Chuyện khó tin về những kẻ trộm gỗ sưa tiền tỷ
Trước khi hành sự, các đối tượng chặt trộm gỗ sưa tiền tỷ có những “quái chiêu” nhằm ngăn cản sự phát hiện của người dân, cơ quan chức năng.
Trước khi hành sự, các đối tượng chặt trộm gỗ sưa tiền tỷ có những “quái chiêu” nhằm ngăn cản sự phát hiện của người dân, cơ quan chức năng.
Cụ Nguyễn Thị Thanh (76 tuổi) tỏ ra tiếc nuối khi hàng cây gỗ sưa của làng đã bị trộm chặt mất nhiều cành to.
Khi bị phát hiện, chúng sẵn sàng chống trả lại người dân cũng như lực lượng chức năng bằng các thủ đoạn manh động, liều lĩnh như dọa bắn súng, rải đinh ba cạnh trên đường…
Khóa trái cổng nhà dân trước khi chặt trộm
Sở hữu nhiều cây sưa cổ thụ được giới buôn sưa định giá lên tới vài trăm tỉ đồng, gần một thập niên qua, người dân thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) lâm vào tình trạng “mất ăn mất ngủ” để bảo vệ cây gỗ được xem là vàng ròng lộ thiên. Tiền đâu chưa thấy, chỉ thấy những phiền toái, lo lắng và căng thẳng vì phải đối phó với những kẻ chặt trộm gỗ sưa.
Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, tình trạng mất trộm gỗ sưa tại đình Quán Giá, thôn 5, xã Yên Sở đã xảy ra từ năm 2007. Không ít lần, công an xã phải trực chốt tại đình làng Quán Giá để canh cây ngay cạnh đó nhưng vẫn không ngăn nổi đám “sưa tặc”. Nhiều cuộc họp xã, họp làng được diễn ra để đưa sáng kiến bảo vệ những cây sưa, bằng cách quấn thép gai quanh cây, xây gạch bao quanh…Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, hàng rào sắt, lô cốt bị dỡ bỏ vì nhiều người cho rằng mất mỹ quan và không khác gì “chỉ điểm” cho kẻ trộm biết những chỗ nào có cây gỗ sưa.
Chia sẻ với chúng tôi, cụ Nguyễn Thị Thanh (76 tuổi, thủ nhang đền Quán Giá – cạnh đình làng) cho biết: “Đình Quán Giá là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thờ anh hùng dân tộc Lý Phục Man – một danh tướng đã có công phò giúp Vua Lý Nam Đế chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỷ thứ VI để lập nên nhà nước Vạn Xuân. Trước đây các cụ trồng nhiều cây gỗ sưa quý hiếm lắm, nhưng hiện nay thì chỉ còn lại một số ít thôi. Phần vì sâu bệnh, phần do bị trộm cưa đi mất mà vẫn chưa bắt được kẻ nào cả”.
Theo một số người dân địa phương cho hay, trong khoảng 10 năm trở về đây, đã xảy ra hàng chục vụ mất trộm gỗ sưa với giá trị nhiều tỷ đồng. Nhưng cho đến nay, cơ quan công an vẫn chưa tìm ra được thủ phạm và số gỗ đã bị lấy mất đó. Không chỉ có vậy, khi phát hiện ra các âm thanh giống với tiếng cưa máy, tiếng xe ô tô tải nổ máy ầm ầm ngay gần đó của nhóm “sưa tặc”, nhiều người dân liền hô hoán nhau để ngăn chặn thì mới tá hỏa thấy cổng nhà mình đã bị nhóm trộm… khóa trái tự lúc nào không hay.
Bà Nguyễn Thị Lan, một cao niên trong làng cũng cho hay: “Vào lần mất trộm sưa hồi cuối năm 2014, tôi và một số bà con phát hiện bọn trộm vào tầm 1 – 2h đêm. Ban đầu cứ nghĩ đó là âm thanh phát ra từ công trường của Trường Trung cấp nghề số 17 – Bộ Quốc phòng gần đó. Nhưng khi nhìn qua cửa sổ thì mới biết có một nhóm khoảng 3 – 4 người đang dùng cưa máy cắt trộm cành sưa. Tôi vội chạy sang thì thấy cổng nhà mình đã bị khóa trái. Sau đó tôi vội gọi điện báo lên cán bộ chính quyền tới tham gia bắt trộm”.
