Chuyện lạ ở khu rừng không ai dám đụng vào

Theo dõi VGT trên

Cánh rừng Miếu Cấm rộng 10 ha ở thôn Nghi Sơn (Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam) có vô số cây cổ thụ như: lim, mít nài, sơn, chò… nhưng chẳng ai dám đốn hạ. Người dân trong làng kể rằng, những người chặt cây ở khu rừng này đều bị gặp tai họa.

Rừng còn là làng còn

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện này, chúng tôi đã về Nghi Sơn tìm hiểu. Về đây, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy giọng nói của người dân rất khác so với giọng người Quảng Nam. Họ nói rất chuẩn từng nguyên âm, phụ âm.

Ông Ngô Cửu (75 tuổi) chưa phải là người già nhất làng nhưng biết rất rõ về sự tích cánh rừng đặc biệt này. Về chuyện người dân ở đây phát âm rất chuẩn, ông Cửu cho hay: Ai đến đây cũng nhận xét người dân Nghi Sơn phát âm chuẩn. Theo sử sách để lại thì chúng tôi có nguồn gốc từ Thanh Hóa, theo chân vua Lê mở cõi, khi đến vùng đất này đã hạ trại lập làng. Có lẽ vì thế mà giọng nói của chúng tôi khác với nơi khác trong vùng Quảng Nam. Cũng có người cho rằng, do nguồn nước ăn nên chúng tôi có giọng nói chuẩn.

Ông Cửu cho biết thêm: Ngày đặt chân đến vùng đất này, để nhớ về quê cũ, những người khai khẩn đã lấy tên làng cũ là Nghi Sơn đặt cho vùng đất mới. Từ thế hệ này qua thế hệ khác tên làng không thay đổi. Ngày vị khai canh qua đời được mai táng tại khu rừng. Và, để tưởng nhớ công ơn người lập làng, người dân xây dựng một ngôi miếu tại rừng và khu rừng Miếu Cấm hình thành từ đó.

Chuyện lạ ở khu rừng không ai dám đụng vào - Hình 1

Không muốn khu rừng bị chặt phá, những bậc cao niên đứng đầu các dòng họ trong làng đã soạn thảo một bản hương ước bảo vệ rừng. Nội dung đại ý: Tất cả cư dân trong làng Nghi Sơn từ già đến trẻ phải có trách nhiệm giữ rừng, nhất là các hệ tôn phái; bậc làm ông, làm cha phải dạy dỗ con cháu không chặt phá cây. Ai vào đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, lúa gạo; ai vi phạm nặng sẽ bị trục xuất ra khỏi làng. Còn người ngoài vào xâm hại đến rừng, làng phát hiện sẽ giữ lại và phạt nặng mới thả về.

Trải qua hàng trăm năm, nay ở làng Nghi Sơn có hơn 30 dòng họ, với 147 hộ, 629 nhân khẩu. Người dân nơi đây xem rừng là báu vật, nó là tấm bình phong che chở người dân thôn Nghi Sơn mỗi mùa gió bão. Rừng giữ làng, làng phải giữ rừng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vùng đất này bị bom đạn đánh phá ác liệt, vậy mà có một điều lạ, khu rừng Miếu Cấm ít khi bị bom đạn dội xuống nên được bộ đội chọn làm nơi đóng quân, khu căn cứ quân sự; trải qua nhiều năm nhưng những căn hầm, địa đạo vẫn còn dấu tích.

“Cứ đời này qua đời khác, người dân Nghi Sơn coi rừng như tính mạng của mình. Mất rừng là mất làng. Rừng xanh tốt thì con dân trong làng ăn nên làm ra. Cả vùng này không có làng nào mà con em đậu đại học nhiều như Nghi Sơn. Các xã bên cạnh chưa có tiến sĩ nào nhưng làng tôi có đến 2 người rồi”, ông Cửu tự hào.

