Không vi phạm kỷ luật, không nhận quà biếu xén, 1 cô giáo vẫn bị phụ huynh “tố cáo”, nguyên do khiến nhiều người ấm ức thay
Giáo viên thì cũng là người bình thường, phụ huynh không nên soi mói quá đáng!
1. Nghề giáo không dễ làm: Vì một chiếc áo khoác, cô giáo bị phụ huynh ý kiến
Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một cô giáo xinh đẹp, trẻ tuổi ở Thẩm Dương mua một chiếc áo khoác lông đắt tiền và đăng ảnh lên mạng xã hội. Không ngờ, hành động này đã bị một phụ huynh ý kiến lên hiệu trưởng.
Sau khi xem bức ảnh cô giáo đăng, phụ huynh đã chụp màn hình và tra cứu, phát hiện chiếc áo này có giá tới 28.000 nhân dân tệ (hơn 98 triệu đồng), một con số không hề nhỏ.
Họ nghi ngờ về khả năng tài chính của cô giáo, bởi lương giáo viên mỗi tháng chỉ khoảng ba đến bốn nghìn nhân dân tệ, trong khi chiếc áo cô mặc gần bằng cả năm lương. Vậy cô lấy tiền ở đâu ra để mua? Chẳng lẽ phải nhịn ăn nhịn uống?
Qua quá trình điều tra của nhà trường, không tìm thấy bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo nào từ cô giáo. Những nghi ngờ về việc nhận quà từ phụ huynh hay dạy thêm thu phí đều không có cơ sở.
Cô giáo giải thích rằng, lý do cô mua chiếc áo đắt tiền này là vì điều kiện kinh tế gia đình cô khá tốt, cha mẹ thường xuyên hỗ trợ tài chính cho cô.
Chiếc áo khiến cô giáo “dính họa”
“Yêu cái đẹp là bản năng của con người”. Không chỉ những giáo viên có công việc ổn định, ngay cả các bà nội trợ toàn thời gian cũng thường mặc áo lông vào mùa đông vì vừa giữ ấm vừa hợp thời trang.
Tuy nhiên, khi đặt trường hợp này vào một giáo viên, điều đó lại trở nên khó chấp nhận trong mắt phụ huynh.
Trong suy nghĩ của nhiều người, giáo viên nên có hình ảnh giản dị và cổ điển. Hình ảnh thời thượng của cô giáo này khiến phụ huynh nghi ngờ.
Mặc dù cô giáo đã giải thích rõ ràng, phụ huynh cảm thấy xấu hổ và thừa nhận hành động của mình là vội vàng, đã hiểu lầm cô giáo. Cuối cùng, họ gửi lời xin lỗi.
Video đang HOT
Tuy vậy, sự việc này vẫn gây ra tranh cãi trên mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhà trường. Vì thế, trường học quyết định đưa ra hình thức kỷ luật nhẹ đối với cô giáo và nhắc nhở mọi người cần chú ý đến hình ảnh cá nhân trong tương lai.
2. Giáo viên cũng là người bình thường!
Trước đây, có một cô giáo thuộc thế hệ 9x, sau khi trúng tuyển làm giáo viên, không chú ý đến việc quản lý hình ảnh bản thân.
Cô thường xuyên ăn mặc thời thượng, yêu thích trang điểm và làm đẹp. Bộ móng tay dài của cô khiến người ta liên tưởng đến các “phi tần” trong phim cung đình.
Hệ quả là mỗi khi cô vào lớp, học sinh trong lớp không tập trung, đặc biệt có một số nam sinh còn huýt sáo. Một số nữ sinh bắt đầu bắt chước phong cách trang điểm của cô, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh.
Làm giáo viên là phải làm gương. Vì tiếp xúc hàng ngày với học sinh, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến các em. Việc ăn mặc và phong cách của giáo viên chắc chắn sẽ tác động đến nhận thức của học sinh.
Vì lý do này, nhiều trường học đã quy định giáo viên không được mặc trang phục lập dị hay trang điểm đậm để tránh ảnh hưởng không tốt đến học sinh.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng giáo viên cũng chỉ là người bình thường. Họ có quyền lựa chọn trang phục theo sở thích và điều kiện kinh tế của mình.
3. Phụ huynh cần làm gương và hướng dẫn con cái đúng đắn
Thứ nhất, phụ huynh là tấm gương cho con học tập.
Hành vi và thái độ của phụ huynh ảnh hưởng đến con cái còn sâu sắc hơn cả giáo viên.
Nếu không muốn con cái trở nên quá coi trọng hình thức hay bị ám ảnh bởi vật chất, cha mẹ cần làm gương, thể hiện sự khiêm tốn, trung thực, và giản dị.
