Chuyện một nhà có 3 “chiến sĩ áo trắng” chống dịch COVID-19
“Chống dịch hơn chống giặc, các con cứ vững tin đi làm nhiệm vụ nhé!” – đó là lời dặn đầy yêu thương của mẹ dành cho các con, trong đó có điều dưỡng Nguyễn Danh Quang trước khi anh lên đường vào tâm dịch Chí Linh để làm nhiệm vụ.
Với anh, đó như một sự tiếp sức mạnh mẽ, vô giá để “khó khăn nào cũng sẽ vượt qua” trong cuộc chiến chống COVID-19.
Niềm vui được tham gia chống dịch
Nguyễn Danh Quang (sinh năm 1995) là điều dưỡng “trẻ măng” của Khoa Khám bệnh và cấp cứu, Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Anh Quang là một trong những thầy thuốc được Sở Y tế Hải Dương điều động để tiếp ứng cho Bệnh viện Dã chiến số 1 đóng tại TTYT TP. Chí Linh.
Trong mắt của chàng tân binh ngành Y thì đây thực sự là một niềm vui đặc biệt. Anh Quang tâm sự: “Ngay từ đầu mùa dịch, tôi và các đồng nghiệp đã tự lên dây cót tinh thần để sẵn sàng tham chiến bất kể lúc nào nhận được lệnh. Khoảnh khắc nhận thông báo sẽ xuất phát vào Chí Linh, tôi cảm giác rất vui mừng. Mừng vì đã có cơ hội được giúp các đồng nghiệp đang vất vả những ngày qua. Mừng vì mình còn trẻ không vướng bận gia đình thì lên đường sẽ đỡ “nặng lòng” hơn các đồng nghiệp khác”.
Anh Quang (quần xanh) cùng các đồng nghiệp của Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương chụp hình lưu niệm trước khi đến Chí Linh nhận nhiệm vụ.
Những ngày này, bà con họ hàng, láng giềng ai cũng thêm phần quý và dành những lời trân trọng cho gia đình anh Quang vì “nhà có hẳn 3 chiến sĩ áo trắng tham gia chống dịch nhé!”.
Video đang HOT
Anh trai của Quang là bác sĩ Nguyễn Danh Sáng (sinh năm 1990, công tác tại Khoa Ngoại, TTYT huyện Cẩm Giàng). Chị dâu là điều dưỡng Bùi Thị Chung (sinh năm 1991, điều dưỡng Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương). Cả hai anh chị của anh đều đã tham gia công tác chống dịch từ trước Tết Nguyên đán đến nay chưa về.
Anh Quang bên chiếc xe cấp cứu quen thuộc để di chuyển, lấy mẫu tại TP. Chí Linh.
Ở TTYT Chí Linh, anh Quang nhận được nhiệm vụ đến tận từng nhà dân để lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu. Công việc bắt đầu từ sáng sớm có khi kéo dài đến 9-10h tối. Những ngày đầu, anh Quang lúc nào cũng “lâng lâng” vì say việc.
Anh kể: “Ngay từ khi được phân công công việc tôi đã hòa mình ngay vào guồng máy của các anh chị em ở TTYT Chí Linh. Trong tim tôi khi nào cũng thấy thổn thức. Thổn thức khi đọc được những dòng tin tức về tâm dịch Hải Dương, về Chí Linh. Tôi cảm thấy mình như một phần ở trong đó. Anh chị của tôi cũng tham gia chống dịch nên tôi càng cảm giác tự hào hơn”.
Gia đình đón “giao thừa Online”
Những ngày làm việc vừa qua ở tâm dịch Chí Linh, không hiếm có những lúc anh Quang và các y bác sĩ chạnh lòng. Anh Quang tâm sự: “Nhiều lúc đến nhà người dân lấy mẫu, họ chưa hiểu nên sinh tâm lý lo sợ, giận dữ mình. Rồi lại thấy những ý kiến trên mạng xã hội chưa hài lòng với công tác xét nghiệm của Hải Dương. Có hôm, nhận được yêu cầu phải lấy khẩn cấp 1.000 mẫu xét nghiệm trong một xã. Cấp trên giục liên tục, anh em làm hết sức, trời đã nhá nhem tối mà vẫn còn tận 800 mẫu. Khoảnh khắc đó, chúng tôi vừa sốt ruột lại vừa có chút chạnh lòng”.
Cảnh lấy mẫu trong đêm tại một hộ gia đình của anh Quang.
Với những người đi lấy mẫu như anh Quang thì điều vất vả nhất chính là nói chuyện, truyền đạt với bà con qua lớp đồ bảo hộ kín bưng.
Anh Quang chia sẻ: “Bộ đồ bảo hộ thì kín nên mỗi khi muốn giải thích cho bà con về quy trình lấy mẫu, gần như chúng tôi phải hét lên. Hôm nào về, anh chị em cũng cổ họng nghẹn cứng không nói ra thành lời. Nhưng nghĩ đến nhiệm vụ phía trước ai cũng thấy mạnh mẽ mà vượt qua tất cả”.
Điều dưỡng Quang trên đường chuyển mẫu xét nghiệm đến BV Bệnh Nhiệt đới TƯ.
Những ngày tham chiến vừa qua, anh Quang chỉ ngủ được trung bình khoảng 4-5 tiếng đồng hồ cho mỗi ngày. Không chỉ đi lấy mẫu xét nghiệm, anh Quang còn có nhiệm vụ giao mẫu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ.
