Chuyện những người trở về từ “địa ngục”
Nghĩ sao làm vậy, tôi quyết định xin đi cai nghiện. Được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, cùng ý chí nghị lực của một con người quyết tâm làm lại cuộc đời, tôi đã vượt qua được cám dỗ của ma túy”, Dũng tâm sự.
Tài năng thể thao sa ngã
Đó là anh Trần Văn Dũng (quê xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) khi trò chuyện với chúng tôi về quãng thời gian anh đoạn tuyệt với ma túy trở thành người có ích cho xã hội.
Sinh ra trong một gia đình công nhân có 4 anh em, từ nhỏ Dũng đã được bố mẹ nuôi ăn học tử tế. Vốn có năng khiếu về thể thao, Dũng quyết tâm theo đuổi niềm đam mê. Năm 1989, khi còn đang là học sinh của trường năng khiếu Thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa, Dũng là một vận động viên bắn súng tài năng được cử đi tập huấn tại Hà Nội. Trải qua những cố gắng vươn lên, năm 1990, Dũng chính thức gia nhập đội tuyển bắn súng quốc gia, niềm vui nhân đôi khi Dũng thi đỗ vào trường Đại học Thể dục – Thể thao ở Từ Sơn.
Trong Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc diễn ra tại Hà Nội, Dũng đã đoạt Huy chương vàng môn bắn súng, trở thành niềm tự hào không chỉ của đoàn thể thao Thanh Hóa mà còn là niềm hy vọng của thể thao nước nhà. Năm 1997, Dũng khi đó là vận động viên môn bắn súng của đoàn thể thao Việt Nam tham gia Seagame 19 tại Inđônêxia và đạt Huy chương bạc. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp đại học, Dũng xin về Sở Thể dục, thể thao Thanh Hóa để đóng góp cho quê hương với vai trò là HLV. “Khi đó, mọi người nhận xét tôi là có năng lực, kỳ vọng tôi như một ngôi sao sáng”, Dũng chia sẻ.
Cuộc đời của Dũng tưởng như sẽ thênh thang và bằng phẳng khi sự nghiệp lẫn công danh đều được trải thảm đỏ, ngờ đâu…? Qua nhiều lần giao du với bạn bè, Dũng tiếp cận với ma túy, và bập vào thú chơi chết người này.
“Lúc đầu tôi nghĩ mình chỉ thử để biết, chứ không thể nghiện được, nhưng không ngờ cuối cùng, “nàng tiên nâu” đã phủ bóng đen lên cuộc đời của tôi. Dù được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khuyên ngăn, nhưng tôi không khắc phục được, liều lượng sử dụng ma túy ngày càng tăng. Tiền bạc, sức khoẻ cũng theo ma túy mà cạn kiệt. Dù gia đình đã rất cố gắng đưa tôi đi cai nghiện, nhưng mọi chuyện bất thành” – Dũng cho biết.
Video đang HOT
Do nghiện ngập ma túy không đáp ứng được yêu cầu của một HLV, Dũng đã xin về công tác tại huyện nhà và giảng dạy tại một trường cấp 2. “Biết tôi bị nghiện, nhà trường quyết định không nhận và kiên quyết bắt tôi phải đi cai nghiện ma túy thì mới được giảng dạy. Nhiều đêm trăn trở nghĩ suy, tôi thấy mình không thể đánh mất cuộc đời như thế, mỗi lần nghĩ đến việc không được làm thầy giáo tôi lại ứa nước mắt. Tôi phải quyết tâm để không làm khổ gia đình và những người xung quanh…
Nghĩ sao làm vậy, tôi quyết định xin đi cai nghiện. Được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, cùng ý chí nghị lực của một con người quyết tâm làm lại cuộc đời, tôi đã vượt qua được cám dỗ của ma túy”, Dũng tâm sự.
