Chuyện sau tấm khiên chi chít lỗ đạn khủng bố Paris
Đằng sau bức hình chụp tấm khiên chi chít mảnh đạn mà cảnh sát Pháp sử dụng đêm 13.11 khi giáp mặt khủng bố, là một câu chuyện dữ dội của những khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết.
Khoảnh khắc cuối cùng trước khi nhà hát Bataclan được giải vây đã được hé lộ ngày hôm nay. Một con tin cho biết các tay súng IS tuyên bố cứ 5 phút sẽ giết một mạng người.
Tấm khiên chi chít mảnh đạn sau khi cảnh sát đụng độ khủng bố
Những kẻ khủng bố dùng chính khán giả trong nhà hát đứng án ngữ trước cửa chính và cửa sổ để làm bia đỡ đạn. Cảnh sát vũ trang đầu tiên ập vào hiện trường lúc 10 giờ tối đã miêu tả “chẳng khác gì địa ngục với hàng chục người nằm chất chồng trên sàn nhà”.
Sau hai tiếng, cảnh sát đã phá vòng vây xông vào nhà hát. Một nhóm cảnh sát lao vào căn phòng mà bọn khủng bố đang ẩn trốn. Khi bị truy đuổi trong hành lang nhà hát, chúng nã đạn xối xả, găm lên chiếc khiên 27 vết thủng lỗ chỗ.
Bức ảnh kinh hoàng hiện trường bên trong nhà hát Bataclan nơi 89 người vĩnh viễn ra đi.
Bọn chúng nói, “Chúng tao ở đây để cho bọn mày biết người vô tội ở Syria đang phải chịu đựng những gì. Chúng tao sẽ giết hết. Chúng tao muốn chúng mày biết sự đau khổ tận cùng là thế nào”.
Sebastian, một con tin trong nhà hát Bataclan, kể lại rằng bọn khủng bố muốn truyền thông phát tán hành vi tàn ác của chúng tới tất cả mọi người. Sebastian trả lời báo La Provence: “Chúng muốn nói chuyện với phóng viên. Chúng hỏi tôi có nghĩ tiền quan trọng không rồi rút ra một xấp 50 euro và bắt tôi đốt”.
“Chúng nói bằng tiếng Pháp với nhau. Một tên có vẻ là người Algeria với đôi mắt xanh dương. Rồi chúng muốn nói chuyện với cảnh sát. Chúng bắt con tin đứng sát cửa sổ. Tôi phải hét lớn để cảnh sát đừng bắn họ”.
Video đang HOT
“Chúng nói gắn đai bom quanh người và nếu cảnh sát tiếp cận, chúng sẽ kích nổ. Chúng có vẻ không được tổ chức quy củ và nói chuyện với người thương thuyết bằng điện thoại của một con tin”.
Đội cảnh sát Tìm kiếm và Can thiệp chụp ảnh cùng tấm khiên chi chít mảnh đạn sau cuộc truy quét vào nhà hát Bataclan đêm thứ Sáu tuần trước.
Bọn khủng bố sau đó đe dọa cứ 5 phút sẽ giết 1 con tin và sẽ ném xác họ qua cửa sổ. Chính điều này là lí do khiến cuộc truy quét được đẩy nhanh tiến độ và cuộc giải cứu diễn ra thành công.
“Tôi nghĩ rằng người thương thuyết đang cố thương lượng để chúng tôi có thể ra ngoài. Chúng tôi tiếp tục chờ đợi”, Sebastian nói. “Đấy là những giây phút dài nhất cuộc đời tôi”.
“Tôi trải qua mọi cung bậc cảm xúc, kể cả hy vọng và cuối cùng là chấp nhận cái chết. Bọn khủng bố yêu cầu hai người đứng làm bia đỡ đạn ở cửa ra vào nhưng cảnh sát xông vào kịp thời và không làm họ bị bắn”.
“Cảnh sát sử dụng một búa cộng lực để phá cửa và ném vào lựu đạn hơi cay. Tôi thấy một quả thứ hai sát chân tôi và linh cảm mách bảo đây là lúc để tôi chạy tháo thân. Tôi chạy thục mạng. Quả lựu đạn phát nổ, khói mù mịt, tôi ngã xuống nằm cạnh chiếc búa cộng lực khi đội cảnh sát xông vào giải cứu”.
Theo Danviet
Khủng bố hoành hành ở Mali có liên quan tới Pháp?
Quân đội Mali đã phải chống lại ít nhất 3 tổ chức cực đoan nổi bật trong vài năm gần đây, tuy nhiên cuộc tấn công bắt giữ 170 con tin lần này có thể liên quan tới vụ khủng bố Paris vừa qua.
Các tay súng cực đoan vừa tổ chức cuộc tấn công, bắt giữ ít nhất 170 người tại thủ đô Bamako của Mali, nơi có sự hiện diện của quân đội Pháp - Ảnh: AFP
Các tay súng cực đoan đã bắt giữ ít nhất 170 con tin ở một khách sạn sang trọng tại thủ đô Bamako (Mali) hôm 20.11.
Nhiều khả năng đây là một cuộc tấn công do các tay súng Hồi giáo cực đoan thực hiện, theo ghi nhận của AFP. Và nếu đúng vậy, liệu nó có khả năng liên quan tới vụ khủng bố Paris hôm 13.11 qua?
