Chuyện người cận vệ của Bác Hồ được Tổng thống Nga Putin mời thăm Nga
Người cận vệ của Bác Hồ từng được Tổng thống Putin mời thăm Nga vào năm 2001.
Sputnik phỏng vấn một nhân vật không chỉ hiểu biết rất nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn có nhiều năm được làm việc gần với Bác. Đây không phải là quan chức cao cấp trong ban lãnh đạo Đảng, Chính phủ hay quân đội Việt Nam.
Ông là Trần Viết Hoàn, nhà sử học, cựu Giám đốc Khu Di tích Hồ Chí Minh và trước đó là cận vệ riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TS Trần Viết Hoàn nói với Sputnik: “Vào tháng 2/2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm Việt Nam. Tổng thống đã dành một buổi vào thăm Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.
Tổng thống Putin là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 đến thăm khu Di tích này và ghi Lưu bút trong Sổ vàng của Khu Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TS Trần Viết Hoàn (phải) và Tổng thống Putin. (Ảnh: Sputnik)
Với nét chữ rắn rỏi, ông Putin viết những dòng như sau: “Tôi chân thành quan tâm tới cuộc đời của người thầy vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một người mà tên tuổi đã ghi vào lịch sử toàn thế giới”.
Với cương vị là Giám đốc khu Di tích, tôi đón tiếp và giới thiệu với nhà lãnh đạo Nga về khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Tổng thống Putin và các vị khách Nga lắng nghe chăm chú và tỏ rõ sự chú ý thành kính.
Trước khi chia tay lên xe ra về, Tổng thống Putin hỏi tôi: “Khi Bác Hổ còn sống ông có có dịp gặp Bác không?”.
Video đang HOT
Tôi nói với Tổng thống Putin mình có vinh hạnh được trực tiếp bảo vệ Bác Hồ trong những năm cuối đời. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, tôi lại được Nhà nước và nhân dân giao phó cho công việc trông coi những di sản mà Người để lại nơi đây.
Nghe xong, Tổng thống Putin rất vui và nói: “Tôi mời ông và phu nhân cùng hai cán bộ sang thăm nước Nga. Ngay chiều nay, ông sẽ đi cùng máy bay của tôi sang Matxcơva”.
Rất xúc động và tự hào, ông Trần Viết Hoàn cảm ơn Tổng thống Nga về lời mời đặc biệt này và xin phép Tổng thống Putin cho ông thời gian để báo cáo với cấp trên.
Sau đó, Tổng thống Nga ủy thác cho Đại sứ Nga tại Hà Nội cùng tháp tùng thăm Khu Di tích phối hợp với Bộ Văn hóa Liên bang Nga để lên chương trình cho chuyến thăm của đoàn ông Trần Viết Hoàn sang Nga.
Và vào tháng 1/2002, nhóm các vị khách Việt Nam từ Hà Nội lên đường đến nước Nga theo lời mời cá nhân của Tổng thống Putin. Khi đến thủ đô Matxcơva, ông Trần Viết Hoàn và mọi người trong đoàn được Thứ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga tiếp đón long trọng và ân cần.
“Tôi có vinh dự được bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, lại được giao trọng trách trông nom di sản của Người.Và nhờ ơn Bác, tôi có vinh dự đặc biệt thứ hai trong đời khi được đích thân Tổng thống Vladimir Putin mời sang Nga.
Cũng nhờ nguyên thủ quốc gia Nga mà vợ tôi có cơ hội may mắn được lần đầu tiên tận mắt thấy đất nước Nga vĩ đại. Tôi và toàn thể gia đình tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ chuyến đi này”, TS Trần Viết Hoàn chia sẻ.
(Theo VTC News)
Những câu chuyện xúc động về Bác Hồ qua lời kể của một cận vệ
Được ở gần Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt mấy năm trời là may mắn lớn nhất trong cuộc đời người cận vệ năm xưa.
