Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 17: “Mối thù” giữa mật ong và tỏi
Không nên ăn tỏi sống cùng với mật ong bởi hai thứ này đối chọi với nhau sinh ra chứng trướng bụng.
Mình là ong mật, chuyên đi lấy mật hoa để tạo ra mật. Đó là nhiệm vụ chính của cuộc đời của mình. Trong đàn của mình còn có một ong chúa và hàng trăm ngàn con ong thợ.
Để tạo ra mật ong, những con ong miệt mài đi lấy mật từ hàng nghìn bông hoa.
Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong mật như mình bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Mình sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt. Mình có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để đựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.
Những chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng mình sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật như mình vào miệng của nó, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzym trong miệng sẽ chuyển hóa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản. Vì thế nó sẽ vừa dễ tiêu hóa hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ. Những chú ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa. Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần.
Loài ong bọn mình tuy nhỏ bé, nhưng cuộc sống của chúng mình rất phức tạp và có bao điều thú vị. Chúng mình không những tạo ra mật ngọt cho đời mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp và đối với việc cung cấp thức ăn cho con người. Khi bọn mình đi tìm mật chúng mình thường chuyển phấn hoa (dính trên chân) từ những cây đực sang cây cái và hiện tượng này gọi là thụ phấn trong sinh học.
Mật ong có vị ngọt tác dụng thanh nhiệt bổ trung, giải độc.
Mật của chúng mình có vị ngọt tác dụng thanh nhiệt bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương.
Ngoài ra, mật của chúng mình còn có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ axit của dịch vị và các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày, ruột.
Chúng còn có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật và một vài bệnh về thần kinh. Đây là thứ thuốc an thần giúp ngủ ngon và đỡ nhức đầu.
Video đang HOT
Mật ong còn được dùng xông hơi điều trị những bệnh ở đường khí quản (viêm niêm mạc đường khí quản), cảm lạnh (uống mật ong nguyên chất hoặc trộn với chanh/sữa), mụn nhọt.
Con người ví mật của loài ong mình là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và rất lành tính. Tuy mật của chúng mình có nhiều lợi ích đối với con người như vậy nhưng cũng có một số lưu ý. Bạn tuyệt đối không ăn mật của bọn mình với tỏi sống. Bởi mật và tỏi sống là hai thứ rất kỵ nhau do tỏi tính vi ôn, tân tán, mật ong lại cam ôn hay úng khí. Hai thứ này đối chọi với nhau tất sinh ra chứng điên cuồng hoặc uất nhiệt, trường ung, bụng trướng.
Tuyệt đối không ăn mật ong với tỏi sống.
Ngoài ra, mật của chúng mình kết hợp cùng chuối hột hoặc đậu nành sẽ gây trướng bụng, trường ung, thậm chí chết người. Hạn chế uống sắn dây cùng mật ong, mặc dù chúng không gây phản ứng nguy hiểm ngay tức khắc cho cơ thể nhưng sẽ khiến chúng ta ngứa ngáy, nóng trong người. Nếu người có thể trạng yếu, phản ứng sẽ nặng nề hơn.
Đặc biệt, với những bé dưới 12 tháng thì không nên dùng sẽ dễ gây ra dị ứng.
Phong Linh
Theo nguoiduatin
12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm
Thông thường ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu không bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể thử một số cách tự nhiên với những thực phẩm có sẵn trong bếp để giảm các triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn đối phó khi bị ngộ độc thực phẩm:
Gừng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Một cốc trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công. Bạn có thể ngậm vài lát gừng trong miệng, cách này sẽ giúp chữa triệu chứng buồn nôn.
Chanh
Để tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chanh là một bài thuốc tốt. Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống vi-rút của chanh giúp bạn giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể pha nước chanh ấm và uống dần. Nó sẽ làm sạch cơ thể bạn.
Giấm táo
Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy sử dụng giấm táo. Nhờ tác dụng kiềm hóa, giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày. Pha hai thìa giấm táo vào cốc nước nóng và uống trước khi ăn.
Cây húng quế
Loại thảo dược này là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm với đặc tính kháng khuẩn tiêu diệt vi sinh vật và giảm khó chịu ở bụng. Làm nước ép lá húng quế và cho thêm chút mật ong. Uống nước này vài lần trong ngày.
Chuối
Vì chuối là nguồn kali phong phú, nó có tác dụng chữa buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng cần những thực phẩm dễ tiêu hóa như vậy. Hãy ăn chuối để phục hồi năng lượng.
Tỏi
Nhờ tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm. Bằng cách ăn một nhánh tỏi mỗi ngày khi đang đói, bạn sẽ giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
Sữa lạnh
Sữa lạnh không chỉ giúp làm dịu dạ dày đang bị rối loạn mà còn giảm nôn và cảm giác buồn nôn.
Hạt thì là
Hạt thì là có tính kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc. Đun một ít hạt thì là và cho thêm muối vào nước này. Bạn có thể thêm một thìa cà phê nước ép rau mùi. Uống 2 lần/ngày để giảm triệu chứng ngộ độc.
Táo
Táo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng. Hãy gọt vỏ táo trước khi ăn.
Mật ong
Mật ong có nhiều lợi ích với dạ dày. Nó có tính chống vi khuẩn và chống nấm, có thể chống khó tiêu, cải thiện khả năng tiêu hóa. Bạn có thể uống một thìa cà phê mật ong mỗi ngày khi đói hoặc uống trà mật ong.
Trà bạc hà
Trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng co thắt trong ngộ độc thực phẩm. Uống từng ngụm nhỏ và nó sẽ có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.
Nước hầm gà
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần những thực phẩm như vậy để phục hồi năng lượng, duy trì nước trong cơ thể.
Theo ĐS&SK
Gan nhiễm mỡ mấy năm cũng khỏi tiệt nhờ áp dụng bài thuốc rẻ tiền từ cây nha đam theo cách này Cùng với việc làm đẹp, công dụng chữa bệnh của nha đam cũng không kém nổi tiếng trong cuộc sống thường ngày của dân ta. Một số người bị gan nhiễm mỡ uống thuốc mãi không khỏi nhưng nhờ áp dụng bài thuốc rẻ bèo từ cây nha đam mà nhận được hiệu quả bất ngờ. Thông thường thì lượng mỡ sẽ chiếm...