Sau khi vượt qua ma túy, Trần Văn Dũng đã tìm lại được hạnh phúc. Giờ đây, khi là một giáo viên, đã có gia đình với người vợ biết cảm thông chia sẻ, cùng những đứa con ngoan; trải qua bao thăng trầm, sóng gió của cuộc đời, anh càng có nhiều suy ngẫm. Đôi khi anh giật mình, lạnh sống lưng khi nghĩ về những ngày tháng lầm lạc, đắm say cùng “nàng tiên nâu”.
Nhớ lại những ngày mê muội cùng “nàng tiên nâu”, anh Vũ Chiến Thắng vẫn không khỏi giật mình, sợ hãi. Ảnh: Sỹ Hào
“Từ bỏ ma túy tôi đã lấy lại phần…người”
Cũng tại Trung tâm giáo dục lao động số 2 (Ba Vì – Hà Nội), tôi đặc biệt ấn tượng khi gặp một chàng trai mà trước kia đã nhiều lần tìm đến cái chết trong tuyệt vọng. Anh là Vũ Chiến Thắng (Khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Anh kể, bi kịch cuộc đời của anh bắt đầu từ năm 1997 khi đó anh là lái xe đường dài, bị đồng nghiệp rủ rê vào con đường nghiện ngập. “Ban đầu tôi chỉ hút hít thôi nhưng sử dụng nhiều dẫn đến nghiện nặng, cuối năm 1998 tôi chuyển sang tiêm chích. Số tiền kiếm được dành dụm gửi hết cho… “nàng tiên nâu”. Năm 1999, tôi đã tự cai nghiện tại nhà nhưng một năm sau lại tái nghiện và kéo dài cho đến tận năm 2004, những ngày tháng ấy, gia đình tôi như sống trong bi kịch, mọi người buồn phiền, lo lắng cho tôi. Để có tiền chích hút, tôi thường xuyên đi vay, bán đồ đạc trong nhà, thậm chí lừa gạt người thân lấy tiền sử dụng ma túy. Tôi thấy mình tồi tệ khi bạn bè, người thân xa lánh, sức khỏe suy sụp. Nhiều khi suy nghĩ lại tôi thấy mình chưa đủ quyết tâm để cai nghiện ma túy. Tôi đã dùng dao cắt đầu ngón tay, lấy máu viết lên tường để thể hiện quyết tâm rời bỏ ma túy. Gia đình mua cho tôi một sợi xích to, tự tay tôi xích chân mình vào song cửa sổ rồi bẻ gãy chìa khóa vứt đi. Với quyết tâm của bản thân, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, sau nhiều tháng vật vã tôi đã qua được giai đoạn cắt cơn nghiện ma túy”.
Sau khi rời xa ma túy, Thắng quyết tâm làm lại từ đầu. Nhưng, đã mang tiếng “nghiện” cũng đồng nghĩa bị mất hết niềm tin nên tìm một việc là là điều vô cùng khó khăn. Sau nhiều trăn trở suy nghĩ, Thắng quyết định mở quán rửa xe máy tại nhà, đúng lúc này, hạnh phúc mỉm cười khi Thắng quen và lập gia đình với một cô gái học nghề cắt tóc gội đầu gần nhà. “Tôi như có thêm nghị lực sống, được tiếp thêm sức mạnh. Năm 2006, được sự giúp đỡ của người thân và bè bạn, tôi đã mở được một ki – ốt Văn phòng phẩm ở chợ Bỉm Sơn” – Thắng cho biết.
Là người thông minh, nhanh ý lại được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người, việc kinh doanh của Thắng ngày càng phát đạt. Cuộc sống gia đình ngày càng hạnh phúc nhưng với Thắng niềm vui lớn nhất là anh đã chiến thắng được ma túy, sống có ích cho xã hội. Trò chuyện với chúng tôi Thắng hồ hởi khoe: “Ki – ốt ấy tuy không lớn lắm nhưng đó là một kỳ tích của riêng bản thân tôi, nó là cơ ngơi để tôi có thể làm việc và chăm lo cho gia đình”.
Những câu “chuyện đời” mà tôi được nghe trên, một lần nữa củng cố niềm tin trong tôi rằng ở đời không có đường cùng chỉ có ranh giới, mà những con người dũng cảm luôn biết khắc phục khó khăn để vượt qua và chuộc lại lỗi lầm.
