Chuyển khoản nhầm 11 tỷ nhưng người nhận chỉ trả lại 2 tỷ, số còn lại đã bị ngân hàng tự động trích nợ: Tòa án thay đổi phán quyết
Được biết bên nhận tiền chuyển khoản nhầm đang nợ ngân hàng một số tiền lớn do làm ăn thua lỗ.
Khi có tiền chuyển vào tài khoản, ngân hàng đã tự động trừ tiền trả nợ theo đúng thỏa thuận của hợp đồng vay.
Chị Chu (trú tại Quảng Đông, Trung Quốc) là nhân viên tài chính của một công ty. Chị cho biết thời điểm cuối năm là bận rộn nhất, cần tổng hợp sổ sách trong năm, lập báo cáo tài chính năm, xử lý các vấn đề thuế và đối chiếu thanh toán.
Tại ngày xảy ra vụ việc, trong khi đang thanh toán tiền hàng, có đồng nghiệp đến hỏi về một vấn đề. Chị Chu vừa nghe đồng nghiệp hỏi, vừa nhập thông tin tài khoản thanh toán, không cẩn thận nhập nhầm số tài khoản, dẫn đến việc 3,2 triệu Nhân dân tệ (NDT) (khoảng 11 tỷ VND) tiền hàng bị chuyển nhầm sang một công ty khác.
Khi phát hiện ra vấn đề, chị Chu lập tức liên hệ với người phụ trách công ty đó là ông Vương, yêu cầu hoàn lại 3,2 triệu NDT tiền hàng. Do đây là lợi ích không chính đáng, ông Vương hiểu rõ tính nghiêm trọng của vấn đề và nhanh chóng đồng ý hoàn tiền. Tuy nhiên, sau nửa ngày chờ đợi, ông chỉ hoàn lại 600 nghìn NDT (khoảng 2 tỷ VND), còn 2,6 triệu NDT thì vẫn chưa thấy đâu.
Không nhận được tiền, chị Chu gọi điện thúc giục, ông Vương lại nói hiện tại không thể hoàn lại vì công ty đang thua lỗ, nợ ngân hàng 2,6 triệu NDT. Khi có tiền chuyển vào tài khoản, số tiền này đã bị ngân hàng tự động trừ đi để trả nợ. Nói xong, ông gửi cho chị lịch sử giao dịch, bảo rằng không phải là không muốn trả, mà thật sự không còn tiền.
Sau đó, chị Chu liên hệ với ngân hàng yêu cầu ngân hàng hoàn lại 2,6 triệu NDT và giải thích lý do, nhưng bị ngân hàng từ chối. Ngân hàng cho rằng việc trừ tiền từ tài khoản của ông Vương là hoàn toàn hợp lệ, theo đúng thỏa thuận trước đó của hai bên.
Video đang HOT
Không đồng ý với cách giải quyết của ngân hàng, công ty của chị Chu đã đệ đơn lên tòa án. Qua quá trình phân xử, tòa xác định ông Vương là người vay, có trách nhiệm hoàn trả khoản vay theo thời hạn đã thỏa thuận. Khi quá hạn, ngân hàng có quyền trừ tiền từ tài khoản của ông. Số tiền 3,2 triệu NDT trong vụ việc này đối với ông Vương được xem là lợi ích không chính đáng và ông Vương phải hoàn lại số tiền này.
Do đó, trong phiên xét xử sơ thẩm, tòa án quyết định: Ngân hàng không phải chịu trách nhiệm, ông Vương phải hoàn lại 2,6 triệu NDT cho công ty của chị Chu.
Tuy nhiên, công ty của chị Chu không đồng ý với phán quyết này và đã kháng cáo. Theo Bộ luật Dân sự nước này: “Hợp đồng đã được thiết lập hợp pháp chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan”. Trong vụ việc này, giữa ông Vương và ngân hàng có mối quan hệ hợp đồng vay, do đó hai bên có ràng buộc pháp lý. Còn đối với công ty của chị Chu, không tồn tại quan hệ hợp đồng nào, vì vậy ngân hàng nên hoàn trả số tiền này.
Cuối cùng, trong phiên xét xử phúc thẩm, tòa án quyết định: Ngân hàng phải hoàn lại 2,6 triệu NDT cho công ty của chị Chu.
Người đàn ông chuyển khoản nhầm 70 triệu vào tài khoản người đã khuất, không được trả lại bèn kiện cả nhà đối phương, tòa án: "Anh thật vô lý"
Vì gia đình đối phương nhất quyết không chịu trả lại tiền chuyển khoản nhầm, người đàn ông Trung Quốc bực tức khởi kiện tất cả ra tòa.
Phán quyết của tòa án đã khiến họ phải bất ngờ.
Trong báo cáo, một người đàn ông đã chuyển tiền thông qua ứng dụng ngân hàng trên di động nhưng bị nhầm tài khoản. Tài khoản của người nhận tiền đã qua đời cách đây một thời gian và việc liên lạc với những người thừa kế để yêu cầu hoàn lại tiền không thành công.
Vậy phải làm sao trong trường hợp này? Đó là vụ chuyển tiền nhầm tài khoản mà Tòa án nhân dân thành phố Quảng Đức (Trung Quốc) đã xét xử vào cuối năm 2023. Vì vụ việc có nhiều tình tiết đặc biệt nên thu hút không ít sự chú ý của dư luận.
