Chuyện lạ Đồng Nai: Các “quan chức” thôn xung phong đi nhặt rác
Trước tình trạng rác thải sinh hoạt còn vứt bừa bãi, mạng lưới thu gom rác chưa phủ khắp đến từng hộ dân trong ấp, chính quyền xã Tân Bình ( huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân tổ chức dịch vụ thu gom rác nhưng nhiều người “lắc đầu” vì lợi nhuận từ công việc này không cao lại vất vả.
Để giải quyết bài toán môi trường cho ấp, Trưởng ấp Bình Lục Lê Văn Tám và Phó trưởng ấp Bình Phước Bùi Công Khanh đã xung phong đi thu gom rác.
Trưởng ấp Bình Lục Lê Văn Tám cho biết, khi chính quyền địa phương giao nhiệm vụ cho các ấp vận động, thuyết phục hoặc tự tổ chức mô hình thu gom rác tại địa bàn, khu dân cư nơi địa bàn mình quản lý, ông đã xung phong nhận nhiệm vụ này vì trách nhiệm với cộng đồng dân cư.
“Không thể để các tuyến đường trong tổ, hẻm cụt của ấp tràn ngập rác thải ứ đọng, gây mất vệ sinh môi trường do không có người đứng ra thu gom hoặc một tuần mới thu gom một lần nên tôi nhận luôn nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt trong ấp” – ông Tám nói.
Trưởng ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) Lê Văn Tám kiểm tra xe ba gác chuẩn bị cho ngày thu gom rác hôm sau. Ảnh: Đ.PHÚ
Ông Tám vận động ông Nguyễn Thành Giang (người dân trong ấp) cùng ông thành lập Tổ thu gom rác ấp Bình Lục vào tháng 5-2012. Cả hai đã bỏ ra gần 30 triệu đồng mua chiếc xe ba gác cũ về sửa lại, tổ chức thu gom rác tại các hộ dân vào các ngày thứ hai, tư, bảy trong tuần.
Chủ tịch UBND xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) Thái Tam Sơn ghi nhận công việc thầm lặng, ý nghĩa của Trưởng ấp Bình Lục Lê Văn Tám và Phó trưởng ấp Bình Phước Bùi Công Khanh trong việc xung phong làm những việc khó, giúp địa phương tháo gỡ được khó khăn trong việc thu gom rác thải ở tận các ngõ, ngách từng ấp, tổ giúp đường sá sạch đẹp hơn, giảm bức xúc của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Ông Khanh bộc bạch, rác thải sinh hoạt trong các tổ, ấp ngày một nhiều. Nếu để rác ứ đọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, mỹ quan chung, ảnh hưởng đến tiêu chí tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của xã Tân Bình. Không thể để tình trạng này kéo dài nên ông đứng ra đảm nhiệm chứ nguồn thu từ việc làm này không cao, lại khá vất vả.
“Khi người dân 2 ấp Bình Phước, Bình Ý đăng ký nộp tiền thu gom rác ngày một đông, tôi phải triển khai thu gom hằng ngày và vào tận các con hẻm cụt để thu gom nên chi phí đội lên nhiều hơn. Tôi và các thành viên trong tổ phải chia nhau đi thu gom rác hằng ngày, dù thu nhập không cao nhưng tụi tui không ngại nắng mưa đi thu gom rác đúng giờ, không để rác ứ đọng lâu” – ông Khanh cho biết.
Tương tự, ông Tám cho hay số tiền thu được từ dân, sau khi trích nộp 3 khoản (trả công cho 10 người thu tiền, phí bảo vệ môi trường, phí cho đơn vị thu gom xử lý 15%) và đổ xăng, mỗi tháng các thành viên trong tổ được chia lợi nhuận 3,5 triệu đồng/người. “Tháng nào phải bảo dưỡng xe hoặc xe hư hỏng thì tụi tui làm không công. Tuy vậy, tụi tui vẫn thấy vui vì giải quyết được bài toán thu gom rác thải sinh hoạt tại ấp đạt trên 90%” – ông Tám nói.
Nỗ lực duy trì
Trưởng ấp Bình Lục Lê Văn Tám có nhà máy xay xát lúa nhỏ, 8 sào bưởi nên ngoài công việc của ấp và thu gom rác, ông phải dành thời gian phụ vợ lo kinh tế gia đình. Thấy công việc ấp của chồng quá bận rộn, hết lên UBND xã hội họp lại đến gặp dân triển khai, vận động, bà Tám đã đôi lần khuyên chồng tìm người khác chuyển giao công việc thu gom rác thải sinh hoạt nhưng ông Tám không đồng ý.
“Giờ bỏ thì ai làm. Rác lại ngập đường, ấp không thể đạt tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp cùng nông thôn mới được” – ông Tám, người có gần 40 năm gắn bó với phong trào ở ấp Bình Lục tâm sự.
