Chuyện lạ Lai Châu: Loại củ vứt đi, nay đào lên bán kiếm bộn tiền
Mỗi lần thu hoạch chuối, nông dân huyện Phong Thổ ( Lai Châu) thường không xử lý phần gốc vì để hoai mục thành phân hữu cơ trong đất. Mấy năm gần đây, củ chuối đã trở thành một mặt hàng bán chạy giúp bà con thêm thu nhập.
Theo hướng những người dân điều khiển xe máy chở củ chuối đi bán, tôi đến điểm thu mua của một thương lái người Trung Quốc thuê đất ở bản Tả Phìn ( xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Tại đây, nhiều củ chuối có trọng lượng từ 8 – 15kg chất thành khối lớn trên nền đất rộng chờ thái mỏng phơi khô.
Người dân xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu phơi củ chuối thuê mỗi ngày cũng kiếm được khoản tiền không nhỏ.
Chị Phàn Tuyết Linh ở bản Tả Phìn chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi trồng 500 gốc chuối. Sau khi thu hoạch buồng xong không can thiệp đến phần gốc vì để hoai mục làm phân bón cho đất hoặc lên chồi mới lấy giống trồng vì củ già mang về gia súc, gia cầm cũng không ăn.
Công việc đào củ chuối rất vất vả. Thoạt nhìn, một phần củ chuối nằm trên mặt đất nhưng rễ lại ăn sâu xuống dưới khó đào. Nhất là đối với những cây chuối trồng từ 2 – 3 năm tuổi. Mặt khác, nương đồi trồng chuối xa, đường đi gập ghềnh, nhiều gia đình muốn đào cũng không dễ.
Video đang HOT
Hiện nay, việc bán củ chuối mới tập trung ở những hộ gia đình có nương gần đường. Củ chuối sau khi thu hoạch phải gọt, cắt rễ sạch thương lái mới mua. Người dân đào củ chuối bán từ năm 2017 nhưng thời điểm đó chưa có máy thái, phải lấy dao băm nhỏ phơi khô nên không phổ biến.
Năm 2019, thương lái đầu tư máy thái củ chuối, công suất nhanh gấp nhiều lần, nhu cầu thu mua lớn giúp người dân bán có nguồn thu cao hơn.
Theo bà con nơi đây, thương lái Trung Quốc mua củ chuối nghiền thành bột làm thức ăn chăn nuôi. Những củ chuối đem bán từ cây đã thu hoạch buồng hoặc bị sâu bệnh panama, sâu đục thân, đốm lá… không còn khả năng sinh trưởng, phát triển.
Đến nay, diện tích chuối trong toàn huyện Phong Thổ lớn, khoảng 4.000ha, do đó trước mắt việc làm này không lo cạn kiệt nguồn cây giống. Thậm chí đối với một số diện tích chuối bị sâu bệnh, người dân đang muốn phá bỏ để cải tạo đất, sau đó mới trồng lại.
Cùng với bán củ chuối, nhiều người dân còn đi phơi, thái chuối thuê cho thương lái. Tại điểm tập kết thu mua chuối có đến 9 người dân từ các xã Ma Ly Pho, Hoang Thèn làm thuê. Anh Mùa Xuân Tìn ở bản Hoang Thèn (xã Hoang Thèn) tâm sự: Nhà tôi cũng trồng chuối nhưng vì nương xa quá nên không đào củ bán mà đến đây làm thuê. Công việc phơi, thái chuối cũng nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và thu nhập đạt 190 nghìn đồng/ngày.
Những ngày cuối năm, công việc trên nương đã gọn, các gia đình tất bật hái rau, cắt lá dong, chặt ống giang mang đi chợ bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Và, việc bán củ và thái, phơi củ chuối thuê cũng đem lại một khoản tiền cho bà con sắm tết.
Theo Hoài Thương (Báo Lai Châu)
Bát cơm nghĩa tình ở Pa Vây Sử
Quốc phòng (KT-QP) 356 (Quân khu 2) thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, làm công tác dân vận, củng cố quốc phòng - an ninh, triển khai thực hiện dự án đầu tư KT-QP, phát triển kinh tế trên địa bàn chín xã biên giới huyện Phong Thổ (Lai Châu). Hơn 10 năm qua, những việc làm của oàn đã góp phần thiết thực làm thay da đổi thịt vùng đất gian khó này.
Bộ đội oàn Kinh tế - Quốc phòng 356 (Quân khu 2) cùng cô giáo lớp mầm non bản Pờ Xa, xã Pa Vây Sử chuẩn bị bữa trưa cho học sinh.
Trong thực hiện nhiệm vụ, từ các dự án kinh tế, oàn KT-QP 356 đã tạo ra những mô hình phát triển kinh tế, phương pháp, cách thức sản xuất trồng rau, chăn thả gia súc, gia cầm theo phương pháp khoa học và tổ chức cho người dân học tập, làm theo. Những mô hình điểm của oàn, hiện đã được phổ biến khá rộng rãi trong các hộ người dân trên địa bàn. Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình đã phát triển cho thu nhập ổn định, giúp người dân thoát nghèo.