Những câu “chuyện đời” đó cũng cho thấy rằng, với những người nghiện ma túy ngoài nghị lực và sự quyết tâm của bản thân; thì tình thương của gia đình, cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, giúp họ trở lại con đường lương thiện, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo PLXH
Cuộc đời "chắp vá" của một nữ tướng cướp
Cả cuộc đời Thúy là một sự chắp vá không hoàn chỉnh, thị luôn phải sống trong sự lọc lừa, toan tính khi quyết định "bước chân" vào thế giới ngầm. Thật khó để có thể nói lời công bằng cho những lỗi lầm mà Hoàng Thị Thúy gây ra, thế nhưng nếu ai đã từng biết đến tuổi thơ bất hạnh đầy sóng gió của Thúy thì hẳn vẫn có thể dành cho thị một sự thương cảm cần thiết.
Tuổi thơ không êm đềm
Đối với người dân thành phố Vinh (Nghệ An) thì cái tên Hoàng Thị Thúy chẳng ai xa lạ gì, họ biết đến Thúy không phải bởi những chiến tích đầy tai tiếng của cô trong giới xã hội đen, mà người ta biết về thị như một sự bất hạnh đau đớn, họ đồng cảm, thương xót, và dành những tiếng thở dài não nề để nói về một nữ "tướng cướp" có tuổi thơ không êm đềm, phải gánh chịu những bất hạnh, mất mát lớn trong cuộc đời.
Ngay từ bé, Thúy đã có một tuổi thơ không êm đềm, thị phải gánh chịu nhiều bất hạnh từ một gia đình không đầy đủ. Hoàng Thị Thúy sinh ra nhưng chưa từng biết bố mình là ai, trong căn nhà ẩm thấp, xập xệ ở cái khu nhà ổ chuột của thành phố Vinh (Nghệ An), Thúy chỉ biết đến người mẹ khắc khổ, luôn tỏ ra cáu bẳn mỗi ngày. Hình ảnh về người bố qua những lời bàn tán, châm chọc của người lớn là một người đàn ông xấu xa, phụ bạc. Họ nói rằng, Thúy là con gái của một "tướng cướp" có tên, có tuổi trong giới giang hồ, mẹ của Thúy là "người tình" trong số hàng trăm người tình mà gã "tướng cướp" này có. Hắn có sở thích thay "người tình" như thay áo, và sau khi vứt bỏ những người phụ nữ mà hắn chán ghét, thì hắn vô tình coi như chưa từng quen biết. Mẹ của Thúy bị vứt bỏ, khi hắn biết người phụ nữ này đã có thai, gã "tướng cướp" không thương tình mà đuổi thẳng cổ kèm theo những lời đe dọa không được tìm đến hắn "ăn vạ". Không công ăn việc làm, lại mang mối hận với "người tình" phụ bạc, mẹ Thúy đã lao vào đời như một sự trả thù cho số phận. Bà ta quyết định đầu quân cho một nhà chứa, đánh đổi bản thân để lấy một cuộc sống dư thừa về vật chất. Chính tuổi thơ không êm ả, với những toan tính được thừa hưởng từ người mẹ khiến tính cách Thúy có phần mạnh mẽ, quyết đoán và cũng liều lĩnh không kém người mẹ mang nhiều tội lỗi của mình.