Video đang HOT
Những cây sưa có tuổi thọ hàng trăm năm quanh năm tỏa bóng mát sân đình Quán Giá. Ảnh: Nhật Tân
Cũng theo bà Lan, khi mọi người ra tới nơi thì nhóm trộm này đã leo lên xe ô tô tải và buộc dây xích kéo theo một cành gỗ sưa dài khoảng hơn 1 mét, đường kính chừng 20-30 cm chạy hướng lên đê rồi tẩu thoát.
“Lúc mọi người truy đuổi thì phát hiện trên mặt đường có rất nhiều đinh ba cạnh do nhóm trộm rải. Lúc đó người dân ai cũng sôi sục muốn bắt trộm nhưng ở tình thế quá nguy hiểm nên mọi người đành bất lực nhìn những khúc gỗ sưa quý hiếm bị kẻ cắp đưa đi”, bà Lan nhớ lại.
Dọa bắn cả… công an
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Bá Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sở xác nhận có xảy ra tình trạng mất gỗ sưa tại đình làng Quán Giá từ nhiều năm nay. Thực trạng này diễn ra từ năm 2007 và lần gần đây nhất là vào tháng 12/2014.
“Đây là di tích cấp quốc gia nên chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm, đặc biệt là vấn đề an ninh. Liên quan tới việc bảo vệ các cây gỗ sưa cổ thụ ở đây, chúng tôi đã tiến hành họp bàn và thống nhất giao trách nhiệm trông coi, bảo vệ cho nhân dân xóm Bến từ năm 2009 – 2013 để bà con cắt cử người ra trông. Phía xã cũng có hỗ trợ một phần kinh phí duy trì hoạt động. Đồng thời, chúng tôi cũng chuẩn bị cả trống báo động đặt ở đó để nếu bà con phát hiện có trộm sẽ đánh lên báo cho cả làng biết để ra ngăn chặn”, vị lãnh đạo xã bày tỏ.
Ông Hoàng cũng cho hay, do vẫn xảy ra trộm gỗ sưa nên tới tháng 10/2013, Ban Công an xã đã cắt cử xuống đây 6 nhân viên an ninh để luân phiên túc trực 24/24. Khi phát hiện sẽ gọi điện lực lượng tới hỗ trợ và báo động cho bà con. Vì trước đó, người dân trong xóm trông nom bị đám “sưa tặc” dùng súng dọa bắn nên đã không kịp báo cho chính quyền đến ngăn chặn.
Thân cây sưa ngay cạnh chốt an ninh đã bị trộm lấy đi mất một cành to và hiện để lại một vết sẹo lớn.
Phía Công an xã Yên Sở cũng cho hay, vào một đêm mưa phùn cuối tháng 12/2014, nhận được tin báo của người dân, lực lượng công an xã đã nhanh chóng đến đình Quán Giá để truy bắt kẻ trộm. Đến nơi, phát hiện phòng an ninh chốt ngay gần đình đã bị kẻ xấu dùng dây sắt khóa bên ngoài. Khi lực lượng hỗ trợ đuổi theo thì bọn trộm điên cuồng rải đinh ba cạnh khắp đường.
Đến sáng hôm sau lúc thu dọn, người dân thu được hơn 2 thúng đinh ba cạnh sắc nhọn. “Hôm ấy chúng đã cắt trộm được một cành sưa lớn cách gốc chừng 2m. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy một đĩa đựng hoa quả cùng vài nén hương. Hỏi ra thì chúng tôi mới biết nhóm chặt trộm gỗ sưa đã làm lễ cầu cúng trước khi ra tay”, một cao niên trong làng thông tin thêm.
