Chuyển mạng giữ số: Giải pháp cạnh tranh hợp lý nhất cho thị trường mạng di động
Số người dùng di động Phần Lan chuyển sang mạng mới vượt xa so với các nước khác. Lí do cho hiện tượng này là trợ cấp điện thoại di động và hợp đồng thuê bao dài hạn bị cấm, quy trình chuyển đổi miễn phí và thân thiện, chiến dịch tiếp thị bài bản của các nhà mạng.
Giải pháp kĩ thuật và các quy định
Tại Phần Lan, yêu cầu về chuyển mạng giữ nguyên số ( MNP) được quy định trong Hướng dẫn dịch vụ toàn cầu thuộc Luật thị trường Truyền thông (MINTC 2003). Dựa theo luật này, Cơ quan quản lí Truyền thông (FICORA) sẽ đưa ra các yêu cầu chi tiết cho quá trình thực thi MNP.
FICORA yêu cầu phương pháp định tuyến trực tiếp phải được sử dụng trong quá trình chuyển mạng giữ số. Theo luật, các cuộc gọi, nhắn tin, tin nhắn đa phương tiện từ di động tới di động phải được định tuyến trực tiếp. Thời hạn sử dụng định tuyến trực tiếp cho cuộc gọi từ cố định tới di động là ngày 30/9/2005, còn từ cố định tới cố định là ngày 31/3/2006. Trước những ngày này, định tuyến gián tiếp vẫn có thể sử dụng.
Tất cả nhà mạng Phần Lan được yêu cầu áp dụng hệ thống “Master” để quản lí MNP. Nhằm đáp ứng quy định này, nhà mạng đã cùng nhau lập ra công ty chuyên trách để quản lí MNP. Công ty có tên Suomen Numerot Numpac Oy bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2003.
Theo Luật thị trường Truyền thông, một nhà mạng viễn thông không được thu phí người dùng khi chuyển số điện thoại đang sử dụng sang nhà mạng viễn thông khác. Tuy nhiên, các nhà mạng mất thuê bao vẫn được nhận khoản phí trả một lần tương ứng chi phí chuyển số điện thoại. Thực tế MNP miễn phí cho người dùng cuối ngay từ khi bắt đầu chính là yếu tố dẫn dắt cạnh tranh và giành giật khách hàng giữa các nhà mạng Phần Lan.
Tác động tới cạnh tranh trên thị trường
Video đang HOT
Tác động thị trường của MNP tại Phần Lan dường như vượt xa những gì các quốc gia khác gặp phải. Sau khi giới thiệu MNP tháng 7/2003, thị phần của nhà mạng Saunalahti và các nhà mạng đa dịch vụ khác tăng lên đáng kể. Chỉ trong một năm (từ tháng 6/2003 đến tháng 6/2004), tổng thị phần của ba nhà mạng TeliaSonera, Elisa và DNA đã giảm từ 98,7% xuống 87,9%.
Số điện thoại là lý do lớn nhất khiến người tiêu dùng ngại thay đổi mạng di động tại Việt Nam.
Sự thay đổi về thị trường cũng hiển hiện rõ trong tỉ lệ người dùng chuyển sang nhà mạng khác. Trước khi áp dụng MNP, tỉ lệ chuyển đổi giữa nhà mạng TeliaSonera và Elisa dao động quanh 15%. Sau khi MNP thực thi, tỉ lệ này nhảy vọt lên khoảng 30%.
Dường như việc áp dụng MNP là phát súng cuối cùng làm bùng nổ cạnh tranh trên thị trường di động Phần Lan lên một mức độ mới. Tuy nhiên, vẫn có những lí do khác đứng sau tỉ lệ chuyển đổi vô cùng cao tại Phần Lan.
Nguyên nhân đằng sau tác động MNP
Tình thế hiện tại của thị trường di động Phần Lan là minh chứng rõ nhất cho một cuộc chiến bằng giá. Điều này xảy ra vì sự khác biệt hóa giữa các dịch vụ nhà mạng quá nhỏ. Mọi nhà mạng đều bao phủ toàn quốc và dịch vụ dữ liệu di động không được xem là một phương pháp phân biệt.
Nếu được áp dụng công nghệ nào vào Việt Nam, các tiểu gia di động sẽ hết sức vui mừng vì không còn bị tình trạng “kẻ mới”.
