Chuyện lạ: Giáo viên thuê người thay mình đứng lớp vẫn được trường đồng ý!
Một giáo viên ở Gia Lai được giao phụ trách các lớp học nhưng đã thuê người dạy thay và lạ hơn là ban giám hiệu nhà trường vẫn đồng ý.
Ngày 7-12, nguồn tin phóng viên Báo Người Lao Động cho biết UBND huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đã xử lý đối với các sai phạm tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông. Trong đó, đáng chú ý là việc giáo viên không đứng lớp mà thuê người khác dạy thay vẫn được nhà trường chi trả lương và các khoản phụ cấp.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Chư Pah đã thành lập đoàn kiểm tra các thông tin phản ánh Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông có nhiều sai phạm.
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Rơ Châm Thom – giáo viên tại trường – trình bày từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023, ông không đi dạy mà nhờ 2 người có trình độ sư phạm dạy thay các lớp mình phụ trách. Trong đó, năm học 2022-2023, ông nhờ bà Bùi Thị Hường dạy thay lớp 5B, năm học 2023-2024 nhờ bà Trần Thị Tâm dạy thay lớp 1B.
Ông Rơ Châm Thom, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, thuê người thay mình đứng lớp nhưng vẫn được chi trả đầy đủ các chế độ
Hằng tháng, ông Thom nhờ ông Trần Văn Tĩnh, hiệu trưởng nhà trường, trả tiền cho 2 người trên từ 6,5 – 6,8 triệu đồng. Ông Thom cũng đưa thẻ ATM, mật khẩu của mình cho ông Tĩnh.
Ông Thom còn đề nghị kiểm tra việc trả tiền của ông Tĩnh cho 2 cô giáo, vì số tiền thực tế hiệu trưởng trả cho 2 cô bao nhiêu thì ông không biết.
Tuy nhiên, trong các buổi làm việc ngày 22-1, 22-5 và 29-5, ông Thom lại nói bản thân hay đau ốm nên nhờ ông Tĩnh giới thiệu giáo viên dạy thay. Ông đã gặp trực tiếp bà Hường, bà Tâm để thỏa thuận việc dạy thay. Tháng 9-2022, ông Thom đưa 6,5 triệu đồng, nhờ ông Tĩnh trả tiền cho cô Tâm. Cô đã nhận 6 triệu đồng, ông Tĩnh trả lại ông Thom 500.000 đồng.
Từ tháng 10-2022 đến tháng 5-2023, ông Thom trực tiếp trả tiền cho cô Tâm với số tiền 6 triệu đồng/tháng. Riêng tháng 12-2023, ông đưa thẻ, mật khẩu và nhờ cô Hường rút hết tiền. Ông Thom đã trả 24 triệu đồng tiền công dạy 3 tháng cho cô Hường, số tiền còn lại ông giữ.
Theo ông Thom, trong thời gian xin nghỉ dạy, ông đã trao đổi với hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường và thông qua cuộc họp của hội đồng trường. Nguyện vọng của ông là được nghỉ việc hưởng chế độ.
Video đang HOT
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Thom cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc khám chữa bệnh từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng ông không cung cấp được vì “đi chữa bệnh tại nhà thầy mo”, không có hồ sơ!
Trong khi đó, cô Trần Thị Tâm và cô Bùi Thị Hương cho hay ông Thom đã liên hệ, đề nghị họ dạy thay. Sau đó, họ đã liên hệ hiệu trưởng nhà trường và được đồng ý. Trong quá trình họ dạy học, ông Thom có mặt tại lớp, chỉ nghỉ vào những ngày bị ốm (?).
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Trần Văn Tình trình bày được các giáo viên báo cáo việc dạy học của ông Thom không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, ông Thom là người đồng bào dân tộc thiểu số, từng đi đầu trong công tác xóa mù chữ. Do đó, nhà trường muốn kéo dài thời gian công tác để ông Thom được hưởng chế độ nghỉ một lần. Hiệu trưởng cùng tập thể giáo viên đã đồng ý để ông Thom thuê người dạy thay, ông vào lớp hỗ trợ.