“Soi” khách lạ vào làng Khách lạ vào làng Quán Giá hầu hết đều bị “soi” rất kỹ. Theo lời người dân, sở dĩ có chuyện “bất đắc dĩ” ấy là để ngăn chặn kẻ lạ mặt về đây “thăm dò” những cây sưa cổ thụ còn sót lại. Từng có việc nhóm “sưa tặc” cải trang thành những người dân nghèo, dân đi buôn đồng nát, hoặc người đi mua tóc dài để tiếp cận khu vực trồng sưa. Thế nên, dân làng Quán Giá luôn cảnh giác cao độ để đề phòng “sưa tặc”. Được biết, tại trụ sở ủy ban xã Yên Sở đang bảo quản nhiều khúc gỗ của một cây sưa bị chết trước đó. Hiện nay, chính quyền địa phương vẫn đang chờ Sở Tài chính cử cán bộ về định giá và có phương án giải quyết.
Theo Nhật Tân (Gia đình xã hội)
Đại án 9000 tỷ: Phạm Công Danh xin giảm án cho thuộc cấp
Trong phần nói lời sau cùng, cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Phạm Công Danh đã xin tòa xem xét giảm nhẹ mức án cho nhân viên và khẳng định có thể khắc phục toàn bộ hậu quả do mình gây ra.
Bị cáo Phạm Công Danh, cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Ảnh: Hoàng Triều
Ngày 30-8, sau gần 1,5 tháng xét xử, phiên tòa xét xử đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã kết thúc phần tranh luận, 36 bị cáo được nói lời sau cùng. Theo dự kiến HĐXX sẽ nghị án đến ngày 6-9 tuyên án.
Bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được phát biểu đầu tiên. Phạm Công Danh đã trình bày lời nói sau cùng của mình trong 20 phút xoay quanh việc xin giảm án cho thuộc cấp của mình cũng như trình bày thêm một số vấn đề về nhân thân, truyền thống gia đình.
Trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Danh đã cảm ơn HĐXX đã quan tâm, tạo điều kiện cho bị cáo trình bày quan điểm của mình cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho bị cáo chữa bệnh. Bị cáo Danh mong muốn HĐXX xem xét mức án đối với các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh cũng như nhân viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Theo bị cáo Danh, những người này làm việc theo trách nhiệm, không tư lợi gì. "Trong suốt 3 năm qua, bị cáo suy nghĩ rất nhiều, những nhân viên này làm việc cho bị cáo mà không hề có vụ lợi cá nhân, không nhận được chỉ đạo gì từ bị cáo và tất cả những việc làm sai trái của họ là do tin tưởng tôi. Họ chỉ là những người làm công ăn lương. Họ không hề có động cơ, không hề đòi hỏi gì hết, 5 -10 triệu họ nhận cũng là tiền bị cáo tự đưa. Họ tin tưởng bị cáo, họ đã làm việc hết mình vì muốn vực dậy ngân hàng. Không ít người trong số họ tin tưởng đề án tái cơ cấu là thành công. Bị cáo chấp nhận mang hết tài sản của mình để khắc phục hậu quả nên bị cáo mong HĐXX xem xét, cân nhắc mức án đối với họ".
"Về khoản tiền 3.600 tỉ đồng, tôi trả vào tài khoản cá nhân của bà Phấn chứ không phải vào tài khoản chung nào hết. Khi tôi trả tiền cho bà Sáu Phấn thì khách hàng lớn nhất là nhóm Phương Trang đến yêu cầu bị cáo cần lấy lại ngay. Nhóm Phương Trang đòi bị cáo trả 2.000 tỉ đồng vì bà Phấn đã lấy từ nhóm Phương Trang số tiền này. Đây là con số mà tôi chưa từng công bố tại tòa", bị cáo Danh nói.
Các bị cáo tại phiên tòa
Đối với bản thân, cựu lãnh đạo VNCB nhắc lại tâm huyết của bản thân khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Phạm Công Danh trình bày: "Gần 3 năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình mong vực dậy Ngân hàng Xây dựng. Chúng tôi đã làm được việc mà đến giờ này chưa ai nói. Đó là không để dẫn đến tình trạng mất thanh khoản ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ".