Thay vì chạy theo so sánh về vật chất, hãy dạy con hiểu rằng giá trị của một người không được quyết định bởi những gì họ sở hữu mà bởi phẩm chất, hành vi và tính cách bên trong của họ.
Thứ hai, hướng dẫn con có quan niệm đúng đắn về tiền bạc.
Hãy giúp trẻ xây dựng ý thức quản lý tài chính từ những việc nhỏ nhất.
Khi đi siêu thị, cha mẹ có thể dẫn con theo để trẻ nhận biết giá cả, học cách so sánh, và hiểu giá trị của tiền bạc.
Ngoài ra, việc cho con một khoản tiền tiêu vặt và hướng dẫn trẻ quản lý chi tiêu cũng rất cần thiết. Điều này giúp trẻ hình thành ý thức tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Bằng cách đồng hành và dạy dỗ con cái đúng cách, cha mẹ sẽ giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc không đến từ những giá trị vật chất mà nằm ở nội tại của mỗi người và những mối quan hệ yêu thương xung quanh.
Phụ huynh Hà Nội lặng người khi chứng kiến cảnh tượng con tan ca học lúc 21h tối, loạt biểu hiện sau đó của con càng đáng lo hơn
"Mình thực sự lo lắng cho con", phụ huynh này chia sẻ.
Trong xã hội hiện đại, áp lực học tập ngày càng trở nên nặng nề đối với học sinh. Các em không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập mà còn phải gánh vác kỳ vọng cao từ phía gia đình và xã hội. Ngoài ra, sự xuất hiện của công nghệ và mạng xã hội cũng tạo thêm áp lực về việc duy trì hình ảnh cá nhân và quản lý thời gian giữa việc học và giải trí. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại khiến cho tình trạng căng thẳng và mệt mỏi trong giới học sinh ngày càng trở nên phổ biến.
Mới đây, trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội, một người mẹ đã chia sẻ về những áp lực học tập mà con mình đang gặp phải. Được biết, con vị này đang học lớp 10 tại một trường THPT có tiếng tại Hà Nội. Đặt mục tiêu đạt học bổng toàn phần một trường đại học quốc tế, nên con của vị này quyết tâm học hành chăm chỉ ngay từ đầu, cũng chỉ vì thế mà lịch trình một ngày của em luôn dày đặc.
Cụ thể, mỗi ngày, nữ sinh học sáng đến chiều ở trường, rồi từ trường lại đi học thêm luôn. Mọi thứ cứ như guồng quay như vậy, song mới đây, thầy giáo ở trung tâm có thông báo tới phụ huynh sẽ tăng giờ học đến 21h tối. Điều này đồng nghĩa với việc sắp tới, thời gian từ sáng đến tối của cô bé sẽ có học và học mà không có thời gian dành cho bản thân.
"Mình thực sự lo lắng cho con. Về đến nhà cũng 21h30, ăn cơm tối 1 mình, trông con rất mệt mỏi. Mẹ hỏi chuyện con cũng chẳng buồn trả lời. Con nói con rất mệt, con muốn ăn nhanh rồi nghỉ ngơi. Mẹ lo lắng bảo hay là thôi nghỉ học thêm đi con thì con cũng không chịu, vì con rất mong muốn đạt được học bổng. Con như thế thật tội, bạn ấy mạnh mẽ thì không sao, đằng này trông con mệt mỏi thấy rõ mà mình không biết phải làm sao", người mẹ lo lắng chia sẻ.
Ảnh minh họa
Trước vấn đề này, các bậc phụ huynh khác thi nhau đưa ra quan điểm. Người cho rằng nếu con cái biết đặt quyết tâm cao cho mục tiêu của mình, nên lấy đó là niềm hạnh phúc. Nhiệm vụ của phụ huynh là khuyến khích và bên con nhiều nhất có thể, cũng như chăm sóc bữa ăn giấc ngủ của con chu đáo hơn.
Song song với đó, không ít người cho rằng con đang chịu quá nhiều áp lực học tập, mà bỏ bê sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việc học tập quan trọng, nhưng sức khỏe và những trải nghiệm thực tế ngoài kia cũng quan trọng không kém. Phụ huynh nên ngồi xuống nói chuyện với con, động viên con không nên cố quá sức vì bố mẹ không đặt áp lực con phải thế này thế kia.
- Con bạn tự tìm thấy động lực để cố gắng, vậy là mừng rồi, mẹ chú ý bồi bổ cho con đủ chất và nhắc con nghỉ ngơi điều độ.
