh mơn mởn. Một góc vườn là các giàn bầu, bí, mướp, su su nặng trĩu quả. Trên những bờ đất, đơn vị còn trồng thêm hàng nghìn gốc cây chuối, đu đủ, cung cấp quả tươi tráng miệng cho bữa ăn của bộ đội. Ngoài hoạt động TGSX, đơn vị hiện đang nuôi hơn 300 con lợn, hàng chục con trâu, bò và hàng nghìn con gà, vịt… Trạm chế biến của trung đoàn đã tự làm được giò, chả, giá đỗ, đậu phụ, cung cấp trực tiếp cho bếp ăn đơn vị với giá thành rẻ hơn bên ngoài từ 10 đến 15%… Với các biện pháp đồng bộ, hiện nay, Trung đoàn 43 đã tự túc được 100% nhu cầu rau xanh, cá, thịt. Nhờ đó, đời sống của bộ đội được nâng lên đáng kể, tỷ lệ quân số khỏe toàn trung đoàn luôn vượt chỉ tiêu được giao.
Ở nơi... heo ăn theo hiệu lệnh
Những tiếng kẻng vào cuối giờ chiều tại Đồn Biên phòng Ea H'leo (BĐBP tỉnh Đắc Lắc) làm chúng tôi tò mò chạy ra xem.
Hình ảnh những con heo lai lớn, nhỏ từ mé rừng lũ lượt kéo nhau chạy về khu chăn nuôi của đơn vị trông thật ấn tượng.
Càng tìm hiểu, chúng tôi càng thêm ngưỡng mộ "nghệ thuật" nuôi heo của đơn vị. Quan sát đàn heo béo, khỏe chen chúc nhau quanh máng ăn, ít ai biết rằng sau dịch tả lợn châu Phi năm 2019, đơn vị chẳng còn con heo nào. Khi bệnh dịch trôi qua, đầu năm 2020, Đồn Biên phòng Ea H'leo quyết định tái đàn với 4 heo mẹ và 10 heo con. Để những chú heo quen với điều kiện thời tiết khắc nghiệt "nắng như rang, mưa như đổ", ban đầu đơn vị cho nuôi heo tại chuồng mở, tập cho heo ăn theo tiếng kẻng. Sau khi hình thành phản xạ có điều kiện cho heo, đơn vị tiến hành thả rông, cho heo tự do kiếm ăn trong rừng, xung quanh đơn vị. Qua đó, vừa giảm được lượng thức ăn đầu tư cho heo, vừa nâng cao sức đề kháng của heo trước môi trường sống khắc nghiệt... Trong vòng 1 năm, trừ đi những con heo nhập bếp ăn và tặng đơn vị bạn làm giống, số heo hiện tại của đơn vị còn hơn 70 con.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H'leo gõ kẻng gọi đàn heo về để cho ăn bữa chiều.
Không chỉ có heo, năm qua, Đồn Biên phòng Ea H'leo còn trồng, chăm sóc hiệu quả 900m 2 rau (400m 2 trong nhà lưới, có mái che), 2ha điều, 2 ao cá, 2ha ngô, trồng mới 570 cây ăn quả, cây xanh; 40 con bò, hơn 300 con gia cầm... Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tăng gia sản xuất (TGSX) nên đơn vị duy trì bếp ăn tập trung với chất lượng bữa ăn không chỉ đúng, đủ định lượng tiêu chuẩn mà còn thường xuyên được cải thiện, nâng cao. Nguồn thu từ TGSX giúp đơn vị đưa vào ăn thêm cho bộ đội 3.500 đồng/người/ngày; mua quà tặng các đồng chí chuyển công tác, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự; mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của bộ đội; bảo đảm chế độ Tết (ăn thêm và tiền thưởng ngoài chế độ, tiêu chuẩn)... cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đại úy Nguyễn Công Thành, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Ea H'leo cho biết: Thực hiện Phong trào thi đua "Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy", những năm qua, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành nhưng đơn vị vẫn bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ SSCĐ, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới cũng như phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của đơn vị. Có được kết quả đó là do cán bộ, chiến sĩ đều nêu cao trách nhiệm trong việc đẩy mạnh TGSX, thực hành tiết kiệm; ai cũng được thụ hưởng từ kết quả TGSX. Nhờ bảo đảm tốt đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, năm 2020, quân số khỏe tham gia học tập, công tác của đơn vị đạt 98,8%.
Đắk Lắk: Di dân khẩn cấp khỏi khu vực bị sạt lở nghiêm trọng Tối 18/12, ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui (Krông Bông, Đắk Lắk) cho biết, mưa dầm kéo dài nhiều ngày qua khiến nhiều khu vực đồi núi, ven suối bị sạt lở nghiêm trọng. Đáng nói, khu vực này có đông dân sinh sống nên chính quyền phải tổ chức di dân. Chính quyền xã Cư Pui kiểm...