Chuyện lạ “sốc” cuối tuần (P15): Những nhà khoa học tử vong vì chính các phát minh của mình
Chỉ vì một chút sơ suất, những nhà khoa học dưới đây đã chết “bất đắc kỳ tử”.
Câu chuyện về các nhà khoa học tử vong mà nguyên nhân do chính các sáng chế phát minh ra
Năm 1772, nhà khoa học người Pháp Sieur Freminet nỗ lực sáng tạo một thiết bị rebreathing nhằm tài chế khỉ thở từ bên trong thùng. Rebreath được coi là thiết bị chứa khí đầu tiên. Nhưng thật không may, sáng chế của Freminet đã giết chết ông chủ của mình vì sau khi đeo thiết bị 20 phút, ông bị thiếu oxy nên đã tử vong.
Vào ngày 17/5/1930, Max Valier, nhà tiên phong tên lửa người Áo đã thiệt mạng khi tên lửa cồn nhiên liệu trên bằng ghế xe ô tô phát nổ trong cuộc thí nghiệm tại Berlin.
Trong năm 1928, 1929, Valier làm việc với Fritz von Opel trên xe ô tô tên lửa và máy bay hỗ trợ. Đến cuối những năm 1920, Valier tập trung nỗ lực vào tên lửa nhiên liệu lỏng. Thí nghiệm thành công đầu tiên với nhiên liệu lỏng tại nhà máy Helandt vào ngày 25/1/1930. Đến ngày 19/4 cùng năm, Valier thực hiện các thí nghiệm vào một chiếc xe động cơ đẩy tên lửa với chất lỏng được gọi là Valier-Heylandt Rack 7. Một tháng sau, tên lửa cồn nhiên liệu đã phát nổ khi ông đang làm thí nghiệm.
Năm 1876, nhà phát minh người Anh Henry Fleuss sáng chế ra một thiết bị có chu trình khép kín Rebreather oxy. Phát minh của ông ban đầu dự định sử dụng trong việc sửa chữa cửa sắt buồng của một con tàu bị chìm. Fleus sau đó quyết định sử dụng phát minh để lặn. Thật không may, ông qua đời vì oxy tinh khiết – loại oxy độc hại đối với con người.
Vào ngày 4/2/1912, Franz Reichelt, thợ may người Áo sinh ra ở Pháp, một nhà nhảy dù, nhà khoa học đã nhảy từ tháp Eiffel trong một thí nghiệp chiếc dù được thiết kế đặc biệt. Mặc dù tất cả bạn bè và khán giả đều can ngăn nhưng ông vẫn nhảy từ đỉnh tháp. Hậu quả ông bị rơi xuống đất và bị tử vong.
Karel Soucek là diễn viên đóng thuế chuyên nghiệp người Canada nổi tiếng với phát minh ra “viên nang” và nhảy thác Niagara. Vào dịp đó may mắn ông vẫn sống sót mặc dù bị rất nhiều chấn thương nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vào ngày 19/1/1985, Soucek thuyết phục công ty tài chính nhảy từ đỉnh thác Houston Astrodome ở Texas có chiều cao 54m. Tuy nhiên, cú nhảy ngoạn mục khiến ông tử vong. Ông qua đời vào ngay ngày hôm sau.
Vào ngày 3/4/1867, William Bullock, nhà phát minh người Mỹ, người sở hữu 1863 sáng chế từ web in ấn báo chí giúp cách mạng hóa ngành in ấn với tộc độ tuyệt vời và hiệu quả nhờ vào việc điều chỉnh bằng máy ép. Bullock đã cố gắng đá vành đai lái xe vào một ròng rọc. Tuy nhiên, bàn chân của ông bị nghiền nát. Sau vài ngày, vết thương bị hoại tử nặng. Ngày 12/4/1867, Bullock qua đời tại Pittsburgh, Pennsylvania trong ca phẫu thuật cắt bỏ chân.
Vào ngày 13/9/1913, Aurel Vlaicu, kỹ sư, nhà phát minh, phi công người Rumani đã chết gần Campina khi cố gắng lập kỷ lục là người đầu tiên bay qua dãy núi Carpathian bằng máy bay riêng mà ông đặt tên là Vlaicu II.