Thay vào đó, nhà mạng lại cố gắng giành được khách hàng từ tay người khác thông qua các chiến dịch tiếp thị nặng kí, cung cấp các khoản khuyến mại không liên quan tới di động. Sự phổ biến của dữ liệu cuộc gọi khiến khách hàng dễ dàng so sánh giá cả, từ đó nhà mạng liên tục giảm giá dịch vụ để bằng hoặc đánh bại đối thủ, giảm tới từng 0,001 euro/phút gọi.
MNP xóa bỏ rào cản cuối cùng của cạnh tranh tự do từ thị trường quá nhạy cảm về giá như Phần Lan. Quốc gia này là một trong số ít cấm bó buộc thuê bao di động cùng với điện thoại chỉ dùng được SIM của một nhà mạng và hợp đồng dịch vụ dài hạn. Hơn nữa, do bản thân quá trình MNP đã là miễn phí và rất dễ dàng cho người dùng cuối, có rất ít thứ trói chân khách hàng với nhà mạng hiện tại.
Theo Genk
LG bắt đầu có lãi ở mảng kinh doanh smartphone
LG Electronics đã có một kỳ kinh doanh quý 3 đầy thành công, nguyên nhân chính của sự "đột biến" lần này là việc trở lại của mảng di động của LG.
Công ty điện tử Hàn Quốc đạt được lợi nhuận 157 tỷ Won (138 triệu USD), hoàn toàn khác xa so với khoản lỗ 413,9 tỷ Won (366 triệu USD) trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tổng doanh thu thì lại giảm 4% xuống còn 12,38 nghìn tỷ Won (10,93 tỷ USD) vì giảm mạnh trong lượng bán các dòng sản phẩm feature phone giá rẻ.
Riêng mảng điện thoại, LG thu về được 22 tỷ Won tiền lãi (19 triệu USD), tiến bộ vượt bậc so với khoản lỗ 138 tỷ Won (125,8 triệu USD) trong quý 3 năm trước.
Optimus VU II đang là một trong các sản phẩm smartphone 4G hàng đầu hiện nay.
Lượng bán ra vượt bậc của các smartphone LTE 4G được cho là nhân tố chính tạo nên sự đột phá lần này. Về tổng thể, LG bán ra được 14 triệu sản phẩm di động, tăng 9% so với quý 2 năm nay. Các dòng thương hiệu smartphone Optimus "cuối cùng" cũng đã mang đã mang lại lợi nhuận cho những người tạo ra nó.
Optimus G là "một quả bom" thức tỉnh các đối thủ khác trên thị trường của LG.
Cách đây một vài năm, LG từng là một trong 3 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Cũng như các hãng sản xuất thiết bị di động khác, smartphone LG đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với Apple iPhone và người đồng hương Samsung Galaxy trong cuộc "đại chiến smartphone" khởi nguồn từ năm 2007.
Các sản phẩm gia dụng của LG vẫn được người tiêu dùng đánh giá rất cao so với các đối thủ khác trên thị trường.
Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, LG đã dần lấy lại được vị thế của mình bằng một số các sản phẩm "bom tấn" như Optimus G và Optimus Vu II. Không ngoài dự đoán, mảng thiết bị điện tử gia đình của LG vẫn được đánh giá là "rất chắc", và tiếp tục mang về cho hãng 88,6 tỷ Won (80,2 triệu USD). Lợi nhuận của hãng trong mảng này không tăng trưởng quá nhiều, tuy nhiên vẫn cực kỳ ổn định qua các năm. Các sản phẩm điện tử gia dụng của LG rất được người tiêu dùng ưa chuộng và phần nào được "đánh giá cao" hơn các đối thủ chính là HTC và Sony.
Theo Genk
Đánh giá 6 ứng dụng nhắn tin nền smartphone phổ biến tại Việt Nam (Phần 1) Với sự phát triển thần tốc của mạng 3G, các nhà mạng đua nhau đưa ra những gói cước 3G trọn gói giá với mức giá rất mềm chỉ vài chục ngàn một tháng. Bật 3G cả ngày là điều đã quá hiển nhiên trong thời điểm hiện tại. Thật khó có thể tưởng tượng rằng chỉ vài ba năm trước đây, người...