Nhiều hôm, 3h sáng anh mới bắt đầu di chuyển từ TTYT TP. Chí Linh đi. Khoảnh khắc đi trên xe, trong bộ đồ bảo hộ ướt đẫm, phút giây nghĩ về nghề thật đặc biệt: “Ngồi trên xe, tựa đầu cạnh đồng nghiệp anh chị em nói đùa: “ Sao ông trời sắp đặt mình chọn cái nghề này nhỉ?”. Rồi lại nghĩ đến câu nói của mẹ lúc tiễn mình lên đường: “Chống dịch hơn chống giặc, các con cứ vững tin đi làm nhiệm vụ nhé”. Thế mà khóc được, nước mắt từ đâu cứ lưng tròng”.
Khoảnh khắc đón Giao thừa của bố con anh Quang.
Tết này, cả nhà đón Giao thừa cùng nhau tận 4 “điểm cầu” kết nối qua Zalo. 3 điểm cầu ở các TTYT, Bệnh viện và 1 điểm cầu có bố mẹ thân yêu. Anh Quang và anh chị của mình đều đang trong một sứ mệnh đặc biệt với nghề Y. 27.2 này các anh chị vẫn chưa thể về nhà. “Tết ngành Y” (27/2) không hoa cũng chẳng quà, nhưng như anh Quang nói: “Món quà lớn nhất của chúng tôi là bệnh nhân được khỏe mạnh. Mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân COVID-19 xuất hiện là mỗi lần mình thấy nhẹ nhõm. Họ cũng như người thân mình vậy!”.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nơi tâm dịch Hải Dương không cô đơn
Bảo vệ được bệnh nhân có bệnh nền, bệnh nhân thận nhân tạo là những yêu cầu hàng đầu trong điều trị do Bộ Y tế đặt ra tại tâm dịch Hải Dương.
Nhan vien y te đang sat khuan lai may chay than sau cac ca chay. Ảnh: BYT
Thông tin từ Sở Y tế Hải Dương, trung tâm y tế huyện Ninh Giang là một trong những cơ sở y tế tuyến huyện có số lượng bệnh nhân chạy thận nhân tạo đứng thứ 2 trong toàn tỉnh Hải Dương. Hiện trung tâm đang điều trị cho 72 bệnh nhân thuộc địa bàn 3 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.
Ở thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, 17 bệnh nhân ngoại tỉnh ở trong tình thế khó khăn khi không thể về quê.
Thấu hiểu những khó khăn này, bác sĩ Đặng Văn Nguyên - Giám đốc TTYT huyện Ninh Giang cho biết: "Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định phải quan tâm đặc biệt đến những bệnh nhân chạy thận, bệnh nhân yếu thế trong phòng chống dịch COVID-19. Bệnh nhân chạy thận ngày thường đã khó trăm bề, nay lại càng khó khăn hơn. Đối với các bệnh nhân ngoại tỉnh, chúng tôi không chỉ chú trọng đến công tác điều trị để đảm bảo an toàn, mà còn cố gắng tối đa để người dân có nơi ăn nghỉ đảm bảo hồi phục sức khỏe trong những ngày không thể trở về với gia đình".
Cac y bac si kịp thời tham hoi benh nhan. Ảnh: BYT
Bác sĩ Đặng Văn Nguyên cho biết, các y bác sĩ đã đi gặp từng nhà dân để thuê trọ cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Nhiều cán bộ địa phương sẵn sàng ứng trước tiền túi để trả tiền phòng cho bệnh nhân chạy thận. Cô giáo Phạm Thị Thuyến - hiệu trưởng trường THCS Thành Nhân khi nghe yêu cầu cũng sẵn sàng hỗ trợ, tiếp ứng cho trung tâm y tế Ninh Giang mượn phòng trong điểm trường.
Nhờ vậy, 17 bệnh nhân thận nhân tạo có chỗ ở ổn định. Một phần bệnh nhân ở nhà trọ trong dân và một phần ở tại trường THCS Thành Nhân, tạo điều kiện để yên tâm điều trị bệnh.
Chia sẻ về những ngày đặc biệt này, anh Nguyễn Hữu Sơn (34 tuổi, chạy thận đã 10 năm) cho biết: "Chúng tôi may mắn khi được ở đây trong những ngày này. Cơm thì đã có căng tin bệnh viện. Tắm giặt thì có nóng lạnh của nhà trường. Vậy là tạm ổn cho cuộc sống rồi. Đời tôi mang ơn các y bác sĩ lắm. Không có họ làm sao tôi sống được đến bây giờ".
"Lương y như từ mẫu" không phải là câu từ hoa mỹ mà là những điều chúng ta đã và đang chứng kiến ở khắp những chiến tuyến của cuộc chiến chống COVID-19 trên cả nước.
Hải Phòng khẩn cấp truy vết người liên quan 2 ca mắc COVID-19 Ngay sau khi nhận thông tin về lịch trình hai ca mắc COVID-19 quê Hải Dương, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP Hải Phòng đã huy động lực lượng truy vết F1, F2, lấy mẫu xét nghiệm. Trước đó, UBND phường Đông Khê (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) nhận được thông báo từ người dân trên địa bàn về việc, ngày...