Năm 1912, Vlaicu giành nhiều giải thưởng với tổng giá trị 7.500 krone như hạ cánh chính xác tại show trình diễn máy bay ở Aspern gần Vienna. Ông thi đấu với 42 phi công khác trong ngày bao gồm cả Roland Garros.
Khi nhà kỹ sư cơ khí người Mỹ nổi tiếng và nhà hóa học Thomas Midgley. Jr ký hợp đồng bệnh bại liệt ở tuổi 51, ông đã bị tàn tật. Với tình hình đó ông phải dùng đến hệ thống dây và ròng rọc để những người hộ lý có thể nhấc ông ra khỏi giường.
Vào ngày 2/10/1944, ở tuổi 55, Midgley chết vì nghẹ thở do ông vướng vào sợi dây của thiết bị.
Vào ngày 15/10/1863, Horace Lawson Hunley, 40 tuổi, kỹ sư hàng hải miền Nam đã chết khi chiếc tàu ngậm chạy bằng tay – HL Hunley vô tình bị mắc kẹt ở giữ Charleston Harbor, S.C
Ngày 10/8/1896, Otto Lilienthal, phi công đầu tiên người Đức đã thử nghiệm chiếc tàu lượn ở đồi Rhinow, Đức. Chuyến bay đầu tiên đã thành công đạt khoảng cách 250 mét so với tàu lượn bình thường. Tuy nhiên, trong chuyến bay thứ tư tàu lượn Lilienthal đã bị đình trệ. Ông đã cố gắng thiết lập lại cánh máy bay bằng cách đung đưa để sữa chữa tàu lượn. Kế hoạch bị thất bại. Ông đã ngã từ độ cao khoảng 15m khi vẫn còn trên tàu lượn. Lilienthal bị gãy đốt sống cổ thứ ba và bị bất tỉnh. Ông qua đời khoảng 36 tiếng đông hồ sau vụ tai nạn.
Jean-Franois Pilâtre de Rozier
Ngày 15/6/1785, Jean-Francois Pilatre de Rozier, nhà hóa học, giáo viên vật lý người Pháp và là một trong những phi công đầu tiên của ngành hàng không nước này đã tử vong khi khinh khí cầu Roziere của ông đột nhiên xì hơi. Vụ tai nạn xảy ra gần khu vực Wimereux ở Pas-de-Calais trong nỗ lực để bay qua eo biển Anh. Ông và người đồng hành, Pierre Romain đã trở thành trường hợp tử vong đầu tiên được biết đến trong vụ tai nạn máy bay.
Michael Dacre
Ngày 16/8/2009, Michael Dacre, 53 tuổi, phi công người Anh kiêm giám đốc điều hành công ty của Anh Avcen Ltd. đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với phát minh “taxi bay”. Tuy nhiên, khi ông ở độ cao khoảng 150 dặm về phía bắc của thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, chiếc máy bay đã rơi xuống đất và khiến ông tử vong.
Wan Hu
Theo truyền thuyết, Wan Hu là một quan chức nhỏ của Trung Quốc- được cho là của triều đại nhà Minh (thế kỷ 16). Ông là người đã biết tận dụng lợi thế của tên lửa và pháo hoa tiên tiến của công nghệ Trung Quốc để bay vào không gian. Ông xây chiếc ghế với gắn 47 quả tên lửa. Vào ngày cất cánh, Wan với bộ quần áo tuyệt vời, leo lên ghế tên lửa trong khi 47 quả tên lửa được đốt sáng. Vụ nổ kinh hoàng, Wan và chiếc ghế đã không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa.
Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari
Abu Nasr Isma’il ibn Hammad al-Jawhari là người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ học giả và tác giả của cuốn từ điển tiếng Ả Rập nổi tiếng đã chết trong khi cố gắng bay từ máy nhà của một nhà thờ Hồi giáo ở Nishapur sử dụng hai cánh bằng gỗ và sợi dây thừng giữa 1002 và 1008.
