Chuyện “những cột mốc sống” vươn khơi xuyên tết thu “lộc biển”
Những ngày Tết Canh Tý 2020, trong khi mọi người, mọi nhà sum họp, đoàn viên bên gia đình thì rất nhiều ngư dân miền Trung vẫn bám biển vươn khơi. Họ chấp nhận xa gia đình những ngày này không chỉ bởi giá hải sản những ngày đầu năm tăng cao mà vì họ không muốn vùng biên của Tổ quốc bị “lơi lỏng” dù chỉ một ngày.
Ăn tết trên biển
Những ngày cận Tết Canh Tý tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) hàng trăm tàu thuyền của các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Huế, Phú Yên… về neo đậu. Trong khi đó vẫn có rất nhiều tàu thuyền đang hối hả nhập nhu yếu phẩm để thực hiện chuyến ra khơi đánh bắt xuyên tết.
Ngư dân Võ Thế Dư bên con tàu sơn mới, hối hả chuẩn bị cho chuyển biển xuyên Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
“Hơn mười năm nay rồi, trong khi các tàu thuyền đã neo đậu để cho thuyền viên về ăn tết thì 2 tàu của gia đình tôi lại chuẩn bị cho chuyến biển mới xuất hành sát tết. Đi chuyến đánh bắt xuyên tết này, năm nào gia đình tôi và anh em thuyền viên đều có thu nhập tăng lên gấp 2 – 3 lần so với ngày thường bởi giá hải sản sau tết tăng rất cao” – thuyền trưởng Nguyễn Văn Khôi (trú huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cho hay.
Đang neo đậu tàu tại âu thuyền Thọ Quang, ngư dân Phạm Hừng (trú huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, tàu của ông vừa cập cảng Thọ Quang để bán hải sản sau chuyến đi hơn 15 ngày trên biển Hoàng Sa. Chuyến biển này vào bờ, tàu của ông Hừng không có lãi bao nhiêu, bởi lý do có rất nhiều tàu của miền Trung cập cảng bán hàng để nghỉ tết.
“Mấy chuyến biển gần đây, thu nhập của tôi và thuyền viên không được tốt. Bởi vậy tất cả đồng lòng đi chuyến biển Hoàng Sa xuyên tết này” – ông Hừng cho hay.
Chuyến biển sát tết mang nhiều hy vọng này, ngư dân Hừng đã chuẩn bị 600 cây đá cùng hàng chục tấn nguyên liệu khác với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng. “Năm nay, sát tết tổn phí thấp hơn mọi năm nên tôi sẵn sàng chi tiền bồi dưỡng cho thuyền viên cao gấp 2-3 lần ngày thường. Phần lớn tàu thuyền cũng đã nghỉ nhưng thuyền viên vẫn đi với mình nên phải động viên để họ làm việc” – ông Hừng nói.
Tại âu thuyền Thọ Quang, những ngày sát tết có rất nhiều phụ nữ ở Quảng Ngãi, Quảng Nam có mặt, làm cho không khí nơi này đầm ấm vui vẻ lạ thường. Hỏi ra mới biết, đây là những người vợ của các chủ tàu, họ tỉ mẩn với từng nhu yếu phẩm dành chồng và thuyền viên đi trên tàu như bánh chưng xanh, hạt dưa, mứt tết, bia… để đón tết đủ đầy trên biển cả.
Chị Nguyễn Thị Hoa – vợ chủ tàu Nguyễn Văn Khôi nói: “Chỉ cầu cho chuyến biển này mưa thuận gió hòa cho đáng cái công xa vợ con ngày tết của chồng em và các chú đi trên tàu”.