Qúa khứ của Thúy là những cơn ác mộng cho nhiều người
Sau khi mẹ Thúy bị bắt rồi đi tù cho tội buôn bán ma túy có tổ chức, Thúy được người cậu nhận về nuôi dưỡng. Cuộc sống vất vả với thói ích kỉ, chì chiết của người cậu ruột khiến Thúy ngày càng trở nên cộc cằn, thô lỗ. Cô thường xuyên trốn học bỏ nhà ra thành phố cùng đám bạn hư hỏng chơi bời, không những thế để có tiền phục vụ cho những cuộc chơi, Thúy chấp nhận "cặp kè" với những ông chủ lớn trong thành phố. Và để trở thành "chị hai", cầm đầu một nhóm cướp nhí, Thúy đã móc nối với một số đối tượng có tiền án cộm cán trên địa bàn. Có người "đỡ đầu", Thúy bắt đầu bành trướng thực hiện những phi vụ "cướp bóc", Thúy tổ chức cho đám đàn em chặn đường các học sinh trong trường để "cướp" dây chuyền, đồng hồ, thậm chí là xe đạp. Không chỉ "cướp bóc", Thúy còn nhận những hợp đồng đánh thuê theo kiểu dằn mặt. Những vụ việc mà Thúy gây ra đã làm cho các học sinh trong trường sợ hãi, ám ảnh, dấy lên các tệ nạn trong học đường, khiến sự an toàn của môi trường giáo dục bị đe dọa. Cũng từ đó tiếng tăm và những chiến tích của Thúy cứ thế được giới giang hồ biết đến như một "ngôi sao" mới nổi, năm đó Thúy vừa tròn 15 tuổi.
Để rảnh chân bước vào thế giới "giang hồ", Thúy quyết định bỏ học, bỏ nhà theo chân một đại ca có máu mặt lên biên giới Việt - Lào tạo dựng "sự nghiệp". Có lẽ đối với Thúy, gia đình từ lâu đã không còn khái niệm tồn tại, trong kí ức tuổi thơ không êm đềm, đó là một mảng tối được chắp vá không hoàn chỉnh. Vì vậy, bước chân vào giới "giang hồ", Thúy luôn nói với đám đệ tử dưới trướng, bản thân là một cô nhi, không có gì để mất. Vì thế "đại ca" Thúy luôn tỏ ra vô tình, vô nghĩa, thậm chí là máu lạnh xử phạt thẳng tay đám đệ tử chẳng may mắc phải những lỗi lầm đáng tiếc. Một trong những hình phạt man rợ nhất mà Thúy áp dụng chính là "cắt thịt, xát muối", sự răn đe khắt khe của Thúy khiến cho nhiều tên đệ tử sẵn sàng bỏ rơi thị chạy về núp bóng dưới trướng "đại ca" khác. Mặc dù là một tay chơi trong thế giới "ngầm", chẳng thứ vui xa xỉ nào mà "đại ca" Thúy chưa từng "nếm" qua. Thế nhưng khi bước chân vào thế giới của các anh chị "cộm cán" "ông trùm" của những "ông trùm" Thúy mới thật sự được mở rộng tầm mắt. Không những nổi tiếng về độ chơi, độ lì, giang hồ xứ nghệ còn nổi tiếng với những vụ đánh chém, giết cướp tầm cỡ. Lần đầu tiên trong đời làm "tướng cướp", Thúy được tận mắt chứng kiến những món hàng nóng "khủng" như K59, súng Rulo... Có lẽ chính sự chịu chơi, độ lì và cả sự "máu lạnh" mà Thúy có, mà thị nhanh chóng chiếm được "cảm tình" của nhiều đại ca cộm cán ở xứ Nghệ như: Hiếu "Vinh", Linh "cột", Hiếu "Vượng"... Dưới sự "đỡ đầu" của những ông trùm lớn, chỉ trong thời gian ngắn, Thúy đã thu nhận dưới trướng của mình hàng chục tay đệ tử có tiền án, tiền sự, nổi tiếng về độ liều lĩnh, máu lạnh. Sau khi được ông "trùm" Hiếu "Vinh" tin tưởng giao cho quản lý một số địa bàn làm ăn lớn, Thúy đã không phụ lòng tin tưởng của đại ca, thị ngày càng bành trướng địa bàn hoạt động, và trở nên "máu lạnh" côn đồ hơn. Có lẽ chính sự quyết đoán, hung hãn và tính khôn lỏi lọc lừa trong mối quan hệ làm ăn mà Thúy đã "gây thù chuốc oán" với không ít kẻ thù, những kẻ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đổi lấy tính mạng của Thị.