Theo Xahoi
Những phát minh vĩ đại đánh đổi bằng máu và nước mắt
Tung cánh bay như chim? Nhẹ nhàng tiếp đất từ tháp Eiffel? Không ít nhà phát minh đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình để chinh phục, cải tạo thế giới.
Ước mơ cất cánh bay như chim thuở sơ khai.
Bác thợ may có cánh
Nếu tin vào tờ Le Figaro vàng úa ra sạp cách đây một thế kỷ, chính xác là vào ngày 5/2/1912, Franz Reicheltmỉm cười đầy tự tin trong những giây cuối đời. Kể cũng khó tin, vì ông thợ may ấy đang cố giữ thăng bằng trên một chiếc ghế đẩu bập bênh bên rìa sân trời của tháp Eiffel, và dưới chân ông là mặt đất xa hun hút. Nhưng bác thợ may người Áo không phải loại người ưa chần chừ.
Hôm nay, ông sẽ chứng tỏ cho nhân loại biết là người ta không việc gì phải sợ độ cao, vì phát minh động trời của ông sẽ làm cuộc sống bảo đảm hơn rất nhiều: một chiếc áo choàng như của siêu nhân, nó phồng lên trong khi bay và giúp cho người bay chầm chậm hạ cánh. Ít nhất thì theo lý thuyết đã chín dần trong đầu nhà phát minh. Và cũng không chỉ là ý tưởng mờ mịt viển vông: hai năm ròng, ông liên tục chỉnh sửa và cải tiến bộ áo siêu nhân, nhiều lần buộc hình nộm vào để thử nghiệm và chỉ một vài lần thất bại. Ngoài ra còn thêm khía cạnh tiền nong nữa, nếu thành công vụ này sẽ được thưởng 1 vạn franc.
Tất cả đều là lý thuyết trong giây phút này. Còn thực tế là độ cao như tòa nhà 20 tầng, và tiết Đông giá đã làm cho nền đất cứng như bê tông. Franz Reichelt lưỡng lự nhìn đám nhà báo và những người hiếu kỳ bên dưới. Chiếc máy quay phim bên cạnh đã bắt đầu chạy xè xè.
Franz Reichelt hít một hơi thật sâu rồi nhảy, 3 giây sau, hồn lìa khỏi xác, vết hằn trên nền đất đóng băng chỉ sâu có 15 phân.
Bác thợ may người Áo, Franz Reichelt cùng chiếc áo biết bay
Những người đồng cảnh
Franz Reichelt không phải vật tế thần duy nhất cho giấc mơ hàng nghìn năm tuổi của loài người - được cất cánh bay như chim. Ông tổ bất đắc dĩ của kỹ nghệ hàng không Otto Lilienthal cũng là nạn nhân cho chính phát minh của mình, mặc dù mọi chuyện đã có vẻ rất khả quan để bước đầu chinh phục khoảng không.
Mùa Hè 1891, ông lượn được một quãng đường khá dài từ đỉnh đồi Windmuehlenberg với cỗ máy kỳ dị - cú cất cánh lên không đầu tiên của loài người. Sau đó Lilienthal liên tục cải tiến và hoàn thiện những chiếc tàu lượn khung gỗ bọc vải buồm, ngày càng đạt được khoảng cách lớn hơn.
5 năm sau chuyến bay lịch sử, số phận Lilienthal được định đoạt bởi chính đam mê của mình. Để bay được xa hơn, ông buộc phải giảm tốc độ xuống dưới mức an toàn. Có lẽ đó là lý do mà tàu lượn của ông hôm 9/8/1896 mất quán tính và sa vào vòng xoáy. Lilienthal rơi từ độ cao 15 mét và gãy đốt sống cổ. Người ta chuyển ông lên Berlin bằng tàu hỏa nhưng Lilienthal không tỉnh khỏi cơn hôn mê sâu và qua đời vào hôm sau.
Dù kết cục của Lilienthal và nhiều người đi theo tấm gương của ông có bi thảm đến mấy, tất cả họ đều ý thức được những nguy hiểm mà họ dấn chân vào. Duy chỉ ước mơ của họ là mạnh hơn nỗi sợ.
