Chuyện làng “thừa” con trai
Các cô “công chúa” là niềm khao khát của không ít đôi vợ chồng trong làng. (Ảnh minh họa)
Những tưởng sinh “quý tử” mới được nhiều người khao khát, nhưng ở một nơi gần với cuộc sống đô thị như Kiến An (Hải Phòng), nhiều người lại cầu mong sinh được “công chúa”.
Treo giải sinh “công chúa”
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp bà Bê, một cán bộ làm công tác dân số ở xã Ngũ Đoan, Kiến An. Một người phụ nữ nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, nhưng gương mặt hiền hậu, tính tình nhiệt thành vui vẻ. Khi biết ý định của chúng tôi bà lấy ngay cuốn sổ dùng để ghi dân số, vừa lật giở tìm con số, vừa chậm rãi nói: “Trước kia, ở đây nếu sinh được 95 cháu trai, thì sinh được 100 nữ. Khoảng 1993 đến 2009, nếu sinh được 121 cháu trai, thì số nữ được sinh ra là 100. 9 tháng đầu năm 2010, số cháu trai được sinh ra là 145 nam, thì số bé gái được sinh ra là 100. Không hiểu vì sao nơi đây tỉ lệ sinh con trai lại nhiều như thế?”.
Bà Vũ Thị Bê, cán bộ dân số xã Ngũ Đoan, Kiến An
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, thì tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện đang là 110, 5 bé trai/100 bé gái. Mặc dù chưa cao bằng một số quốc gia khác như ấn Độ: 112, Trung Quốc 120 và Azerbaijan 117, nhưng sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam 5 năm gần đây lại tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết tình trạng chênh lệch giới ngày càng gia tăng như hiện nay đã trở thành vấn đề nổi cộm về anh ninh dân số ở Việt Nam, vì vậy cần được quan tâm chú ý của toàn thể nhân dân.
Bà Bê có 3 người con trai đều đã xây dựng gia đình nhưng bà vẫn chưa có cháu gái để bế. Nhiều lần họp gia đình, ông bà tuyên bố nếu ai sinh được con gái thì sẽ được thưởng lớn, nhưng chờ mãi chưa đứa nào được nhận. Tiếp thêm nước cho khách, bà Bê chậm rãi: “ở xã này nhiều nhà có 3 – 4 người con trai rồi, mong có thêm con gái cho có nếp, có tẻ mà không được như trường hợp vợ chồng anh Đỗ Văn Thấn và Vũ Thị Lê ở thôn Trúc, anh Vũ Duy Nhâm và chị Cao Thị Luống hay vợ chồng anh Vũ Duy Quang và Cao Thị ượt chẳng hạn”.
Để minh chứng cho điều mình nói, bà Bê dẫn chúng tôi đi thăm một số gia đình trong xã. Trong câu chuyện với mọi người, chúng tôi biết được rằng, nhiều gia đình có con hay chưa, có cả con trai và con gái hay nhà chỉ toàn con trai thì ai nấy đều muốn nếu có sinh thêm thì họ đều mong con gái.
Gặp chúng tôi, vợ chồng ông Quang, bà ượt không giấu được niềm vui khi vợ chồng người con trai cả sinh cho ông bà được một đứa cháu gái. Bà ượt vui vẻ cho biết: “Tôi có ba thằng con trai, lúc nào cũng muốn có đứa con gái, nhưng biết gia đình đông con sẽ vất vả nên thôi. Không phải phân biệt gì đâu, cháu nào mình cũng quý mến cả, nhưng khi thằng cả sinh đứa đầu là con trai, mặc dù rất vui, nhưng thực tình lúc đó tôi nghĩ con gái vẫn thích hơn. Hai năm sau vợ chồng nó sinh cho tôi đứa cháu gái, tôi liền làm mấy mâm gọi họ hàng đến liên hoan và thưởng cho cháu chỉ vàng mà tôi tích cóp được từ mấy năm nay. Từ nay về sau, vợ chồng đứa nào sinh con gái, tôi cũng sẽ vẫn thưởng. Nói chắc các anh chị không tin, nhưng không chỉ nhà tôi mới có chuyện sinh con gái được thưởng mà ở xã này rất nhiều nhà thực hiện như thế. Số tiền thưởng không phải lớn, nhưng đó là món quà để động viên con cháu”.
Thay đổi cách nghĩ
Video đang HOT
Theo một số người dân cho biết, nguyên nhân của việc mọi người ở Ngũ Đoan mong muốn sinh con gái bên cạnh tình trạng chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng ở địa phương thì điều kiện kinh tế khó khăn, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, đất đai nhà cửa ngày càng tăng cao như hiện nay cũng là những nhân tố khiến người dân nơi đây hạn chế mong muốn sinh quý tử.