Video đang HOT
Những con tàu đánh bắt trên biển của ngư dân miền Trung ngày Tết Canh Tý sẽ quây quần bên nhau cùng chúc mừng năm mới. Ảnh: Đình Thiên
Nhiếu tàu sẵn sàng tiếp tế lương thực
Không chỉ có các tàu đánh bắt ra biển đợt sát Tết Canh Tý mà chuyến biển này còn có sự tham gia của rất nhiều tàu dịch vụ hậu cần. Trong đó, có những con tàu công suất lớn của gia đình ông Lê Mến (phường Thuận Phước, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Ngư dân Mến cho hay: “Ra biển dịp tết rất khác so với ngày thường, tình người trên biển gắn bó lắm. Khi mua hải sản của các tàu, chúng tôi sẵn sàng trả giá cao, không phải kỳ kèo bớt một thêm hai. Tàu vào đất liền, thương lái cũng thuận theo mà cho xe bốc hàng không tính toán chi li. Một phần là nhờ giá cả tăng, hải sản khan hiếm. Cái nữa là dịp tết đến xuân về, không khí rộn ràng, lòng người thoải mái”.
Ngư dân Mến chia sẻ thêm, tết này nếu các chủ tàu cần tiếp nguyên nhiên liệu hay cung ứng hàng hóa, ngay cả mùng 2, mùng 3 tết ông vẫn sẵn sàng cho tàu ra khơi.
“Những năm gần đây, thường năm nào tui cũng cho tàu xuất bến từ ngày mùng 2, mùng 3 tết. Những chuyến biển này không chỉ thuần túy vì kinh tế mà đó là niềm tin dành cho nhau những ngày đầu năm mới. Bạn hàng làm ăn với mình quanh năm, họ cần tiếp nhu yếu phẩm, mình phải lo cho được. Ra đó thu mua hải sản cho họ rồi tặng nhau thực phẩm hay thùng bia từ đất liền đưa ra, quý vô cùng. Gặp tàu từ đất liền ra, chủ tàu cùng thuyền viên tay bắt mặt mừng hò hét reo vui giữa bốn bề biển khơi, ấm áp lắm. Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh này, tui thấy rất thú vị và ấm lòng” – ngư dân Mến tâm sự.
Ngư dân Trần Văn Sơn (trú thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) đi trên tàu của ông Phạm Hừng, hứng khởi cho hay: “Bây giờ không như ngày xưa. Hải sản có tàu ra biển mua tận nơi, hàng hóa họ cũng cung cấp đầy đủ. Giữa biển, nhưng cũng không kém đất liền là bao”.
“Nhiều ngư dân luôn nghĩ, tết mà ở trên biển thì không có nỗi buồn nào bằng khi bốn bề là trùng khơi sóng gió vắng bóng người thân. Tuy nhiên, đối với mình thì không hẳn đã buồn đâu khi đêm giao thừa các tàu cùng đi trên biển sẽ tập trung về 1 tọa độ và neo vào nhau như 1 tàu “sân bay”, cùng nhau hú còi vang tận trời xanh rồi bật bia chúc mừng năm mới. Lúc này thường cá đã gần đầy khoang và thuyền viên bật bộ đàm gọi về chúc tết vợ con gia đình mà không quên nhắn nhủ năm mới này kinh tế gia đình mình sẽ khá hơn” – ngư dân Sơn nói.
Tự hào là “cột mốc sống trên biển”
Ngư dân trẻ Lê Văn Kháng (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) nói rằng, lý do anh cho tàu ra biển ngày tết không đơn thuần vì kinh tế. “Chuyến biển cuối năm cũ, đầu năm mới còn có ý nghĩa quan trọng hơn là chúng tôi thực sự thấy mình được đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trên biển những ngày này rất ít tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, ra biển mà thấy được lá cờ Tổ quốc, rất xúc động. Có tàu, có cờ đỏ bay lộng gió, rõ ràng chủ quyền của đất nước luôn được khẳng định dù ở hoàn cảnh, thời gian nào” – ngư dân Kháng tâm sự.