Nhờ Tổ thu gom rác ấp Bình Phước, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) do ông Bùi Công Khanh thành lập mà hơn 1 ngàn hộ dân của 2 ấp Bình Phước, Bình Ý không bị ứ đọng rác thải sinh hoạt
Trong khi đó, Phó trưởng ấp Bình Phước Bùi Công Khanh dù kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng ông vẫn duy trì việc thu gom rác thải sinh hoạt không vì lợi nhuận mà vì công việc này chưa ai đứng ra thay ông làm. Hơn nữa, việc thu gom rác ngày một nhiều, phải tổ chức thu gom trong ngày, nếu không có ai đứng ra tổ chức thu gom thì dân kêu ca, bức xúc ảnh hưởng tới thi đua của ấp.
Do đó, hơn 10 năm nay hằng ngày, anh em ông Khanh vẫn thay phiên nhau chạy xe ba gác thu gom rác thải sinh hoạt của hơn 1 ngàn hộ dân ở 2 ấp Bình Phước, Bình Ý. Các bãi rác tự phát ven đường cũng được 2 ông thu gom sạch sẽ.
“Phí thu gom 22 ngàn đồng/hộ/tháng, vậy mà vẫn còn hộ không đóng phí, đổ trộm rác ra đường. Nếu không dọn thì ảnh hưởng mỹ quan chung, khi dọn thì chúng tôi phải mất nhiều công sức hơn” – ông Khanh cho biết.
Ông Huỳnh Ngọc Mai, Trưởng ấp Bình Phước nhận xét, tuy kinh tế gia đình của ông Khanh còn khó khăn nhưng vẫn tham gia công việc của ấp rất nhiệt tình, làm việc trách nhiệm, nhiệt huyết. Công việc thu gom rác thải sinh hoạt vốn vất vả, cực nhọc, thu nhập thấp nên không có người đứng ra nhận làm, nếu ông Khanh không làm thì các tuyến đường trong ấp cũng không sạch đẹp như ngày hôm nay.
Nhiều người dân ở các ấp Bình Lục, Bình Phước, Bình Ý đều công nhận từ khi 2 tổ thu gom rác sinh hoạt của ông Tám và ông Khanh đi vào hoạt động, rác thải trong các ngõ ngách ở khu dân cư 3 ấp được thu gom sạch sẽ, đường nông thôn nhờ đó đó giữ vững các tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp nên bà con ai cũng phấn khởi, không còn “khó chịu” bởi tình trạng rác thải ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường như trước đây.
Theo Đoàn Phú (Báo Đồng Nai)
5 ổ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Đồng Nai chỉ trong 10 ngày
Sau gần 10 ngày có ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên, đến nay, Đồng Nai đã bùng phát 5 ổ dịch. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của phía Nam bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Phun hóa chất cac phương tiện vận chuyển, ngăn ngừa dịch tả lợn Châu Phi lây lan rộng. Ảnh: PV
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, ổ dịch thứ 5 được phát hiện tại ấp Bình Ý, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Kết quả xét nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm của lợn tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa chỉ trên cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh, ngay sau khi phát hiện ổ dịch, huyện Vĩnh Cửu đã khoanh vùng dịch, tiêu hủy toàn bộ 63 con lợn tại trại chăn nuôi này đồng thời, tiến hành tiêu độc, khử trùng trang trại có lợn bị dịch và các vùng lân cận.
Chỉ sau gần 10 ngày, thủ phủ chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta là tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 5 ổ dịch trên địa bàn của 3 huyện.
UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết đã lập 7 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, kiểm soát toàn bộ lợn ra, vào huyện. Song song với đó, huyện đang triển khai tiêu độc, khử trùng tại các chợ, cơ sở giết mổ với tần suất mỗi ngày 1 lần để ngăn ngừa sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi.
Tính đến nay, Đồng Nai đã xuất hiện 5 ổ dịch tại 5 xã gồm: Đồi 61, Bình Minh (huyện Trảng Bom); Phước Thiền, Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) và Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu); dịch bệnh đã khiến lực lượng chức năng phải tổ chức tiêu hủy trên 870 con lợn nhiễm bệnh tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, 2 ổ dịch đầu tiên tại các xã thuộc huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch, chưa phát hiện thêm ổ dịch mới.
Nguồn: Anova Feed
Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y (Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai) cho biết, qua khảo sát tại 5 ổ dịch, cơ quan chức năng xác định 2 nguyên nhân chính gây bệnh dịch do quá trình vận chuyển và sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn.
Hiện Đồng Nai đang áp dụng mức hỗ trợ: Lợn con theo mẹ: 300.000 đồng/con; lợn cai sữa đến dưới 2 tháng tuổi: 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 - 4 tháng tuổi: 2 triệu đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị trên 4 tháng tuổi: 3 triệu đồng/con. Riêng mỗi con lợn nái, lợn đực giống đang khai thác sẽ nhận mức hỗ trợ cao nhất là 4,5 triệu đồng/con.
KH.V
Theo LĐO
Đặc sản Tết: "Cháy" hàng bưởi hồ lô Tài Lộc, giá 5 triệu đồng/cặp Những quả bưởi được tạo hình hồ lô có in nổi chữ "Tài Lộc", được nông dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trồng và tạo hình độc đáo, bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng mỗi cặp. Những ngày cuối năm, chúng tôi đã tìm về ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) để tìm...