Lối sống giản dị, nhân ái của Bác Hồ kính yêu
Với bất kỳ ai trong cuộc đời nếu một lần từng được gặp Bác Hồ dù chỉ trong giây lát thì đều coi đó là niềm hạnh phúc của đời mình. Nhưng với ông Trần Viết Hoàn - nguyên Giám đốc Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, trong 4 năm (từ 1966-1969) được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác và ở ngay tổ bảo vệ Nhà sàn, với ông đó là một điều may mắn, vinh hạnh và cũng là ân huệ lớn nhất mà Đảng, Nhà nước đã dành cho ông.
Ông Trần Viết Hoàn.
Sau ngày Bác mất, ông Hoàn là một trong số ít những người được giữ lại làm nhiệm vụ giữ gìn di sản của Bác. Để thể hiện tấm lòng, tình cảm, trách nhiệm của mình đối với Bác và cũng là thể hiện trách nhiệm của mình đối với Đảng, với đất nước, trong 16 năm trên cương vị Giám đốc Khu di tích Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch, ông Hoàn luôn cố gắng ra sức chăm lo, giữ gìn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trường tồn cùng dân tộc.
Bao năm ở gần Bác, ông Hoàn cảm nhận một cách rõ nét về tình cảm, lối sống vô cùng giản dị và nhân ái của vị lãnh tụ đối với quần chúng nhân dân, được thể hiện cụ thể, sinh động qua việc ăn, ở, mặc của Người.
Ông Hoàn vẫn còn nhớ như in những bữa cơm đạm bạc của Bác. Cũng như mọi nhà, mọi người, mâm cơm của Bác chỉ có bát canh, quả cà, có hôm thêm lát thịt kho hay lát cá kho. Trong lúc ăn cơm, Bác không bao giờ để rơi một hạt cơm nào. Bởi lẽ, Bác biết một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hòa ở một con người.
"Trong lúc ăn cơm, không bao giờ Bác để thừa. Năm 1957, khi Bác về thăm quê và dự cơm với tỉnh, lúc đó trên bàn còn có thức ăn nhưng giao tế tiếp tục chuyển đồ ăn mới. Thấy vậy, Bác gạt tay và nói: "Khi ăn hết hãy lấy thêm, đừng để người khác ăn thừa của mình". Bác dặn khi ăn thức ăn nhà bếp sắp ra thì phải ăn hết, đừng để thừa, như thế vừa lãng phí, vừa không tôn trọng công của người làm" - ông Trần Viết Hoàn nhớ lại.
Một câu chuyện nữa ông hay kể cho mọi người và coi đó là một đức tính rất đáng học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là mỗi khi đi công tác, hay về các địa phương, Bác thường mang cơm nắm, muối vừng theo. Bác không muốn địa phương vì Bác mà tốn kém tiền tiếp đãi, bởi theo Bác tiền đó cũng là do dân đóng góp mà có.
Là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong một ngôi nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng. Phòng ở, phòng làm việc của Người vuông vắn chỉ hơn 10m2. Nơi ở của Bác không sơn son, không thiếp vàng, không ngọc ngà châu báu mà chỉ thấy ở nơi đây ý tưởng trồng cây, trồng người; chỉ thấy nơi đây chân lý dựng nước và giữ nước, thấy tinh thần toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Và chính nơi ở của Bác đã để lại đạo lý làm người cao cả: đối với người cán bộ, đảng viên cần phải cần, kiệm, liêm, chính, lời nói đi đôi với việc làm.
Những lúc rảnh rỗi, Bác Hồ lại ngồi câu cá bên ao cá cạnh Nhà sàn. (Ảnh tư liệu)
Thời gian gần đây liên tục nghe thông tin cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ có chức có quyền xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, bị xử lý kỷ luật khiến ông Hoàn rất buồn. Việc xử lý kỷ luật là điều không ai muốn, song ông Hoàn tiếc rằng, giá như cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ giữ chức vụ cao học theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thì sẽ không có những câu chuyện buồn như hôm nay, không có chuyện dân chúng mất đất đai kêu ca, không có chuyện cán bộ thăng tiến thần tốc cùng với khối tài sản khủng... "Nếu chúng ta vào nhà sàn, tham quan di sản, học đạo lý của Bác thì sẽ bớt đi những nỗi nhọc nhằn của dân" - ông Hoàn ngậm ngùi nói.