Theo kế toán Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, ông Thom không có đơn xin nghỉ dạy, cũng không có văn bản nào thể hiện việc ông nghỉ việc. Vì vậy, kế toán vẫn tham mưu thủ trưởng đơn vị chi trả chế độ cho ông Thom.
Đoàn kiểm tra của huyện Chư Pah kết luận ban giám hiệu, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông đồng thuận cho ông Rơ Châm Thom thuê người dạy thay từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng vẫn được nhà trường chi trả các chế độ là sai quy định.
Giáo viên trẻ bức xúc vì mặc đẹp lại bị hiệu trưởng mời lên chỉnh đốn, nhìn bộ đồ cô mặc, mọi người tái mặt: "Làm trò gì vậy?"
Tưởng sẽ được bênh, nhưng bài đăng của cô giáo này về cách ăn mặc của mình lại nhận về "bão" phẫn nộ.
Giáo viên không chỉ giữ vai trò truyền đạt kiến thức mà còn là biểu tượng của sự chuẩn mực, một hình mẫu để mọi người học tập và noi theo. Từ tiếng nói đến phong cách ăn mặc, mỗi hành động, mỗi quyết định của người giáo viên đều phản ánh sự chuyên nghiệp và thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp. Họ không chỉ dạy cho học sinh về tri thức mà còn hướng dẫn cách sống và cách thể hiện mình một cách đúng đắn trong xã hội.
Mới đây, một nữ giáo viên trẻ người Trung Quốc đã lên MXH bày tỏ sự bất bình của bản thân. Theo đó, cô cho rằng mình chỉ mặc một bộ váy hồng tuy hơi điệu nhưng không hề hở hay khó nhìn gì mà không hiểu sao lại bị hiệu trưởng mời lên nói chuyện và chỉnh đốn cách ăn mặc. Để chứng minh rằng những gì mình nói ra là đúng, nữ giáo viên còn đăng tải bức ảnh của mình trong bộ váy màu hồng kể trên.
Chiếc váy hồng mà cô giáo mặc đi làm
Ban đầu, nữ giáo viên này nghĩ rằng lời than phiền của bản thân trên MXH sẽ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mạng, nhưng không ngờ cô lại nhận về cái kết... "đắng" khi đa phần đều đồng tình với hành động của hiệu trưởng và cho rằng cô ăn mặc như vậy là không phù hợp.
Cụ thể, netizen cho rằng bộ váy này tuy không hở vì kiểu dáng nhưng chất vải lại quá mỏng và form đồ thì rườm rà, không phù hợp với hình ảnh của những người làm công tác giáo dục. Giáo viên nên lựa chọn quần áo có kiểu dáng thanh lịch, đoan trang, không nên ăn mặc lòe loẹt thái quá. Thay vì tập trung vào quần áo, cộng đồng mạng cho rằng giáo viên nên dành thời gian và công sức để nâng cao trình độ giảng dạy. Dẫu biết rằng việc giáo viên ăn mặc đẹp không phải là điều xấu, nhưng nếu giáo viên quá chăm chút vào ăn mặc và lựa chọn trang phục không phù hợp có thể ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
Bộ trang phục của cô được cho là không phù hợp để mặc đi giảng dạy.
Ai cũng có quyền theo đuổi cái đẹp, và cô giáo còn trẻ trung thì việc thích ăn diện càng là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của cái đẹp phải phù hợp với hình ảnh người giáo viên.
Khác với các nghề nghiệp khác, giáo viên được mệnh danh là những "kỹ sư tâm hồn". Chính vì lẽ đó mà từng lời nói, từng hành động của họ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, điều đó đòi hỏi giáo viên phải có sự "chuẩn mực" nhất định.