- Cuộc đời này có quả ngọt nào mà đạt được dễ dàng đâu ạ. Con đang rất nỗ lực, mẹ nên động viên và cho con hiểu rằng mình luôn ở bên cạnh con khi con cần. Nói với con rằng cha mẹ luôn ở đây nếu con mệt quá hãy bảo cha mẹ nhé!
- Con có chí vậy tốt quá, mẹ nên động viên và chăm sóc con tốt để con có sức khỏe theo đuổi mục tiêu ạ.
- Mỗi người một quan điểm khác nhau, riêng nhà mình thì không đánh đổi sức khỏe lấy thành tích học tập. Việc học quan trọng nhưng sức khỏe cũng quan trọng không kém mà, đặc biệt là sức khỏe tinh thần ý. Cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn việc cạnh tranh giành giật học bổng này, thành tích kia. Mà có chắc là khi giành được học bổng, vào môi trường mới con sẽ thôi không cật lực "cày bừa" để đạt được những mục tiêu tiếp? Lại 1 guồng quay mới và lại không có thời gian để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp, thật sự mình thấy quá mệt mỏi!
- Tình trạng chung của các bạn học sinh hiện nay thì phải. Nhìn con xót lắm nhưng mà con mình không nỗ lực, không cố gắng, không phấn đấu thì mục tiêu đặt ra sẽ không đạt được, ước mơ của con sẽ không thành. Chỉ biết động viên con về mặt tinh thần, đưa đón con mỗi khi có thể. Về thể lực thì giục con ngủ sớm, ngày nào cũng phải ngủ đủ 7-8 tiếng mặc dù điều này rất khó với các con.Về dinh dưỡng thì cho uống thêm thuốc bổ, xay các loại sữa hạt cho uống, hôm thì nước hoa quả ép... Đó là cách mình đang đồng hành cùng con, xin chia sẻ với bạn.
Phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng giữa học tập và vui chơi, giải trí?
Trong giai đoạn phát triển của trẻ, việc cân bằng giữa học tập và vui chơi là hết sức quan trọng. Phụ huynh có một vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ con cái tạo dựng sự cân bằng này. Để làm được điều đó, đầu tiên, cha mẹ cần phải là những tấm gương về việc quản lý thời gian hiệu quả.
Họ có thể cùng con lập ra một thời gian biểu hợp lý, trong đó phân chia rõ ràng các khoảng thời gian dành cho học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Cần khích lệ trẻ tự quản lý thời gian của mình thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng ghi chú hoặc lịch trình.
Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc tham gia các hoạt động nhóm còn giúp trẻ học được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần khuyến khích con tự do khám phá và theo đuổi đam mê của mình. Tôn trọng sự lựa chọn và quan điểm cá nhân của trẻ, miễn là chúng không gây hại đến sức khỏe và tiến trình học tập. Giao tiếp hai chiều giữa cha mẹ và con cái, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của trẻ cũng là yếu tố cốt lõi để tạo dựng lòng tin và giúp con có động lực học tập, phát triển.
Vấn đề áp lực học tập cũng là một điểm cần được quan tâm. Phụ huynh không nên đặt nặng áp lực thành tích mà quên mất rằng sự hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của trẻ cũng quan trọng không kém. Hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý và khả thi, cùng con kiểm tra tiến trình học tập một cách định kỳ và nhìn nhận mọi thành công, dù nhỏ, như những bước tiến tích cực.
Cuối cùng, cha mẹ cần nhớ rằng việc học tập không chỉ diễn ra trong phòng học mà còn thông qua các trải nghiệm thực tế. Cho trẻ cơ hội để khám phá và học hỏi từ chính hoạt động hàng ngày, du lịch, tham gia các sự kiện văn hoá... sẽ mở rộng kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ.
Thông qua những bước đi phù hợp và sự hỗ trợ từ phụ huynh, trẻ sẽ học cách tự cân bằng giữa học tập và giải trí, phát triển một cách toàn diện và sẵn sàng cho những thách thức tiếp theo trong cuộc sống.
"Nhà em khó, không cho đi chơi với con trai": Thanh niên giả gái đối phó phụ huynh, đánh lừa luôn 10 triệu người Việt Nhiều người cho hay họ đã xem đi xem lại nhiều lần, đến lúc đọc bình luận và phản hồi của chính chủ thì mới chấp nhận sự thật. Mới đây trên mạng xã hội TikTok, chủ tài khoản có tên "Anh 5 Tý" đăng tải clip ghi lại khoảnh khắc giả gái đi đón người yêu, hút hơn 10 triệu view. Anh...