Những chiến tích và cái giá phải trả
Sau khi "trùm" Hiếu "Vinh" bị bắt, Thúy bị không ít kẻ thù "truy bắt, đuổi giết" đến tận cùng. Để bảo toàn tính mạng và cũng tìm lại con đường hoàng kim trước đây, Thúy quyết định về làm "người tình" cho đại ca là Thuận "chột". Một tên "trùm" xã hội nổi tiếng trong thế giới ngầm với những vụ buôn bán vũ khí qua biên giới. Với bản tính hiếu thắng, máu lạnh, Thúy không chấp nhận an phận làm một người tình "nhỏ". Thị khéo léo đề nghị "người tình" để được tham gia vào đường dây buôn bán của hắn, có lẽ nhờ sự thông minh, liều lĩnh mà Thúy không biết sợ khi xâm nhập vào những thị trường nguy hiểm. Không những liều lĩnh, Thúy còn tỏ ra rất cáo già, mặc dù mới bước chân vào con đường làm ăn, nhưng chưa bao giờ Thúy chịu nhận sự thua thiệt về mình. Những tay giang hồ xứ Nghệ thời đó, rất sợ phải làm ăn chung đụng với Thúy.
Con đường trở thành nữ "đại ca" của Thúy vốn đã "chông gai", nhưng để giữ vững được ngôi vị trong giới xã hội càng khó khăn hơn. Chẳng thế mà đã có hàng trăm kẻ, sẵn sàng "nhả đạn" để triệt đi ngôi vị mà Thị đang ngồi.
Nhắc đến những chiến tích của Thúy, có lẽ những tên đệ tử một thời nằm dưới trướng vẫn không thể quên được. Trong giới giang hồ xứ Nghệ năm đó, ngoài nữ "đại ca" Thúy, còn có những cái tên lớn "sừng sỏ" như: Huyền "thuốc lào", Thương "chân thọt"... cũng là những bà "trùm" có tên tuổi làm mưa làm gió trong thế giới ngầm xứ Nghệ. Mặc dù là người tình của đại ca Thuận "chột", thế nhưng trong chuyện làm ăn, thế giới ngầm xứ Nghệ có những quy ước khá minh bạch. Không phân biệt "người nhà, chức vị" chỉ có mối quan hệ "bạn hàng" và ăn chia phần trăm lợi nhuận sòng phẳng. Có lẽ vì thế mà dù đã có những tính toán lọc lừa, nhưng không ít lần Thúy phải gánh chịu những thua thiệt, bởi vốn và sức bỏ ra ít hơn so với đối tác. Thế nhưng bằng vẻ cáo già từng trải, Thúy đã nhiều lần "nẫng" hoa hồng của "bạn hàng", chính lối chơi thực dụng, không đẹp của Thúy mà nhiều "bạn hàng" chí cốt đã loại thị ra khỏi cuộc chơi.
Không chấp nhận để vuột mất khoản lợi nhuận kếch xù, Thúy táo bạo "nhờ" một băng nhóm xã hội đen khác thanh toán một số "bạn hàng" mâu thuẫn quyền lợi với thị. Có lẽ Thúy đã quá tự tin vào bản thân, đánh giá thấp đối thủ nên cái giá mà Thị phải trả cho sự "bồng bột" của mình thật chẳng rẻ chút nào. Theo bản "hợp đồng" mà Hoàng Thị Thúy kí với giới xã hội đen thì thị sẵn sàng chi trả cho mỗi "mạng người" là 150 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu để xảy ra sai sót thì Thúy là người vô can. Mặc dù thể hiện sự cáo già, ma mãnh, thế nhưng có lẽ ngay cả bản thân thị cũng không ngờ được, những họng súng mà thị bỏ tiền ra thuê để "triệt hạ" đối thủ lại chĩa về phía mình đòi mạng. Theo như nguồn tin của giới giang hồ đồn thổi thì chuyện Thúy "nhờ" xã hội đen xử lý "bạn hàng" đã bị rò rỉ ra ngoài. Trong giới giang hồ xứ Nghệ luôn có những quy định bất thành văn được quy tắc ngầm, đó là dù "bạn hàng" làm sai, thất tín như thế nào thì cũng không được phép "triệt hạ" tính mạng. Mà chỉ được phép xử lý theo quy định của bang hội, đó là để những ông "trùm" có uy tín đưa ra những mức án trừng phạt như: nặng thì bị chặt ngón tay, ngón chân, cắt tai, nhẹ thì chỉ bị phạt hành chính, bồi thưởng tổn thất cho "đối tác". Theo lý giải của một số tay "anh chị" trong giới thì buôn bán hàng hóa không liên can đến tính mạng, vì vậy khi xử phạt cũng chỉ lấy hàng để trả lại, đền bù quyền lợi cho đối phương. Vì thế, khi biết Thúy bỏ tiền thuê xã hội đen thanh toán "bạn hàng", giới xã hội đen xứ Nghệ biết Thúy đã phạm vào những quy tắc trong giới. Những kẻ đi ngược lại với những quy tắc ngầm đặt ra, đều phải tự chịu lấy hậu quả.