Ảnh minh họa: Internet
Cụ thể, vào tháng 5 năm 2023, nguyên đơn Sun cần chuyển 20.000 NDT (tương đương gần 70 triệu VNĐ) phí lắp đặt cho một người tên là Liu Mou Jun, nhưng do lỗi thao tác, khoản tiền này đã chuyển nhầm vào một tài khoản ngân hàng khác có tên là Liu Mou You mở tại một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở Ninh Ba. Nội dung chuyển khoản có viết là "phí lắp đặt".
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, chủ tài khoản Liu Mou You đã qua đời vào tháng 2 năm 2023. Sau đó, Sun liên lạc với những người thừa kế của ông Liu để bàn việc trả tiền. Nhưng do thẻ ngân hàng đã mất từ lâu nên những người thừa kế cho biết, họ cũng không thể rút khoản tiền 20.000 NDT.
"Dù rất tiếc nhưng chúng tôi hết cách rồi", một người con của ông Liu Mou You đã nói. "Chúng tôi không thể trả tiền cho anh được."
Ảnh minh họa: Internet
Bản thân Sun lại cho rằng những người thừa kế của ông Liu có trách nhiệm phải tìm mọi cách để trả tiền cho anh ta. Nhưng đối phương một mực khẳng định Sun mới là người có lỗi khi chuyển khoản tiền mà không kiểm tra kỹ thông tin, do đó hãy tự tìm cách giải quyết. Đôi bên tranh cãi một thời gian mà không tìm ra giải pháp.
Cuối cùng, Sun đã kiện 4 người bao gồm những người thừa kế của ông Liu cùng với quản lý chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở Ninh Ba ra tòa, yêu cầu những người liên quan phải trả lại 20.000 NDT cộng thêm một khoản phí tổn thất do nguồn tài chính bị chiếm dụng quá lâu.
Trong phiên tòa, bốn bị đơn nhận định: Thứ nhất, việc chuyển khoản nhầm của Sun tới tài khoản của ông Liu là có thật, tuy nhiên, họ đồng thời khẳng định mình từ bỏ mọi nghĩa vụ và quyền lợi liên quan tới khoản tiền 20.000 NDT đó. Thứ hai, hiện khoản tiền chuyển khoản nhầm vẫn nằm trong tài khoản của ông Liu.
Sau quá trình xét xử, cân nhắc các chứng cứ, tòa cho rằng: Theo quy định của Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 4 bị cáo trong vụ án này đã không lấy đi số tiền 20.000 NDT mà nguyên đơn chuyển nhầm vào tài khoản của ông Liu. Họ cũng khai trước tòa rằng họ từ bỏ yêu cầu đòi số tiền này. Vì vậy, bốn bị cáo thực tế không thu được lợi ích bất hợp pháp nào từ khoản tiền này.
Việc nguyên đơn yêu cầu bốn bị đơn trả lại 20.000 NDT và nộp phí tổn do chiếm dụng vốn là không có cơ sở pháp lý và không phù hợp thực tế. Tòa án bác bỏ yêu cầu này.
20.000 NDT liên quan đến vụ án đã bị nguyên đơn chuyển nhầm vào tài khoản của Liu Mou You vào tháng 5 năm 2023. Đến nay, khoản tiền này vẫn còn trong tài khoản của Liu Mou You vì chủ tài khoản đã qua đời vào tháng 2 năm 2023 và 4 bị đơn đều có các quyền liên quan đến vụ án. Tòa phán quyết 20.000 NDT phải thuộc về nguyên đơn. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở Ninh Ba, với tư cách là người quản lý tài khoản, nên hợp tác với nguyên đơn để lấy lại số tiền liên quan đến vụ án từ tài khoản của Liu Mou You.
Tóm lại, tòa án đã ra phán quyết bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn Sun về việc người thừa kế phải trả lại 20.000 NDT và các khoản phí tổn liên quan do chiếm dụng vốn.
Ảnh minh họa: Internet
Hiện nay, việc chuyển tiền trực tuyến qua các ứng dụng ngân hàng đã trở thành thói quen phổ biến của nhiều người. Dù quá trình này mang lại sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng, vẫn có những trường hợp người dùng chuyển nhầm tiền do không kiểm tra kỹ thông tin trước khi giao dịch. Để hạn chế rủi ro, khách hàng cần chú ý nhập chính xác số tài khoản, kiểm tra kỹ thông tin trước khi xác nhận chuyển khoản, hoặc sử dụng phương pháp quét mã QR để đảm bảo an toàn.
Nếu vô tình nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần tránh sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân và nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để giải quyết. Đồng thời, không nên tự ý chuyển tiền lại cho người lạ nếu chưa có sự xác minh rõ ràng và không có bên thứ ba làm chứng, nhằm tránh các rắc rối không mong muốn
Người phụ nữ chuyển khoản nhầm 3,5 tỷ đồng nhưng không được trả lại, cảnh sát khẳng định: Người nhận tiền đã làm đúng Người phụ nữ này dùng đủ mọi cách và chờ đợi trong khoảng hơn 1 tuần với hy vọng có thể lấy lại số tiền đã chuyển khoản nhầm. Song mọi cách dường như không thể được. Cách đây khoảng 3 tháng, ngày 17/7, cô Cương (Thượng Hải, Trung Quốc) chạy vội vào đồn cảnh sát địa phương nhằm tìm kiếm sự trợ...