Khi đứng lớp, giáo viên cần lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ để thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nghề giáo mà còn để tạo ra một hình ảnh gương mẫu cho học sinh. Trang phục cần phải đoan trang, nghiêm túc và không quá lòe loẹt, đảm bảo tạo được sự thoải mái trong quá trình giảng dạy và không làm rối loạn sự chú ý của học sinh.
Nhiều netizen cho rằng khi đã lựa chọn trở thành giáo viên, bạn cần phải điều chỉnh "tình yêu cái đẹp" của mình sao cho phù hợp. Bởi vì công việc của bạn là giảng dạy và giáo dục học sinh, chứ không phải là ngôi sao hay người nổi tiếng trên mạng, bạn nên dành thời gian và công sức để cải thiện phương pháp giảng dạy của mình, làm tăng sự chú ý của học sinh đối với bài học, khơi gợi tư duy của học sinh, hướng dẫn học sinh phát triển nhân cách một cách toàn vẹn. Đó mới là những việc mà giáo viên nên làm.
Cho dù việc "làm đẹp" chỉ đơn giản là để thỏa mãn tình yêu cái đẹp và không có bất kỳ lý do nào khác, nhưng chỉ cần nó không phù hợp với yêu cầu về trang phục và vẻ ngoài của giáo viên và ảnh hưởng đến việc học và sức khỏe tâm lý của học sinh, thì nó cần được xem xét lại.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nữ giáo viên phải "làm xấu" bản thân, không có quyền "làm đẹp". Nhưng việc ăn mặc phải cho phù hợp với phong cách, cá tính của bản thân nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh.
Để lựa chọn trang phục phù hợp với phong cách và tính cách cá nhân mà vẫn phù hợp với môi trường giáo dục, giáo viên có thể áp dụng các nguyên tắc sau:
1. Ưu tiên sự thoải mái và nghiêm túc: Chọn các bộ trang phục thoải mái để có thể dễ dàng di chuyển và thực hiện các hoạt động dạy học, đồng thời vẫn toát lên được vẻ nghiêm túc, chuyên nghiệp.
2. Tránh trang phục lòe loẹt: Tránh những bộ đồ có màu sắc quá sặc sỡ hay hoa văn rối mắt, điều này có thể làm xao lạc sự chú ý của học sinh.
3. Tuân thủ quy định của cơ sở giáo dục: Mỗi trường học có thể có những quy định riêng về trang phục giáo viên. Hãy chắc chắn rằng bạn biết và tuân theo các quy định này.
4. Chọn trang phục phản ánh tính cách: Giáo viên có thể lựa chọn những trang phục phản ánh đúng đắn tính cách của mình thông qua việc chọn lựa chất liệu, kiểu dáng có thể đại diện cho cá tính mà vẫn giữ được sự đơn giản, tinh tế.
5. Đảm bảo sự kín đáo: Trang phục nên đủ kín đáo, không quá hở hay chật chội, đồng thời phù hợp với độ tuổi và vóc dáng.
Ảnh minh họa
6. Phù hợp với hoạt động giảng dạy: Nếu giáo viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc thể chất, nên chọn trang phục phù hợp với hoạt động đó.
7. Xem xét phản ứng của học sinh: Nếu nhận thấy rằng bất kỳ bộ trang phục nào gây chú ý không cần thiết hoặc xao lạc sự chú ý của học sinh, có thể cần phải cân nhắc lại sự lựa chọn.
Bằng cách áp dụng những nguyên tắc trên, giáo viên có thể tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp và đồng thời thể hiện được phong cách cá nhân của mình mà không làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Không vi phạm kỷ luật, không nhận quà biếu xén, 1 cô giáo vẫn bị phụ huynh "tố cáo", nguyên do khiến nhiều người ấm ức thay Giáo viên thì cũng là người bình thường, phụ huynh không nên soi mói quá đáng! 1. Nghề giáo không dễ làm: Vì một chiếc áo khoác, cô giáo bị phụ huynh ý kiến Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một cô giáo xinh đẹp, trẻ tuổi ở Thẩm Dương mua một chiếc áo khoác lông đắt tiền và đăng ảnh lên mạng...