Chuỗi thời gian đó, Thúy luôn phải sống chui lủi, lúc thì bỏ về quê tá túc, khi bị lộ thì chạy vào Nam, có một thời gian, Thúy phải sống tha hương bên nước bạn Lào với điều kiện thiếu thốn khắc nghiệt. Sau đó nhờ "người tình" đứng ra dàn xếp, Thúy mới được trở về, nhưng cũng từ đó giang hồ xứ Nghệ không còn chỗ đứng cho thị nữa. Chấp nhận làm "người tình" nhỏ đối với Thúy chẳng khác nào là sự giam cầm, vì lẽ đó mà Thúy đã tìm đủ mọi cách để quay trở lại thế giới ngầm. Và cũng chính sự trở lại lần này mà Thúy đã phải trả một cái giá khá đắt, cái giá bằng chính mạng sống của mình.
Được người tình hậu thuẫn, Thúy bỏ vốn tự mình sang biên giới lấy hàng "trắng" về bỏ mối cho các đầu nậu. Mặc dù mới bước chân vào con đường làm ăn mới, thế nhưng Thúy đã chứng minh bản thân là một con buôn có những mánh khóe gian ngoan, xảo quyệt. Đó là thị sẵn sàng tung tiền mua heroin giá cao hơn kẻ khác nhằm thanh trừng đối thủ giành độc quyền, ngoài ra thị còn mua cả máy ép thủy lực, máy xay bột, bộ khuôn ép heroin... để tự điều chế lại ma túy cung cấp cho các đầu nậu nội địa. Với mặt hàng siêu lợi nhuận này, Thúy thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Chính lòng tham không đáy, và sự khôn lỏi, lọc lừa mà chỉ một thời gian sau, Thúy đã có không ít kẻ thù tìm đến tận địa bàn đòi tính sổ với thị.
Trong một chuyến sang biên giới gom hàng, đường dây của Thúy đã bị đối thủ "tập kích". Mặc dù được đám "đệ tử" giải vây, thế nhưng khi về gần đến cửa khẩu biên giới Kỳ Sơn Thúy đã bị một nhóm xã hội đen đón lõng bắn chết. Dường như cái chết của Thúy như đã được dự báo sẵn, vì thế nó không gây ra những xáo động lớn trong thế giới ngầm xứ Nghệ. Kết thúc buồn của nữ "đại ca" như một minh chứng cho nợ nhân quả ở đời, "có vay, có trả", "ác giả thì gặp ác báo".
Theo GiadinhVN
Con đường sa ngã của nữ sinh trong đường dây bán dâm giá 2 triệu Khi nghĩ đến cảnh ốm đau không thang thuốc của mẹ, nghĩ đến đứa em thơ và ông bố nghiện ngập ở nhà, lại thêm những lời dụ dỗ ngon ngọt như rót mật vào tai, Yến đã bị đánh gục, cô nghe theo lời chỉ dẫn của mụ tú bà nham hiểm. Hoàn cảnh túng quẫn Chỉ vừa mới đây, vào ngày...