Mali: Đất nước khốn khổ vì vấn nạn khủng bố
Mali là một nước có lãnh thổ nằm trọn vẹn trong đất liền, thuộc Tây Phi. Mali từng là thuộc địa cũ của Pháp trước khi giành độc lập năm 1960, có tên chính thức là Cộng hòa Mali.
Là một nước có tới 90% là người Hồi giáo, Mali cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn sắc tộc và chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa cực đoan muốn áp đặt luật Sharia (của người Hồi giáo) thay thế chính phủ hiện hành.
Mali đang phải chiến đấu với ít nhất 3 tổ chức cực đoan lớn mạnh ở phía bắc nước này, trong đó có các tay súng liên kết với al-Qaeda - Ảnh: Reuters
Các cuộc khủng bố tại Mali có thể nói bùng phát mạnh mẽ từ tháng 1.2012, thời điểm diễn ra cuộc nổi dậy lớn của phiến quân gồm những người du mục Tuareg. Họ liên kết với tổ chức Phong trào Giải phóng dân tộc Azaward (MNLA), nắm quyền kiểm soát phía bắc Mali và ly khai thành một nhà nước độc lập Azaward, mặc dù Mali và quốc tế không công nhận.
Tuy nhiên chỉ 2 tháng sau, Azaward bị các nhóm Hồi giáo cực đoan lật đổ. Ansar Dine (hay Ansar al-Din) và nhánh al-Qaeda có tên al-Qaeda Hồi giáo ở Maghreb (AQIM) đã thay vào đó chiếm lĩnh khu vực của Azaward và bắt đầu áp đặt luật Sharia nghiêm ngặt ở đây.
Bất chấp có sự can thiệp của lực lượng Liên Hiệp Quốc và Pháp, các tay súng Hồi giáo vẫn tiếp tục hoành hành và tràn vào phía nam vào đầu năm 2015.
Ngày 6.3.2015, các tay súng cực đoan đã bắn chết 5 người, trong đó có 2 người châu Âu, trong một nhà hàng ở thủ đô Bamako. Những xác chết được rải rác bên ngoài một hộp đêm nổi tiếng ở thành phố sau khi cuộc tấn công diễn ra xuyên đêm, theo Daily Mail.
Hồi tháng 8 qua, một cuộc tấn công khác được cho liên quan tới các nhóm al-Qaeda ở thị trấn Savare, cách Bamako khoảng 600 km về phía đông bắc đã làm chết 4 binh sĩ, 5 nhân viên Liên Hiệp Quốc và 4 kẻ tấn công, theo Reuters.
Bất chấp chính phủ và phiến quân đã ký kết các hiệp ước ngừng bắn, lính Pháp và Liên Hiệp Quốc vẫn hiện diện trên toàn đất nước Mali vì các cuộc tấn công không có dấu hiệu thuyên giảm.
Dấu chân người Pháp
Cuộc tấn công bắt giữ ít nhất 170 con tin hôm 20.11 đến không lâu sau khi nước Pháp trải qua vụ khủng bố làm chết ít nhất 129 người ở Paris.
Daily Mail cho biết có nhiều ý kiến lo ngại vụ việc ở Mali lần này có khả năng lấy "cảm hứng" từ cuộc tấn công Paris, vì khách sạn ở Bamako là nơi Pháp cũng đóng quân để phối hợp thực hiện các cuộc không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq.
Quân đội Pháp vẫn hiện diện tại Mali sau khi mở "Chiến dịch Sarval" vào năm 2013 - Ảnh: Reuters
Trên thực tế, từ sau khi rút khỏi Mali năm 1960, Pháp vẫn giữ mối quan hệ quân sự khá đặc biệt với thuộc địa cũ này.
Trong đợt Azaward nổi loạn năm 2012 và bị các lực lượng phiến quân lật đổ, Pháp đã can thiệp khi mở "Chiến dịch Serval" vào tháng 1.2013. Từ ấy đến nay, quân đội Pháp và Liên Hiệp Quốc vẫn được giữ ở Mali, chủ yếu chống lại 3 lực lượng cực đoan gồm: Ansar al-Din, AQIM (al-Qaeda) và cả những tay súng nổi dậy Tuareg.
Ngày 14.11, Bloomberg có bài viết cho rằng cuộc tấn công Paris là cái giá Pháp phải trả cho những hoạt động quân sự trải dài từ Syria đến các nước Tây Phi.
Vào năm 1995, các phần từ Hồi giáo cực đoan ở Algeria cũng đã đánh bom làm chết 8 người và bị thương 200 người ở Paris, như một sự "trừng phạt cho việc ủng hộ chính phủ trong những nước có nội chiến", theo Bloomberg.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
'Tôi là người Hồi giáo. Hãy ôm tôi' Một thanh niên Hồi giáo đã tự bịt mắt và ra đứng giữa đường phố Paris để xin những người xa lạ ôm anh. Và rất nhiều người đã làm như thế khi nỗi đau khủng bố Paris vẫn đang nhức nhối. Họ đều là người Pháp! - Ảnh: Reuters "Tôi là người Hồi giáo và tôi bị cho là khủng bố. Tôi...