Ông Nguyễn Kim Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân TP.Đà Nẵng cho biết, riêng địa bàn Đà Nẵng, tết năm nào cũng có hàng chục tàu thuyền tham gia đánh bắt trên biển. Theo ông Dũng, những gia đình có tàu thuyền tham gia đánh bắt trên biển xuyên Tết Nguyên đán là những gia đình tiêu biểu. Ngoài việc đánh bắt thuần túy họ còn là “tai mắt” của các lực lượng chấp pháp như kiểm ngư, cảnh sát biển… trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển.
“Hội Nông dân TP.Đà Nẵng cũng như các cấp chính quyền Đà Nẵng thường xuyên động viên, hỗ trợ các ngư dân đánh bắt trên biển, nhất là những con tàu đánh bắt ngày tết. Họ chấp nhận xa gia đình để cung cấp nguồn hải sản cần thiết cho người tiêu dùng đầu tiên vì giá cả thị trường thời điểm này cao hơn ngày thường. Bên cạnh đó, vì họ yêu nghề, yêu vùng biển, yêu ngư trường của mình, không muốn bỏ trống vùng biển ngày nào” – ông Dũng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Ra quân năm An toàn giao thông 2020
Sáng ngày 10-1-2020, Thường trực Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ tổ chức Lễ ra quân Năm ATGT 2020 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự ATGT Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2020.
Đồng chí Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, kiêm Trưởng Ban ATGT thành phố trao cờ lệnh ra quân cho đại diện lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn thành phố. Ảnh: X.Đào.
Tại Lễ ra quân, đồng chí Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội toàn thành phố triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao nhất... Đồng chí kêu gọi mọi người dân đang học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn thành phố tích cực hưởng ứng, vận động người thân trong gia đình cùng nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, cùng nhau hành động có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè và toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và hạn chế nguy cơ xảy ra TNGT đến mức thấp nhất...
Đại tá Võ Văn Thăng, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ (đứng giữa) và ồng chí Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ, Phó trưởng Ban Thường trực Ban ATGT thành phố (bìa trái) trao bảng tượng trưng phân phát tài liệu tuyên truyền cho Ban 9 quận, huyện. Ảnh: X.Đào.
Năm 2019, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và người bị thương. Toàn thành phố xảy ra 101 vụ TNGT, làm chết 105 người, bị thương 27 người, so với cùng kỳ năm 2018 giảm 4 vụ TNGT, giảm 6 người chết, giảm 10 người bị thương. TNGT và ùn tắc giao thông dù được kéo giảm, nhưng chưa thật sự bền vững. Dự đoán dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, tình hình giao thông sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó đáng ngại là tình trạng vi phạm quy định về tốc độ, về nồng độ cồn, làn đường, chở quá số người quy định...
Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín trao tượng trưng tặng 500 mũ bảo hiểm cho ông Mai Minh Ngoan, Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ nhận bảng tượng trưng để Ban phục vụ công tác tuyên truyền. Ảnh: X.Đào.
Dịp này, Thường trực Ban ATGT TP Cần Thơ trao 90.000 tài liệu tuyên truyền quy định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín tặng 500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn để Ban ATGT thành phố phục vụ công tác tuyên truyền trong năm 2020.
Sau lễ ra quân, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Cần Thơ trực tiếp phát tờ rơi tuyên truyền ATGT, trật tự đô thị cho bà con tiểu thương ở chợ Tân An. Ảnh: X.Đào.
Sau lễ ra quân, Ban ATGT TP Cần Thơ và Cảnh sát trật tự Công an TP Cần Thơ trực tiếp tuyên truyền, phát tờ rơi hướng dẫn người dân và bà con tiểu thương ở chợ Tân An về Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, chấp hành tốt quy định "Đã uống rượu, bia không lái xe"...
Đoàn xe diễu hành tuyên truyền Năm ATGT 2020 qua các tuyến đường trên địa bàn quận Ninh Kiều. Ảnh: X.Đào.
Kim Xuân
Theo Cantho online
Đà Nẵng: Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp CNC Tại Đà Nẵng, các mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn, dần được thay thế bằng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại...qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Sáng ngày 2/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Hội...