Otto Lilienthal cùng chiếc tàu lượn tự chế của mình
Số mệnh khắc nghiệt
Nhưng không ai lường hết được những ngã rẽ tình cờ của số mệnh. Như William Bullock. Năm 1863 ông đăng ký phát minh cỗ máy in xoay vòng với bộ tiếp giấy vô cấp - một đống sắt nặng hàng tạ với vô số bánh răng, trục ép và dây cua-roa, với tốc độ in kỷ lục ngày ấy. Nó sẽ là cuộc cách mạng cho ngành in báo, chính vì thế mà khách hàng đã ứng tiền đầu tiên là nhật báo Public Ledgerở Philadelphia.
Hôm 3/4/1867, nhà phát minh tự tay giám sát việc lắp ráp và chỉnh máy trong xưởng in của Public Ledger. Mọi chuyện dường như trôi chảy, cho đến khi một dây truyền lực trục trặc, không chịu bám vào bánh xe quay như dự định. Bullock sốt ruột dùng chân đạp dây cua-roa đó vào vị trí. Cỗ máy ma quỷ lôi chân ông vào đống bánh răng và trục in hỗn độn rồi nghiền nát nó. Vào cái thời chưa biết đến thuốc kháng sinh, vết thương của ông bị hoại tử do các bác sĩ không quyết định cưa ngay phần chân bị nát và William Bullock chết trên bàn mổ sau đó 9 ngày.
Dĩ nhiên ai cũng biết là tàu lượn và máy móc tự tạo nói chung luôn ẩn chứa những rủi ro khó lường. Nhưng sẽ là một nhầm lẫn lớn, khi ta tưởng rằng những ai không dính dáng đến cơ khí, chất độc, thuốc nổ, tốc độ... sẽ sống an toàn hơn.
Chết vì... luyện sức khỏe
James F.Fixx là một người như vậy. Ông tặng cho nhân loại một phát minh gia tăng tuổi thọ. Là một người béo phì với 110kg và hút hai bao thuốc mỗi ngày, ông đã chiến thắng chứng bệnh quá cân của mình bằng chạy dai sức. Năm 1977 Fixx cho ra một cuốn best-seller về môn thể thao đại chúng này. The Complete Book of Running biến thành cẩm nang sức khỏe cho cả nước Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới, cơn sốt Jogging đến hôm nay chưa bao giờ hạ. Ai thường xuyên chạy dai sức (jog), như Fixx tuyên bố trong sách và trên ti-vi, sẽ không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn sống lâu hơn. Đặc biệt môn chạy dai sức kích thích sức đề kháng chống lại các bệnh tim mạch.
Riêng lý thuyết đó lại không đúng với bản thân nhà phát minh. Ngày 20/7/1984, trên đường về nhà sau một cuộc tập chạy, Fixx lăn ra ngất và không bao giờ tỉnh lại. Bác sĩ pháp y tìm ra động mạch vành tim Fixx hoàn toàn bị xơ vữa. Fixx chết ở tuổi 52.
Bất kể là người tiên phong của thể thao, kỹ sư hay phi công, họ tuy khác nhau nhưng có một điểm chung cơ bản. Đó là niềm tin sắt đá là sẽ và phải thành công - cho nhân loại hay chỉ cho chính bản thân. Thậm chí, công khai hay thầm kín, họ đều tin tưởng hoặc ít nhất là hy vọng, rằng phát minh của họ sẽ sống lâu hơn họ và làm họ trở nên bất tử?
Người ta truyền lại lời trăng trối cuối cùng của Otto Lilienthal: "Không thể không có những hy sinh nhỏ".
Theo xahoi
Đèn thắp sáng... không tốn tiền Phát minh giá rẻ và rất thân thiện với môi trường của Alfredo Moser, một thợ cơ khí người Brazil đã mang lại nguồn sáng cho hàng triệu người dân nghèo ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ bằng một chiếc chai nhựa, nước và chút thuốc tẩy, ông Alfredo Moser đã tạo ra những chiếc bóng đèn sáng tới 40-60 watt. Alfredo...