Đạo đức Bác Hồ - tấm gương soi cho muôn đời
Được ở gần Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt mấy năm trời là may mắn lớn nhất trong cuộc đời người cận vệ năm xưa. Ở bên Người, bản thân ông và các cận vệ cảm nhận rõ sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của người cha già đối với con cháu chứ không phải Chủ tịch nước với người lính... Những câu nói, hành động của Bác, ông Hoàn luôn xem đó là những bài học lớn, là kim chỉ nam định hướng tư tưởng và hành động của ông.
Một trong những kỷ niệm về Bác Hồ khiến người cận vệ Trần Viết Hoàn xúc động nhất là chuyện về chiếc áo bông của Người. Chiếc áo ấy là của người dân tặng Bác, Bác mặc rất nhiều năm, mền bông đã xẹp, rách ở vai và đã vá một lần. Chiếc áo rách lần thứ hai, phục vụ xin phép thay chiếc áo mới nhưng Bác từ chối và nói: "Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi". Ngay cả đôi tất, chiếc khăn mặt đã rách, chiếc chiếu nằm đã sờn nhưng Người vẫn không cho thay cái mới mà bảo các chú phục vụ vá lại để Bác dùng.
Đôi dép cao su dùng đã nhiều năm, quai bị tuột, đế dép đã mòn vẹt, thế nhưng Bác không cho thay đôi mới. Bác nói: "Đôi dép cũ của Bác, các chú dùng đinh nhỏ đóng vào quai cho khỏi tuột, lấy miếng cao su khác vá vào gót, như thế là thay dép mới cho Bác rồi".
Cuộc đời của Bác Hồ, từ lúc làm một anh phụ bếp trên chiếc tàu vận tải hàng hải bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, chừng mực, từ câu nói, tác phong đến tư trang vật dụng hàng ngày, từ n uống đến sở thích sống hoà mình, giản dị cùng nhân dân.
Ông Hoàn tâm sự, phong cách sinh hoạt của Bác rất đời thường nhưng vô cùng sâu sắc, là tấm gương, là cách Bác dạy bảo cán bộ một cách thiết thực nhất. Trong bối cảnh đất nước hồi đó, việc Bác sinh hoạt bình thường như cán bộ và nhân dân chứng tỏ Bác hiểu rất rõ, rất sát tình hình đời sống vật chất của nhân dân, đồng thời thể hiện tấm lòng chân thành của lãnh tụ muốn cùng chịu gian khổ với nhân dân.
"Học và làm theo gương Bác chính là học ở tấm gương trong cuộc sống đời thường hàng ngày của Bác, thể hiện chính từ phong cách giản dị, tiết kiệm, từ cách cư xử của Bác đối với mọi người. Những chuẩn mực đạo đức của Bác thể hiện ở cuộc sống đời thường là những việc làm vô cùng bình dị, ai cũng có thể làm được. Không chỉ người dân mà ngay cả các vị khách quốc tế khi đến thăm nhà sàn Bác Hồ đều rút ra nhận xét: Cụ Hồ vĩ đại bởi vì cụ sống rất đời thường" - ông Hoàn bộc bạch.
Theo cựu Giám đốc Khu di tích Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, trong điều kiện hiện nay, không phải cứ mặc áo vá, đi dép cao su là học và làm theo Bác. Cần hiểu rằng Bác sống rất phù hợp với hoàn cảnh của dân, của đất nước. Bác sống vì dân, vì đời, sống để phục vụ dân chứ không phải vì chính Bác. "Từ cuộc sống bình dị ấy, Bác Hồ đã để lại cho dân tộc một di sản vô giá: đạo đức Bác Hồ - tấm gương soi cho muôn đời mà bây giờ và mai sau học tập và noi theo" - ông Trần Viết Hoàn chia sẻ.
(Theo VOV)
Bác dạy, trong cất nhắc cán bộ không nên làm như "giã gạo" "Trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chủ tịch đã chỉ ra khoảng 50 chứng bệnh của cán bộ lúc bấy giờ. Đồng thời Bác cũng chỉ ra cách xử lý, đó là tự phê bình và phê bình - đây là thang thuốc hay nhất để sửa chữa những chứng bệnh trên" - PGS.TS Nguyễn Văn Giang - Phó Viện...