Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập

Theo dõi VGT trên

“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố.

Như vậy, dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây xong năm 1966 được thừa hưởng cái tên do Tổng thống Ngô Đình Diệm của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt cho dinh Norodom vào năm 1955 (xây từ năm 1868 đến 1871).

Theo tác giả D.K.L trong bài viết Dinh Độc Lập được 89 tuổi! Mời quý bạn tìm hiểu tiểu sử dinh Độc Lập đăng trên báo Dân Tộc – xuân Đinh Dậu 1957, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, dinh Toàn quyền đầu tiên là một nhà tranh vách gỗ.

Cho đến năm 1865, người Pháp mua ở Singapore một sườn nhà bằng gỗ có tháp bù-lon đem về cất dinh Toàn quyền tại phía gần trường Taberd ngày nay.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 1

Tranh vẽ dinh Toàn quyền tạm bằng gỗ, ngôi nhà này sẽ được thay thế bởi dinh Norodom một vài năm sau đó. Tác giả: Henri Amirault (1834 – 1914) là thiếu úy, sĩ quan tùy viên của Tham mưu trưởng cho Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, vẽ bằng mực tàu và màu nước (20×37cm) khoảng năm 1865. Nguồn: lưu trữ gia đình của Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876), Thống đốc Nam Kỳ 1863 – 1868.

Sau đó, để có một trụ sở to lớn thể hiện quyền lực của chính quyền thuộc địa, kiến trúc sư Hermite được giao chỉ huy xây dựng dinh Toàn quyền. Ông đưa bản họa đồ cùng chi tiết dinh Toàn quyền lên cho viên Đô đốc Toàn quyền Pierre-Paul de La Grandière xem xét. Dự án này đệ trình ngày 7.2.1868, được Đô đốc Toàn quyền chấp thuận ngày 22.2 cùng năm và qua ngày hôm sau làm lễ đặt viên đá đầu tiên kỷ niệm ngày khởi công xây dinh thự mới này (ngày 23.2.1868).

Dinh Norodom: Tìm không ra nhân công xây dựng dinh kiểu phương Tây ở Sài Gòn

Theo tác giả D.K.L, lúc đó có một trở ngại lớn. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thành phố nhỏ và vắng vẻ. Chế độ cai trị của người Pháp chưa ăn sâu vào đời sống dân chúng Việt Nam. Nhà cầm quyền thuộc địa tìm không ra thầu khoán, cai thợ và phu phen tại chỗ.

Viên đá đầu tiên đã đặt rồi nhưng… lấy ai làm nhân công mà xây cất? Lúc ấy Sài Gòn có một người Hoa có máu mặt là ông Hoàng Đại (Wang Tai), chủ sở hữu tòa nhà lớn hiện nay là trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, nhờ làm ăn với Pháp nên rất giàu có. Người Pháp nhờ Hoàng Đại qua Trung Hoa tuyển mộ, tổ chức dân phu và thợ người Hoa bên đó gởi qua Việt Nam. Hoàng Đại đi từ tháng 2 qua Trung Hoa tuyển mộ 10.000 thợ thầy dân phu. Họ bồng bế vợ con đi xe bò vượt Móng Cái rồi đi ghe vào Nam cho đến đầu tháng 5 mới tới Sài Gòn. Từ đó, mới có thể khởi công xây dinh.

Việc xây cất dinh Toàn quyền hoàn thành vào năm 1871.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 2

Lối vào dinh Norodom (*)

Video đang HOT

Những người phu Trung Hoa sang Việt Nam xây dinh đã ở lại định cư, nhiều thanh niên trai tráng lập gia đình với người Việt, các thế hệ sau dần hòa nhập với cuộc sống ở đây và trở thành người Việt. Bài báo cho rằng, số dân phu mà thầu khoán Hoàng Đại mộ từ Trung Hoa mang sang miền Nam để làm nhân công xây phủ Toàn quyền, dinh Đốc lý, nhà Bưu điện, nhà thờ Đức Bà… có thể lên đến vài trăm ngàn.

Tài liệu để lại của người Pháp thống kê tất cả số nguyên liệu dùng để cất phủ Toàn quyền là: béton: 581 thước vuông, đá sạn: 2.000 thước vuông, cát: 2.890 thước vuông, ciment: 151.000 kilo, gạch: 4.360.000 viên, gạch lót: 100.000 viên, gỗ và danh mộc: 802.000 kilo (?), sườn sắt: 150.000 kilo, tiền công thợ hồ: 52.600 quan, thợ làm sườn nhà: 22.105 quan, thợ gọt đá: 25.661 quan, thợ làm nhà: 7.618 quan, thợ rèn: 305 quan, phu phen: 32.508 quan. Rất tiếc bài báo không dẫn nguồn.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 3

Phòng khánh tiết (*)

Tác giả cho biết nhà Bưu điện được xây cất hồi năm 1886 và Nhà hát Lớn xây cất hồi năm 1894. Trước đó, Sài Gòn chỉ có một nhà hát của ông Hoàng Đại cho đến khi nhà cầm quyền Pháp lựa một miếng đất ở đầu đường Lê Lợi ngày nay (Bonard cũ) nhưng cho đến mười năm sau mới bắt đầu xây cất.