Vợ chồng ông bà Vũ Duy Quang, Cao Thị Ượt
Tuy nhiên, theo bà Bê: Khi nền kinh tế phát triển, tư tưởng của con người đổi mới, các thông lệ truyền thống rồi cũng sẽ phai nhạt dần. Trong khi đó, chính sách dân số của Việt Nam chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1- 2 con (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt) nên chuyện sinh con trai, hay con gái không còn là vấn đề quan trọng. Con trai thường có trọng trách “ nối dõi tông đường”, lo hương hỏa cho ông bà tổ tiên, nhưng việc quản lý, xây nhà, lấy vợ cho chúng thường rất vất vả và tốn kém nên nhiều người cũng ngại sinh con trai hơn. Trong khi đó, con gái thường chu đáo, tình cảm hơn con trai, nên khi bố mẹ già yếu thì con gái thường là người túc trực bên giường và chăm sóc chứ ít khi là con trai.
Theo Đời sống pháp luật
Nhọc nhằn cuộc sống trẻ em vùng Tây Bắc
Do điều kiện kinh tế khó khăn, không ít trẻ em các dân tộc vùng núi phía Bắc vẫn hàng ngày phải làm những công việc nặng nhọc để phụ giúp gia đình.
"Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan" là câu nói chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đến thế hệ tương lai của đất nước. Ngày nay, xã hội nào cũng quan tâm, dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, nhưng vẫn còn đó rất nhiều những trường hợp thiệt thòi ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Những hình ảnh trẻ em làm việc nặng nhọc không phải hiếm, nếu ai đó có dịp qua những nẻo đường vùng núi phía Bắc của đất nước.
Một cậu bé ở Cao Sơn, Mường Khương, Lào Cai đang gồng mình dưới sức nặng cây gỗ vừa kiếm được, cậu cho biết cây gỗ này sẽ được chẻ ra làm củi nấu ăn.
Không đủ sức để vác trên vai, cậu bé người dân tộc Thái ở vùng đất nổi tiếng với đặc sản gạo nếp Tú Lệ (Văn Chấn - Yên Bái) phải kéo cây gỗ 6 cây số về nhà làm củi đun. Đây là công việc hàng ngày của cậu.
Không chỉ một mình chăn 3 con trâu, cô bé mới chưa đầy 7 tuổi này còn được bố mẹ giao việc kiếm củi hàng ngày cho gia đình.(Ảnh chụp tại huyện Yên Minh - Hà Giang).
Hàng ngày, sau giờ học hai bé gái người H' Mông ở xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái phải đi kiếm củi phụ giúp cha mẹ.
Sau một ngày đi rừng vất vả, những cậu bé H' Mông ở Quản Bạ - Hà Giang có vẻ mãn nguyện với những khúc gỗ trên vai. Những khúc gỗ này người lớn vác cũng không hề nhẹ nhàng.
Cậu bé này có vẻ không vừa sức với 10 kg gạo mẹ cậu vừa mua ở chợ Quyết Thắng - Hà Giang về nhà với quãng đường vài cây số qua 2 quả núi.
Một cậu bé đang gắng sức đạp xe với 2 bó củi rất nặng ì ạch trên quốc lộ 3, đoạn qua tỉnh Yên Bái.
Những bé người Dao thôn Lùng Éo, Bắc Mê - Hà Giang đang khệ nệ mang những sản phẩm vừa thu hoạch trên nương cách nhà 4km nhưng leo qua một quả núi cao và đi mất hơn 1 giờ đồng hồ.
Thức dậy từ mờ sáng, đến cuối giờ chiều những bé gái H' Mông ở Quản Bạ - Hà Giang mới kiếm được bó củi trĩu nặng này.
Suối Giàng - Văn Chấn - Yên Bái nổi tiếng với đặc sản chè cổ thụ, cứ đến mùa thu hái, cậu bé ở bản Pang Cáng này lại phải phụ giúp gia đình.
Một cậu bé chưa đủ tuổi đến trường ở Quản Bạ - Hà Giang.
Ngoài giờ học, những cậu bé người Tày ở Tú Lệ - Văn Chấn - Yên Bái tranh thủ câu cá trên dòng Nậm Xia cải thiện bữa ăn nghèo nàn của gia đình.
Với chiếc bề to hơn người, bé gái người H' Mông ở Đồng Văn - Hà Giang chiều nào cũng cùng mẹ đi lấy nước.
Vẹo vọ dưới sức nạng của tải hàng, tuần nào những cậu bé người H' Mông ở Ý Tý - Bát Xát - Lào Cai này cũng phải giúp mẹ mang hàng ra chợ phiên.
Theo Vietnamnet
Du học sinh đau đầu vì chi phí tăng cao Ai cũng tưởng đi du học là sướng. Thế nhưng những lúc chi phí tăng cao chóng mặt, người ta mới thấm thía phần nào nỗi khổ của việc du học nước ngoài... Đau đầu theo tỉ giá ngoại tệ Gần đây, giá ngoại tệ bỗng dưng tăng đột biến. Những tưởng điều đó chỉ khiến người làm ăn đau đầu, nhưng nó...