Bị cáo Danh cũng cảm ơn VKS đã đề nghị xem xét, trả lại nhà đang ở cho vợ con mình. Cũng trong phần lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Công Danh cảm ơn VKS đã kiến nghị thu hồi nhiều khoản tiền trong đó có tiền đã chuyển cho bà Hứa Thị Phấn, nhóm Trần Ngọc Bích để khắc phục hậu quả.
"Đây cũng là mong muốn lớn nhất của tôi. Tôi cảm ơn HĐXX đã tạo điều kiện như vừa qua. Tôi tin rằng nếu được tạo điều kiện, tôi có đủ cơ sở khắc phục 100% hậu quả vụ án", bị cáo Danh khẳng định.
Trong phần nói lời sau cùng của mình, bị cáo Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên Tổng Giám đốc VNCB) đã bật khóc. Bị cáo Mai nói: "Suốt 25 tháng qua bị cáo rất day dứt. Bị cáo không hiểu sao mình được Đảng, Nhà nước, gia đình cho ăn học mà trở thành người phạm tội".
Phan Thành Mai nói bản thân đã đi rất nhiều vùng, miền quê đất nước. Bị cáo từng khao khát tất cả người dân đều có nhà ở. Điều đó trở thành nội lực thúc đẩy bị cáo mong muốn phát triển nền kinh tế. Bị cáo từng tham gia cùng chính phủ hoàn thiện thể chế về bất động sản trong đó có gói 30.000 tỷ. Bị cáo từng khao khát có một ngôi nhà chung để phát triển thị trường bất động sản và xây dựng. Đó cũng là lý do bị cáo đến với VNCB nhưng rất hối hận vì để xảy ra sai phạm.
Bị cáo Phan Thành Mai tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các cán bộ ngân hàng. Bị cáo cũng nói mình ân hận vì đã không quan tâm đến Thiên Thanh, đến những số tiền dùng để chăm sóc khách hàng.
"Anh Danh nói bị cáo phải giữ cái đầu mình sạch sẽ để nghĩ ra những điều mới mẻ cho ngân hàng. Bị cáo rất tin tưởng anh Danh nên đã không quan tâm đúng mức", ông Mai nói.
Sau cùng, ông Mai gửi lời xin lỗi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đến các nhân viên ngân hàng, xin lỗi bố mẹ và người thân vì đã làm hoen ố thanh danh, ảnh hưởng đến gia đình. Các bị cáo Mai Hữu Khương (SN 1983, nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và Hoàng Đình Quyết (SN 1983, nguyên Phó Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) thừa nhận có sai phạm, xin HĐXX xem xét. Các bị cáo cảm ơn HĐXX, VKS và các luật sư đã góp phần làm rõ một phần bản chất vụ án. Sau phần trình bày trên, các bị cáo còn lại tiếp tục nói lời nói sau cùng.
Trước đó, đại diện VKSNĐ TP HCM đã đề nghị Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) mức án 30 năm tù "Vi phạm vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" Liên quan đến vụ án, Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên TGĐ VNCB) bị đề nghị từ 24 đến 26 năm tù; Mai Hữu Khương (SN 1983, nguyên GĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn) 22 đến 24 năm tù; Hoàng Đình Quyết (SN 1983, nguyên GĐ VNCB Chi nhánh Lam Giang) bị đề nghị từ 20 đến 22 năm tù và Nguyễn Quốc Viễn (SN 1976, nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB) từ 14 đến 16 năm tù. Ngoài ra, 31 bị cáo khác nguyên là giám đốc các công ty, nhân viên VNCB bị đề nghị từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 11 năm tù.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Thai phụ kể giây phút kinh hoàng bị tài xế Uber cướp Sau khi cướp tài sản, tài xế Uber phát hiện nạn nhân đang mang thai nên đã để lại 1 triệu đồng "hỗ trợ". Sau 4 ngày bị tài xế Uber dùng muỗng cướp tài sản, hiện tâm lý chị Bùi Thị Bảo T. (SN 1992, ngụ quận 1, TP HCM, đang mang thai) vẫn bất ổn. Trong khi đó, nghi phạm Trần...