Miếng đất chọn lựa để cất dinh Đốc lý tức trụ sở UBND TP.HCM ngày nay có từ hồi năm 1871 nhưng 28 năm sau mới bắt đầu xây cất và phải mất hai năm mới hoàn thành. Hầu hết công việc xây cất chậm trễ phần lớn đều do nguyên nhân thiếu thợ chuyên môn phải tìm kiếm hoặc ở Singapore hoặc ở Trung Hoa mang sang Việt Nam. Thợ lành nghề xây dựng ở Việt Nam lúc đó chỉ giỏi xây dựng nhà gỗ tập trung ở Huế.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 4

Dinh Norodom nhìn từ trên cao (*)

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ riêng biệt. Tại miền Nam, năm 1955, ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và quyết định đổi tên dinh này thành dinh Độc Lập, nơi làm việc của tổng thống. Ngày 27.2.1962, hai phi công thuộc quân lực VNCH lái hai máy bay ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh.

Dự định sửa dinh Độc Lập chứ không xây mới

Theo nhật báo Tự Do ra ngày 29.4.1962, đúng hai tháng sau khi dinh bị ném bom, sáng ngày 27.4.1962, Ủy ban Trung ương “Phong trào nhân dân tái thiết dinh Độc Lập” đã nhóm họp đại hội toàn quốc tại trụ sở các ủy ban quốc hội của chế độ VNCH. Tham dự đại hội có đông đủ báo chí trong nước. Vị chủ tịch ủy ban đã trình bày kế hoạch tổ chức một cuộc quyên tiền trên tinh thần tự nguyện trong người dân miền Nam.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 5

Phòng tiếp tân (*)

Đáp lại câu hỏi của báo chí, vị chủ tịch cho biết Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn sử dụng ngân sách cho các kế hoạch khác của quốc gia nên quyết định chỉ sửa chữa lại dinh Độc Lập mà không xây mới. Trước khi sửa chữa phải tiến hành vẽ hiện trạng, dự định là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sẽ phác họa đồ án mới và thay đổi mặt tiền dinh cho hợp với Việt Nam hơn. Vấn đề là các bức tường dinh bị rạn nứt nhiều sau cuộc bỏ bom nhưng các nhà chuyên môn cho rằng vẫn sửa chữa chắc chắn được.

Kinh phí sửa chữa dự định từ 15 đến 20 triệu đồng thời đó. Thời gian dự kiến ít nhất cũng mất 6 tháng. Theo báo cáo của các ủy ban địa phương thì số tiền quyên được ở mỗi địa phương có thể lên tới từ 300 đến 500 ngàn, đổ đồng mỗi cử tri chỉ cần giúp từ 3 đến 5 đồng. Những người giàu có thể đóng nhiều hơn để người nghèo không phải đóng góp dù có thiện chí. Công tác sẽ được Tổng nha Kiến thiết đảm nhận để trao cho một công ty tư nhân đầy đủ uy tín hoạt động. Dự kiến sau khi sửa chữa, dinh sẽ có hầm trú ẩn chắc chắn cho vị nguyên thủ quốc gia.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập - Hình 6

Biên nhận đóng góp để sửa dinh Độc Lập. Ảnh: TLTG

Nếu việc này được tiến hành, Sài Gòn đã lưu giữ được một dinh thự to lớn và rất đẹp từ trong ra ngoài với từng chi tiết rất cầu kỳ.

Tuy nhiên, có lẽ khi xem xét hiện trạng, thấy không thể khôi phục lại (có người cho rằng còn do ý muốn xóa vết tích của chế độ thực dân), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã, như chúng ta đã biết. Lần này, dinh Độc Lập được xây mới từ đầu tháng 7.1962 hoàn toàn do người Việt Nam thiết kế, xây dựng và trang trí vì đã có khả năng đảm nhiệm.

Việc xây dinh do Cục Công binh VNCH phụ trách. Công trường tuyển mộ từ 200 đến 500 công nhân và thợ chuyên môn dân sự, được hỗ trợ bởi một số đơn vị công binh. Hầu hết vật liệu xây cất là sản phẩm quốc nội, ngoại trừ một số ít vật liệu phải đặt mua tại nước ngoài. Dinh được khánh thành năm 1966.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Dinh Thống nhất) là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.

Dinh được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 1

Dinh Độc lập là điểm đến thu hút nhiều du khách

Dinh ộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Khi thiết kế, ông muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 2

Vào các ngày lễ, Dinh Thống nhất đó rất nhiều du khách đến tham quan

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương ông.

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 3

Dinh Độc lập là nơi các em học sinh tìm hiểu vể lịch sử

Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 4

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.

Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 5

Các em học sinh tham quan Dinh Độc lập

Dinh có diện tích 120.000m (300m x 400m). Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Khu này có 3 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.

Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.

Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Hình 6

Xung quanh Dinh là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 4 sân quần vợt phía sau khu nhà chính.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ngạc nhiên vì Ô Quy Hồ có thảo nguyên Đồi Bò tuyệt đẹp
07:45:57 07/11/2024
Những hình ảnh đẹp của Quần đảo Cát Bà lần đầu tiên được phát sóng trên CNN
07:26:33 08/11/2024
Bỏ túi những điểm đến thú vị ở Hà Giang
08:54:22 08/11/2024
Jeonbuk - điểm đến mới, hấp dẫn của Hàn Quốc
08:58:10 08/11/2024
Hoa dã quỳ rực nở đón Festival hoa Đà Lạt 2024
07:02:48 08/11/2024
Tôi đón Giáng sinh sớm đẹp tráng lệ tại Kyrgyzstan
07:48:45 07/11/2024
Những điều thú vị không thể bỏ qua khi du lịch Mũi Né
07:50:58 07/11/2024
Du khách ấn tượng hành trình khám phá Đồng bằng sông Cửu Long và Côn Đảo
08:26:57 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024

Tin mới nhất

Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà lên sóng CNN

08:56:22 08/11/2024
Những hình ảnh về di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà vừa được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ.

Du lịch Côn Đảo kích cầu ưu đãi đặc biệt, thu hút khách dịp cuối năm

08:51:45 08/11/2024
Theo đó, các cơ sở lưu trú ưu đãi giảm giá phòng từ 10-30% so với giá niêm yết. Một số cơ sở lưu trú còn tặng thêm voucher dịch vụ, ưu đãi thêm cho khách hàng thân thiết.

Di sản Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà được quảng bá trên kênh truyền hình CNN

08:49:17 08/11/2024
Đoạn phim quảng bá với những hình ảnh ấn tượng về di sản thế giới Vịnh Hạ Long-quần đảo Cát Bà được phát sóng trên kênh truyền hình CNN khu vực châu Á trong nhiều chương trình khác nhau.

Tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP Hồ Chí Minh

08:46:43 08/11/2024
Đường Rừng Sác - Cần Giờ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua ở TP Hồ Chí Minh.

Pù Luông - Mùa đông ngủ yên trên triền núi

08:44:17 08/11/2024
Mỗi độ đông về, Pù Luông - một vùng đại ngàn hùng vĩ phía tây Thanh Hóa với đồi núi trập trùng, rừng xanh bạt ngàn, lại trơ nên thâm trầm, tĩnh lặng hơn bao giờ hết.

Hoa dã quỳ 'nhuộm vàng' cao nguyên Lâm Đồng

08:42:18 08/11/2024
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.

Săn mây trên 'sống lưng khủng long', ngắm rừng rêu ở Tà Xùa

08:40:12 08/11/2024
Đỉnh Tà Xùa có độ cao khoảng 2.865m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Top những điểm tham quan, trải nghiệm khi du lịch Quảng Nam

08:37:52 08/11/2024
Phố cổ Hội An, đảo Cù Lao Chàm, thánh địa Mỹ Sơn là những địa điểm nổi bật mà du khách không thể bỏ qua khi đến Quảng Nam.

Ngắm tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP.HCM

08:35:25 08/11/2024
Sau hơn 13 năm khánh thành, đường Rừng Sác - Cần Giờ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua.

Mùa vàng Mù Cang Chải - bức tranh tuyệt đẹp giữa cảnh sắc thiên nhiên

08:33:37 08/11/2024
Từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm mùa lúa chín rộ, Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.

Di sản Hạ Long Cát Bà lên sóng truyền hình quốc tế

08:31:06 08/11/2024
Ngày 6/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ.

Đồi cỏ cháy mênh mông đẹp tựa thước phim cổ điển ở Cao Bằng

08:29:08 08/11/2024
Cuối thu, khung cảnh những đồi cỏ trập trùng trải dài mênh mông ở Vinh Quý, Hạ Lang (Cao Bằng) tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp kỳ vĩ hiếm nơi nào có được.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.