Cùng với đó, trong quá trình "cắm bản" thực hiện nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ đơn vị gắn bó trực tiếp cuộc sống của nhân dân, hiểu cuộc sống, phong tục, tập quán của địa phương. ại tá Nguyễn Văn Cường, oàn trưởng, chia sẻ: Một lần ghé qua lớp học mầm non ở bản Pờ Xa, xã Pa Vây Sử, vào giờ nghỉ trưa, thấy các cháu ăn cơm nguội, mèn mén, anh em trong đoàn công tác không khỏi chạnh lòng. Về vấn đề này, cô giáo Lò Thị Nho, 27 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp học mầm non bản Pờ Xa, thuộc Trường mầm non xã cho biết: Hằng sáng đưa các cháu đến lớp, bố, mẹ đều gửi kèm theo khẩu phần cơm ăn trưa. Tiêu chuẩn bán trú của các cháu được hỗ trợ năm nghìn đồng, Trường mầm non của xã dùng số tiền ấy nấu thức ăn rồi đem chia cho các điểm trường, các cháu ăn với cơm nhà mang theo từ sáng. Cô Nho kể rằng, cơm trưa các cháu mang theo cũng có cơm trắng, song vẫn còn nhiều cháu mang theo cơm độn ngô, độn sắn, hoặc chỉ là mèn mén. Cơm để trong hộp nhựa hoặc ca-men, khi ăn đã nguội lạnh, không sẵn đồ cho nên không thể hâm nóng được.
Trưởng bản Pờ Xa Vàng A Dơ cho biết: Bản có 36 hộ, với 300 nhân khẩu, tất cả là người H'Mông, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Bản có một lớp học mẫu giáo gọi là điểm trường, cách trung tâm UBND xã 500 m. Tuy nhiên, gia đình nhiều cháu ở cách xa lớp học chừng gần 2 km đường đồi núi, không tiện đưa đón buổi trưa. Lớp mẫu giáo ghép này có 24 học trò từ ba đến năm tuổi. ây là lớp học bán trú dân nuôi, cho nên mỗi sáng sớm, khi gia đình đưa các cháu đến lớp đều mang theo cơm buổi trưa. Trưởng bản Pờ Xa có con gái thứ hai (năm tuổi) đang theo học tại lớp.
Sau khi chứng kiến bữa cơm trưa của các cháu ở lớp học bản Pờ Xa, ại tá Cường về đơn vị trao đổi trong chỉ huy oàn, sau đó đề xuất chủ trương hỗ trợ gạo nấu cơm trưa cho các cháu. Chủ trương ấy ngay lập tức được chỉ huy đơn vị thống nhất. Trước mắt, cán bộ chỉ huy oàn góp tiền tài trợ số gạo nấu cơm cho các cháu. Từ đó, mỗi buổi trưa, nồi cơm của cán bộ, chiến sĩ của oàn KT-QP 356 lại thêm phần cho 24 cháu nhỏ. Cứ gần đến bữa, anh em nuôi quân đơn vị thay phiên nhau cho cơm vào thùng xốp bảo quản giữ ấm rồi đưa ra điểm trường, cũng vừa lúc thức ăn của Trường mầm non xã Pa Vây Sử mang vào chia cho các cháu. Vậy là buổi sáng đưa các cháu đến lớp gia đình không phải địu thêm cặp lồng cơm, buổi trưa vẫn có cơm dẻo, thức ăn nóng.
Cô giáo Nho cho biết, trước kia, các cháu thường xuyên nghỉ học, nhưng từ ngày được các bác, các chú bộ đội oàn KT-QP 356 hỗ trợ cơm nóng buổi trưa, cháu nào cũng thích đi học và đi học rất đều...
Thời gian tới, ảng ủy, Chỉ huy oàn KT-QP 356 sẽ bàn bạc, thống nhất hỗ trợ gạo nấu cơm trưa lâu dài cho học sinh mầm non. ấy chính là cách chia sẻ thiết thực với gia đình các cháu qua đó giúp nhà trường tổ chức công tác dạy và học tốt hơn.
ỨC ÀO
(Báo Quân khu 2)
Theo Nhân dân
Sự thật thông tin "9 bé trai bị bán qua biên giới" gây xôn xao dư luận Thông tin "một đường dây nghi buôn bán trẻ em với 9 bé trai chuẩn bị được đưa qua biên giới thì bị Công an huyện Phong Thổ, Lai Châu ngăn chặn" đã gây xôn xao dư luận. Chiều tối ngày 23/11, trên mạng xã hội lan truyền thông tin với nội dung: Công an huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vừa ngăn...