Chặt cây gặp nạn

Nói về rừng Miếu Cấm, ông Đinh Hữu Hoàng, Trưởng thôn Nghi Sơn, cho hay: Người dân chúng tôi không biết rừng có từ bao giờ. Câu chuyện về rừng được các thế hệ lưu truyền, khi cha ông từ miền Bắc vào đây lập nghiệp đã có khu rừng nguyên sinh này rồi.

10 ha rừng Miếu Cấm ở vị trí tương đối đẹp, bốn bề là nhà cửa của người dân; ruộng đồng bao quanh.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được vào tham quan khu rừng, trưởng thôn Hoàng lên tiếng: Các chú đừng tưởng dễ mà vào, nhìn bên ngoài là một màu xanh nhưng vào trong rừng, bụi cây gai và dây leo chằng chịt như giăng lưới. Các chú cần phải có người bản địa dẫn đi không thì bị lạc đường, khó mà ra được.

Rồi ông Hoàng gọi điện thoại cho ông Đoàn Việt Hùng (Trưởng ban bảo vệ rừng Miếu Cấm) giúp chúng vào rừng. Ông Hùng đưa chúng tôi đến trước miếu thờ nằm bên bìa rừng để thắp hương làm lễ. Ông đứng trước miếu xin phép thần linh, sau đó chúng tôi mới được vào rừng.

Video đang HOT

Cả khu rừng không có một con đường mòn, ông Hùng đi trước, tay cầm cây rựa mở lối đi. Mới đi được 30 m, chúng tôi đã bắt gặp một cây lim, có đường kính 2 người ôm không xuể, cao vút. Thấy chúng tôi bấm máy ảnh, ông Hùng bảo: “Cây này chưa ăn thua gì, cứ đi sâu vào một đoạn nữa, có những cây 5 người ôm mới vừa”.

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào, ngôi rừng càng hoang sơ, không mang một dấu vết tàn phá. Tiếp cây này đến cây khác mọc san sát. Đứng trước một cây mít nài, khắp thân cây, u bướu thẳng tắp như kẻ. Nói về giá trị của gỗ mít nài, ông Hùng cho biết: “Giá bán hiện nay trên 10 triệu đồng/m3, nhưng với người dân Nghi Sơn, gỗ ở rừng Miếu Cấm đừng nói tiền triệu mà tiền tỷ cũng chẳng ai dám chặt. Ai đụng đến cây sẽ gặp họa liền”.

Ông Hùng dẫn chứng: Cách đây mấy năm có người trong thôn từng lên rừng hạ cây nhưng sau đó bị bệnh. Người nhà đem đến bệnh viện điều trị nhưng không khỏi. Sau đó, người nhà soạn lễ vật ra miếu khấn nguyện, xin thề với thần rừng không chặt phá thì bệnh tình mới qua khỏi.

Hoặc một câu chuyện mà nhiều người dân Nghi Sơn đã chứng kiến. Vào giai đoạn rừng còn thuộc hợp tác xã quản lý; trong lúc hợp tác xã không có trụ sở nên xin chặt một ít cây bán lấy tiền.

Đợt đó, chặt một cây xếp đầy xe tải. Khi xe đang vận chuyển gỗ ra khỏi rừng thì bị lật văng ra khỏi đường. Chủ mua gỗ thuê máy cẩu đến đưa xe và gỗ lên. Tuy nhiên, chiếc xe được cẩu lên, còn gỗ thì nằm lại.

Ông Hùng khẳng định lại với chúng tôi một lần nữa, đây là một câu chuyện có thật. “Chúng tôi cũng không biết vì sao nhưng máy cẩu cứ móc cáp vào gỗ đưa lên thì bị đứt cáp.

Hết lần này đến lần khác thay dây cáp vào cũng bị đứt, rồi họ cưa đôi khúc gỗ để cho nhẹ, ai ngờ khi móc cáp vào cũng bị đứt. Thấy sự việc chẳng lành, chủ mua gỗ đành bỏ của chạy lấy người”, ông Hùng nhớ lại.

Ngoài chuyện bảo vệ rừng thì người dân Nghi Sơn ra sức bảo vệ chim thú cư trú. Hiện trong rừng có nhiều loại động vật sinh sống như: mang, nhím, chồn, trăn, chim, gà rừng… Thế nhưng chẳng một ai vào rừng săn bắt, họ xem đó là “lộc rừng”; có chim, thú, có tiếng gáy vui làng, vui xóm.

Sau chuyến đi rừng, chúng tôi gửi ông Hùng ít tiền công nhưng ông Hùng nhất quyết từ chối. “Các chú về đây viết bài, bà con Nghi Sơn vui lắm rồi.

Chú thử coi, ở đâu giờ cũng xảy ra tình trạng phá rừng, nhiều nơi xảy ra án mạng. Từ việc làm của chúng tôi, khi được đưa lên báo, bản thân tôi mong muốn người dân nơi khác học theo làng Nghi Sơn để giữ lấy rừng xanh”, ông Hùng tâm sự.

Theo Xzone

Chuyện lạ về khu rừng hễ ai chặt cây là gặp họa

Dân làng kể rằng, hễ ai chặt cây ở khu rừng này đều bị gặp tai họa.

Cánh rừng Miếu Cấm rộng 10 ha ở thôn Nghi Sơn (Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam) có vô số cây cổ thụ như: lim, mít nài, sơn, chò... nhưng chẳng ai dám đốn hạ. Người dân trong làng kể rằng, có một số đối tượng chặt cây ở khu rừng này đều bị gặp tai họa.

Rừng còn là làng còn

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện này, chúng tôi đã về Nghi Sơn tìm hiểu. Về đây, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy giọng nói của người dân rất khác so với giọng người Quảng Nam. Họ nói rất chuẩn từng nguyên âm, phụ âm.

Ông Ngô Cửu (75 tuổi) chưa phải là người già nhất làng nhưng biết rất rõ về sự tích cánh rừng đặc biệt này. Về chuyện người dân ở đây phát âm rất chuẩn, ông Cửu cho hay: Ai đến đây cũng nhận xét người dân Nghi Sơn phát âm chuẩn. Theo sử sách để lại thì chúng tôi có nguồn gốc từ Thanh Hóa, theo chân vua Lê mở cõi, khi đến vùng đất này đã hạ trại lập làng. Có lẽ vì thế mà giọng nói của chúng tôi khác với nơi khác trong vùng Quảng Nam. Cũng có người cho rằng, do nguồn nước ăn nên chúng tôi có giọng nói chuẩn.

Ông Cửu cho biết thêm: Ngày đặt chân đến vùng đất này, để nhớ về quê cũ, những người khai khẩn đã lấy tên làng cũ là Nghi Sơn đặt cho vùng đất mới. Từ thế hệ này qua thế hệ khác tên làng không thay đổi. Ngày vị khai canh qua đời được mai táng tại khu rừng. Và, để tưởng nhớ công ơn người lập làng, người dân xây dựng một ngôi miếu tại rừng và khu rừng Miếu Cấm hình thành từ đó.

Chuyện lạ về khu rừng hễ ai chặt cây là gặp họa - Hình 1

Những cây gỗ có giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng chẳng ai dám đốn hạ.

Không muốn khu rừng bị chặt phá, những bậc cao niên đứng đầu các dòng họ trong làng đã soạn thảo một bản hương ước bảo vệ rừng. Nội dung đại ý: Tất cả cư dân trong làng Nghi Sơn từ già đến trẻ phải có trách nhiệm giữ rừng, nhất là các hệ tôn phái; bậc làm ông, làm cha phải dạy dỗ con cháu không chặt phá cây. Ai vào đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, lúa gạo; ai vi phạm nặng sẽ bị trục xuất ra khỏi làng. Còn người ngoài vào xâm hại đến rừng, làng phát hiện sẽ giữ lại và phạt nặng mới thả về.

Trải qua hàng trăm năm, nay ở làng Nghi Sơn có hơn 30 dòng họ, với 147 hộ, 629 nhân khẩu. Người dân nơi đây xem rừng là báu vật, nó là tấm bình phong che chở người dân thôn Nghi Sơn mỗi mùa gió bão. Rừng giữ làng, làng phải giữ rừng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vùng đất này bị bom đạn đánh phá ác liệt, vậy mà có một điều lạ, khu rừng Miếu Cấm ít khi bị bom đạn dội xuống nên được bộ đội chọn làm nơi đóng quân, khu căn cứ quân sự; trải qua nhiều năm nhưng những căn hầm, địa đạo vẫn còn dấu tích.

"Cứ đời này qua đời khác, người dân Nghi Sơn coi rừng như tính mạng của mình. Mất rừng là mất làng. Rừng xanh tốt thì con dân trong làng ăn nên làm ra. Cả vùng này không có làng nào mà con em đậu đại học nhiều như Nghi Sơn. Các xã bên cạnh chưa có tiến sĩ nào nhưng làng tôi có đến 2 người rồi", ông Cửu tự hào.

Chặt cây gặp nạn

Nói về rừng Miếu Cấm, ông Đinh Hữu Hoàng, Trưởng thôn Nghi Sơn, cho hay: Người dân chúng tôi không biết rừng có từ bao giờ. Câu chuyện về rừng được các thế hệ lưu truyền, khi cha ông từ miền Bắc vào đây lập nghiệp đã có khu rừng nguyên sinh này rồi.

Chuyện lạ về khu rừng hễ ai chặt cây là gặp họa - Hình 2

Vô số những cây gỗ quý cao chọc trời xanh.

10 ha rừng Miếu Cấm ở vị trí tương đối đẹp, bốn bề là nhà cửa của người dân; ruộng đồng bao quanh.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được vào tham quan khu rừng, trưởng thôn Hoàng lên tiếng: Các chú đừng tưởng dễ mà vào, nhìn bên ngoài là một màu xanh nhưng vào trong rừng, bụi cây gai và dây leo chằng chịt như giăng lưới. Các chú cần phải có người bản địa dẫn đi không thì bị lạc đường, khó mà ra được.

Rồi ông Hoàng gọi điện thoại cho ông Đoàn Việt Hùng (Trưởng ban bảo vệ rừng Miếu Cấm) giúp chúng vào rừng. Ông Hùng đưa chúng tôi đến trước miếu thờ nằm bên bìa rừng để thắp hương làm lễ. Ông đứng trước miếu xin phép thần linh, sau đó chúng tôi mới được vào rừng.

Cả khu rừng không có một con đường mòn, ông Hùng đi trước, tay cầm cây rựa mở lối đi. Mới đi được 30 m, chúng tôi đã bắt gặp một cây lim, có đường kính 2 người ôm không xuể, cao vút. Thấy chúng tôi bấm máy ảnh, ông Hùng bảo: "Cây này chưa ăn thua gì, cứ đi sâu vào một đoạn nữa, có những cây 5 người ôm mới vừa".

Chuyện lạ về khu rừng hễ ai chặt cây là gặp họa - Hình 3

Trước khi vào rừng phải thắp hương xin phép ở Miếu Cấm.

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào, ngôi rừng càng hoang sơ, không mang một dấu vết tàn phá. Tiếp cây này đến cây khác mọc san sát. Đứng trước một cây mít nài, khắp thân cây, u bướu thẳng tắp như kẻ. Nói về giá trị của gỗ mít nài, ông Hùng cho biết: "Giá bán hiện nay trên 10 triệu đồng/m3, nhưng với người dân Nghi Sơn, gỗ ở rừng Miếu Cấm đừng nói tiền triệu mà tiền tỷ cũng chẳng ai dám chặt. Ai đụng đến cây sẽ gặp họa liền".

Ông Hùng dẫn chứng: Cách đây mấy năm có người trong thôn từng lên rừng hạ cây nhưng sau đó bị bệnh. Người nhà đem đến bệnh viện điều trị nhưng không khỏi. Sau đó, người nhà soạn lễ vật ra miếu khấn nguyện, xin thề với thần rừng không chặt phá thì bệnh tình mới qua khỏi.

Hoặc một câu chuyện mà nhiều người dân Nghi Sơn đã chứng kiến. Vào giai đoạn rừng còn thuộc hợp tác xã quản lý; trong lúc hợp tác xã không có trụ sở nên xin chặt một ít cây bán lấy tiền.

Đợt đó, chặt một cây xếp đầy xe tải. Khi xe đang vận chuyển gỗ ra khỏi rừng thì bị lật văng ra khỏi đường. Chủ mua gỗ thuê máy cẩu đến đưa xe và gỗ lên. Tuy nhiên, chiếc xe được cẩu lên, còn gỗ thì nằm lại.

Ông Hùng khẳng định lại với chúng tôi một lần nữa, đây là một câu chuyện có thật. "Chúng tôi cũng không biết vì sao nhưng máy cẩu cứ móc cáp vào gỗ đưa lên thì bị đứt cáp.

Hết lần này đến lần khác thay dây cáp vào cũng bị đứt, rồi họ cưa đôi khúc gỗ để cho nhẹ, ai ngờ khi móc cáp vào cũng bị đứt. Thấy sự việc chẳng lành, chủ mua gỗ đành bỏ của chạy lấy người", ông Hùng nhớ lại.

Ngoài chuyện bảo vệ rừng thì người dân Nghi Sơn ra sức bảo vệ chim thú cư trú. Hiện trong rừng có nhiều loại động vật sinh sống như: mang, nhím, chồn, trăn, chim, gà rừng... Thế nhưng chẳng một ai vào rừng săn bắt, họ xem đó là "lộc rừng"; có chim, thú, có tiếng gáy vui làng, vui xóm.

Sau chuyến đi rừng, chúng tôi gửi ông Hùng ít tiền công nhưng ông Hùng nhất quyết từ chối. "Các chú về đây viết bài, bà con Nghi Sơn vui lắm rồi.

Chú thử coi, ở đâu giờ cũng xảy ra tình trạng phá rừng, nhiều nơi xảy ra án mạng. Từ việc làm của chúng tôi, khi được đưa lên báo , bản thân tôi mong muốn người dân nơi khác học theo làng Nghi Sơn để giữ lấy rừng xanh", ông Hùng tâm sự.

Hằng năm, đúng ngày mùng8 Tết, dân trong làng tụ tập trước cổng đình để cúng bái tổ tiên, nhớ ơn người khai hoang lập đất. Người làng dù buôn bánnơiđâucũng tìm về dự hội làng. Người góp của, kẻ góp công để trống hội làng Nghi Sơn nổi lên khắp cánh rừng Miếu Cấm.

Ngoài ra, người dân tứ phương tề tựu về đây hương khói và mang sản vật đến cúng bái. Ở Quảng Nam không phảibất cứ nơi đâu người dân cũng cóý thức bảo vệ rừng tốt nhưở Nghi Sơn. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, trong năm 2013, trên địa bàn xảy ra 1.106 vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng và Phát triển rừng. Theo đó tang vật thu giữ có 644 m3 gỗ tròn; 1.130 m3 gỗ xẻ; 561 kg động vật rừng và bộ phận của chúng. Do vậy, bài học giữ rừng ở Nghi Sơn rất đáng được nhân rộng.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật nàyNgười đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này
22:24:48 06/02/2025
Bắt sống 'quái thú' dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinhBắt sống 'quái thú' dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh
11:04:05 06/02/2025
Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xeHơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe
11:04:51 06/02/2025
Rùng mình trước cảnh 102 con rắn độc làm ổ trong vườn nhà ở AustraliaRùng mình trước cảnh 102 con rắn độc làm ổ trong vườn nhà ở Australia
10:56:53 07/02/2025
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giớiCận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới
10:58:21 07/02/2025
Phát hiện thiên hà 9 vòng, nhiều nhất từ trước đến nayPhát hiện thiên hà 9 vòng, nhiều nhất từ trước đến nay
21:53:27 05/02/2025
Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắtCác hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt
10:21:58 06/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thaiDậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai
15:00:04 07/02/2025
Hình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh HưngHình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh Hưng
14:40:28 07/02/2025
"Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng"Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
14:50:36 07/02/2025

Tin mới nhất

Chuyện ít biết về người canh giữ 2 con voi vàng nguyên khối vua Hàm Nghi ban

Chuyện ít biết về người canh giữ 2 con voi vàng nguyên khối vua Hàm Nghi ban

10:42:06 05/02/2025
Qua lời giới thiệu của lãnh đạo xã Phú Gia, chúng tôi đến gặp ông Phan Hùng Vỹ ở thôn Phú Hồ, ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng bảo vật vua ban.
Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

Nữ nhân viên bị sa thải vì không đủ năng lực làm việc: Tòa án tuyên bố công ty phải bồi thường hơn 127 triệu đồng

08:14:20 05/02/2025
Công ty đã kháng cáo và kiện lên tòa án cấp cao hơn nhưng vẫn phải bồi thường nữ nhân viên này. Nữ nhân viên được ký hợp đồng vô thời hạn bất ngờ bị sa thải
Cô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kem

Cô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kem

08:13:29 05/02/2025
Muốn tạo bất ngờ cho người yêu bằng màn cầu hôn lãng mạn, chàng trai bối rối khi chiếc nhẫn bí mật giấu trong bánh kem bị cô bạn gái đói bụng nhai gãy đôi.
Đám cưới "ông cháu" gây sốc: Cụ ông 75 tuổi linh đình rước cô dâu mới tròn 15 về dinh, phản ứng của hai bên gia đình càng bất ngờ

Đám cưới "ông cháu" gây sốc: Cụ ông 75 tuổi linh đình rước cô dâu mới tròn 15 về dinh, phản ứng của hai bên gia đình càng bất ngờ

08:11:53 05/02/2025
Một cặp đôi mới cưới tại Indonesia đã trở nên nổi tiếng vì khoảng cách tuổi tác quá lớn của họ. Khi biết khoảng cách tuổi của cặp đôi lên tới 60 tuổi, cư dân mạng đã vô cùng bàng hoàng.
Phát hiện mã di truyền tuyệt chủng có trước ADN?

Phát hiện mã di truyền tuyệt chủng có trước ADN?

07:13:14 05/02/2025
Các nhà khoa học từ lâu cho rằng họ nắm rõ hướng tiến hóa của mã di truyền cho phép sự sống xuất hiện trên trái đất, nhưng kết quả nghiên cứu mới có thể đảo ngược hiểu biết này.
Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ

Cảnh kinh dị giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới: Thủ phạm gần gũi đến không ngờ

16:49:05 04/02/2025
Ở các thành phố lớn, vấn đề chuột ngày càng trở nên nhức nhối khi số lượng loài gặm nhấm này bùng nổ với tốc độ đáng lo ngại.
Cả làng bảo vệ 'hòn đá vía', xem như báu vật ở xứ Thanh

Cả làng bảo vệ 'hòn đá vía', xem như báu vật ở xứ Thanh

06:59:14 04/02/2025
Cứ vào mỗi dịp Tết, người dân tộc Thái ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lại đến hòn đá ở giữa làng xin vía . Hòn đá này người dân địa phương xem như báu vật .
Tên trộm khét tiếng sa lưới vì 'sự cố' hiếm gặp

Tên trộm khét tiếng sa lưới vì 'sự cố' hiếm gặp

06:59:10 04/02/2025
Theo Daily Mail, Winston Allen, 59 tuổi, từng bị kết án tới 44 lần với hơn 121 tội danh. Gần đây nhất, hắn tiếp tục thực hiện một vụ trộm ở Leckhampton, Cheltenham.
Mua hàng trên sàn TMĐT Trung Quốc, người dùng tá hỏa khi nhận được... bức ảnh của món hàng đó

Mua hàng trên sàn TMĐT Trung Quốc, người dùng tá hỏa khi nhận được... bức ảnh của món hàng đó

06:59:07 04/02/2025
Một người đàn ông ở bang Georgia, Mỹ đã cố gắng lấy lại tiền hoàn trả trong nhiều tháng sau khi đặt mua một chiếc máy khoan trên AliExpress nhưng lại nhận được một bức ảnh in của sản phẩm thay vì hàng thật.
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.
Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

10:47:38 03/02/2025
Vườn thú đầu tiên trên thế giới cho phép khách tham quan hóa trang thành loài chó tại Nhật Bản khai trương, giá vé lên đến 7,8 triệu đồng.
Chó cưng hướng đống lá sủa liên tục, người phụ nữ tò mò tới xem thì hốt hoảng phát hiện sinh vật bí ẩn

Chó cưng hướng đống lá sủa liên tục, người phụ nữ tò mò tới xem thì hốt hoảng phát hiện sinh vật bí ẩn

10:42:20 03/02/2025
Theo Dodo, vào tháng 1 năm 2024, trong lúc dạo bước trên con đường mòn trong rừng cùng chú chó của mình, một người phụ nữ ở Pennsylvania (Mỹ) nhận thấy có điều gì đó kỳ lạ.

Có thể bạn quan tâm

Vợ Cường Đô La mang thai lần 3?

Vợ Cường Đô La mang thai lần 3?

Sao việt

20:35:17 07/02/2025
Đàm Thu Trang cho biết thời gian qua cô tăng hơn 2kg do ăn uống thoải mái dịp lễ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là rất nhiều người đã nhắn tin hỏi thăm, thậm chí đồn đoán rằng cô đang mang thai em bé thứ 3.
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát

Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát

Pháp luật

20:28:02 07/02/2025
Ngày 7/2, Công an huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh điều tra vụtrộm xe máy, đối tượng gây ánbỏ chạy từ TP Hồ Chí Minh về Long An sau đó dùng dao tự đâm vào người gây thương tích...
Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Sáng tạo

20:23:01 07/02/2025
Về quê ăn Tết Nguyên đán, tôi lác mắt vì những món đồ bố mua: Siêu cấp tiện lợi, tiết kiệm nhiều sức nhiều tiền!
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Tin nổi bật

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Hành động "lạ" của cô gái trẻ giữa vườn hoa mận trắng xóa ở Lào Cai khiến dân mạng nóng mắt

Hành động "lạ" của cô gái trẻ giữa vườn hoa mận trắng xóa ở Lào Cai khiến dân mạng nóng mắt

Netizen

20:00:22 07/02/2025
Hình ảnh nữ du khách liên tục rung lắc cành mận cho hoa rơi lả tả để tạo dáng chụp ảnh đã vấp phải sự phàn nàn, lên án của dân mạng.
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Thế giới

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3

Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3

Sao châu á

19:48:03 07/02/2025
Theo tờ QQ, những ngày qua, mối quan hệ của vua hài Thẩm Đằng và nữ diễn viên Lâm Duẫn nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng xứ tỷ dân.
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Góc tâm tình

17:59:48 07/02/2025
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.
Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Hậu trường phim

17:56:41 07/02/2025
Sina đưa tin biên kịch Vu Chính ký hợp đồng với diễn viên trẻ Triệu Tình và marketing cô là sự kết hợp giữa Triệu Lệ Dĩnh, Vương Sở Nhiên và Tống Tổ Nhi.