Chuyện những người “vác tù và” ở Vĩnh Long
Mỗi Tổ trưởng (TKVV) thạo việc, nhớ mặt, nhớ tên, hiểu hoàn cảnh từng thành viên do mình quản lý không chỉ thể hiện họ được bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng đến đâu, mà còn thể hiện tấm lòng của họ vì hàng xóm láng giềng, vì sự phát triển của cộng đồng, của làng quê nơi họ đang sống…
Bám từng nhà, rà từng người
Đó là một phần chia sẻ của ông Dương Quyết Thắng – Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH khi đi thăm hộ ông Hồ Hoàng Thái ở ấp Tân Thới. Đây là hộ gia đình khó khăn của xã Tân Hạnh nhưng có ý chí tự lực vươn lên khi được vay vốn chính sách. Gia đình ông Thái vừa mới vay 45 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ cận nghèo của Ngân hàng CSXH và sử dụng ngay số tiền đó mua máy may và nguyên liệu để mở một cửa hàng đồ da nho nhỏ phục vụ bà con trong và ngoài ấp.
Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng (ngoài cùng bên phải) trao đổi với các Tổ trưởng Tổ TKVV tại điểm giao dịch xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Ảnh: H.H
“Với số tiền đó, nếu người khác sẽ là không lớn, nhưng với vợ chồng tôi, đó là một cơ hội thay đổi cuộc đời” – ông Thái tâm sự. Giờ đây, mỗi ngày vợ chồng ông cũng kiếm được ngót 200.000 đồng từ việc may, sửa túi da, cặp sách đến cả dây lưng…
Nhưng trong “mối duyên” giữa gia đình ông Thái và Ngân hàng CSXH không thể không kể tới vai trò của Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp Tân Thới là bà Phạm Tuyết Lệ. Ngoài 60 tuổi, hơn 10 năm qua vẫn nhiệt huyết say sưa với công việc làm tổ trưởng để “góp sức cùng bà con chòm xóm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình”. Khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH hỏi bất kỳ về các thành viên trong Tổ TKVV do bà phụ trách (54 hộ vay), không cần giở sổ sách, bà Lệ có thể kể vanh vách thông tin về các hộ vay và đường đi của đồng vốn.
Video đang HOT
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong mô hình hoạt động đặc thù của Ngân hàng CSXH, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác vốn vay có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải vốn chính sách đến với người dân và những Tổ TKVV chính là “cánh tay nối dài” quan trọng – nơi người dân lần đầu tiếp cận vốn chính sách và cũng là nơi họ duy trì quan hệ thường xuyên với Ngân hàng CSXH. Chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn ngày càng cao không thể không kể đến sự cố gắng, nỗ lực của những tổ trưởng, trong đó, có hàng trăm người đã gắn bó với hoạt động tín dụng chính sách 16 năm qua. Ngay trong buổi làm việc của đoàn khảo sát thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại xã Tân Hạnh – Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Vĩnh Long quan tâm khen thưởng động viên những Tổ trưởng Tổ TKVV năng động, tận tâm, tận tụy; tổ không có nợ quá hạn phát sinh và luôn vì sự nghiệp tín dụng chính sách – xã hội.
Đánh giá hoạt động của Tổ TKVV giai đoạn 2002 – 2017, Ngân hàng CSXH nhận định, nhờ tổ chức thành công mạng lưới các Tổ TKVV đến từng thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố… áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến từng người vay, giao dịch tại Điểm giao dịch xã nên trong 16 năm qua, Ngân hàng CSXH đã chuyển tải hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng nhanh chóng, an toàn, bảo đảm công khai, dân chủ.
Theo Danviet
Giá heo hơi trong tuần: miền Bắc lên nhẹ, hai miền Nam Trung giảm mạnh
Trong tuần qua ghi nhận giá heo hơi tại hai miền Nam - Trung khá ảm đạm khi liên tục giảm còn miền Bắc thì khởi sắc với một số địa phương nhích nhẹ lên.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng, giá heo hơi tại khu vực miền Nam trong tuần ghi nhận nhiều địa phương đi xuống. Cụ thể, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Long An giảm với mức 2.000 đồng/kg, Hậu Giang ít hơn với mức 1.000 đồng/kg.
Đến cuối tuần, giá heo hơi Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Vũng Tàu đang ghi nhận trong khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang giao dịch với mức 50.000 đồng/kg còn tại Long An, Cà Mau, An Giang giá heo hơi dao động trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Nhìn chung, khu vực miền Nam đang giao dịch heo hơi trong khoảng 48.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam và miền Trung ảm đạm trong tuần qua. Ảnh minh họa
Theo Đời sống & Pháp lý, giá heo hơi tại miền Bắc trong tuần ghi nhận sự khởi sắc khi nhiều địa phương tăng giá. Cụ thể, Hưng Yên tăng với mức 2.000 đồng/kg, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình ít hơn với mức 1.000 đồng/kg. Địa phương duy nhất giảm giá là Hải Dương với mức 2.000 đồng/kg.
Đến cuối tuần, giá heo hơi tại Hải Dương ở mức 41.000 đồng/kg còn Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nam và Thái Nguyên ghi nhận mức giá 42.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ ở mức 43.000 đồng/kg; Nam Định ở mức 44.000 đồng/kg còn ở Ninh Bình Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái dao động trong khoảng 45.000 - 46.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc đang có mức giá phổ biến trong khoảng 42.000 - 44.000 đồng/kg.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng, giá heo hơi tại khu vực miền Trung sau hai ngày đầu tuần ổn định thì bất ngờ sụt giảm khá mạnh trong những ngày tiếp theo. Trong đó, Thừa Thiên Huế là địa phương giảm mạnh nhất với mức 6.000 đồng/kg; Quảng Trị giảm 4.000 đồng/kg; Hà Tĩnh, Bình Định giảm 2.000 đồng/kg còn Lâm Đồng giảm 1.000 đồng/kg.
Địa phương duy nhất ghi nhận sự tăng giá là Bình Thuận với mức 1.000 đồng/kg.
Các địa phương khác ở khu vực Bắc Trung Bộ không đổi với mức giá đang dao động trong 42.000 - 45.000 đồng/kg với Thừa Thiên Huế ở mức thấp nhất còn Nghệ An, Thanh Hóa đang ở mức cao nhất.
Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, giá heo hơi nằm trong khoảng 41.000 - 48.000 đồng/kg với Bình Định ở mức thấp nhất còn Bình Thuận đạt cao nhất với 48.000 đồng/kg.
ANH DŨNG
Theo TGTT
Né đám đông để về quê nghỉ lễ Được nghỉ Tết dương lịch 2019 từ chiều hôm qua (28.12) nhưng nhiều người vẫn cố nán lại và chọn cho mình cách về quê nghỉ lễ né đám đông ngột ngạt ở ngoài đường lộ hay chen chúc chật chội ngoài bến bãi. Sáng ngày 29.12, trên Quốc lộ 1A, đường xá thông thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe...