Chuyện ít biết về con dê Ninh Bình
Đến với Ninh Bình, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, hay sự tôn nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, của Tam Cốc – Bích Động… mà còn mê đắm bởi món dê núi đá có một không hai…
Dê ngon vì ăn cây, lá thuốc
“Vua dê” Trịnh Văn Đàm đang kiểm tra sức khỏe dê của gia đình ở thôn 12, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Trần Quang
Theo Thạc sĩ Ngô Hồng Chín – Trưởng phòng Kế hoạch Khoa học (Trung tâm Nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây, Hà Nội), hiện đàn cả nước đang có khoảng trên 2 triệu con, với 8 giống dê chính, gồm dê cỏ địa phương chiếm trên 30%, dê Bách Thảo chiếm 30%, dê Bore 18%… Phần lớn các tỉnh có địa hình núi đá đều có nuôi dê, trong đó tỉnh có đàn dê lớn nhất cả nước là Ninh Thuận với trên 10.000 con. “Riêng Ninh Bình không phải là tỉnh có đàn dê lớn, nhưng nhờ được nuôi trên địa hình núi đá vôi đặc trưng nên dê ở đây có thịt săn, chắc, ngon mà không nơi nào có được”- ông Chín nói.
Còn ông Nguyễn Văn Tuyên – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình) thì cho biết: Đàn dê của Ninh Bình hiện có trên 19.000 con. Số lượng không nhiều song có thể nói Ninh Bình là tỉnh có nghề nuôi dê lâu đời. Người dân ở đây có kinh nghiệm chăn nuôi dê nên thịt dê ngon, và có thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, người dân Ninh Bình có bí quyết về chọn gia vị, cũng như nguyên liệu nấu riêng cũng đã góp phần làm nên vị ngon đặc trưng của thịt dê”.
Đem câu chuyện này trao đổi với “vua dê” Trịnh Văn Đàm ở xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp thì được biết: Các phân tích và lý giải của cơ quan chuyên môn, nhà khoa học về dê Ninh Bình chưa thỏa đáng. Bởi nếu chỉ có nguyên nhân dê nuôi trên núi đá không thôi thì có nhiều tỉnh khác cũng có sao thịt dê không ngon nổi tiếng như ở đây? Theo ông Đàm, Ninh Bình là một tỉnh có địa hình bán sơn địa phức tạp, với nhiều đồi núi đá vôi hiểm trở. Ngoài ra, Ninh Bình có khí hậu 4 mùa rõ rệt, dê có nguồn thức ăn đa dạng theo mùa, trong đó có hơn 50% là cây lá thuốc quý nên thịt dê ở đây ngon hơn các vùng khác là điều dễ hiểu. Cụ thể, vào mùa hè dê ăn lá giò gai, giò vàng, bách bộ… Mùa đông dê ăn nhiều lá ô zô, lim xẹt… Mùa thu lại quay về ăn lá và hoa cây móng bò. Còn đến mùa xuân dê rất thích lá cây dướng, bầu trích, mộc sông. Tóm lại, những loại cây cỏ trên chỉ có ở núi đá Ninh Bình…
Video đang HOT
Nhờ dê ăn các loại thức ăn trên, ông Đàm cho biết thêm, thịt dê Ninh Bình luôn có màu đỏ tươi, khi ăn thì thơm và rất ngọt. Trong khi ở Sơn La dù nuôi nhiều dê nhưng do người dân hay cho ăn ngô nên dê rất nhiều lông, mỡ dày, thịt thường có màu đỏ nhạt và nhão. Hay ở Bình Thuận do khí hậu chỉ có 2 mùa mưa và khô, nên dê có màu lông thường vàng, da dày (để chống nóng), thịt cũng có màu đỏ nhạt nhưng mùi vị thì hoi hơn.
Thân thuộc như… dê Ninh Bình
Ông Nguyễn Văn Bình đang chăn thả dê trên cánh đồng của xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trần Quang
Việc tỉnh Ninh Bình là địa phương phát triển mạnh về dê cũng được lý giải khá lý thú mà không phải ai cũng biết. Các cụ cao niên sinh sống ở thị xã Tam Điệp kể, vào cuối năm 1788, có 29 vạn quân Thanh tràn vào chiếm đóng Thăng Long. Ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 15.1.1789), Vua Quang Trung di chuyển quân từ Phú Xuân (Huế ngày nay) ra đến đèo Tam Điệp thì cho quân nghỉ lại ở đây. Dịp lễ tết, nhân dân trong vùng mang nhiều dê góp cho nhà vua đãi quân. Điều lạ là khi quân lính ăn thịt dê vùng này vào thấy nóng hừng hực trong người, sức khỏe cường tráng như được tiếp thần dược. Đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (ngày 30. 1. 1879), Vua Quang Trung đưa quân đại phá quân Thanh ở Thăng Long và dành thắng lợi vang dội. Sau ngày đó, nhà vua ra lệnh khuyến khích người dân vùng Tam Điệp, Ninh Bình nuôi dê. Hộ nuôi nhiều sẽ được thưởng. Nghề nuôi dê phát triển thịnh từ thời đó cho đến nay.
Theo ông Nguyễn Văn Tuyên, hiện nay nghề nuôi dê được tỉnh Ninh Bình đưa vào cơ cấu phát triển kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Nghề nuôi dê đang là một nghề có mức thu nhập cao. Hiện ở một số huyện có nghề nuôi dê phát triển như Nho Quan, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp… đã xuất hiện rất nhiều triệu phú.
Theo “vua dê” Trịnh Văn Đàm, ngoài yếu tố kinh tế, con dê trên đất Cố Đô còn còn trở nên sinh động, gần gũi hơn với người dân nơi đây qua những trò chơi và lễ hội truyền thống, phổ biến và đặc sắc nhất vẫn là bịt mắt bắt dê. Trò chơi này ở địa phương nào cũng có nhưng được người dân và trẻ em ưa thích nhất thì có lẽ chỉ ở Ninh Bình. Trò chơi này là hoạt động truyền thống không thể thiếu trong các ngày lễ hội đầu xuân, trung thu… tại các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, hình tượng con dê trong kiến trúc, tạo hình, trang trí, trong miếu đình đến chùa, rạp, nhà, công sở ở Ninh Bình cũng đậm đặc hơn ở các địa phương khác…
Ông Trịnh Văn Đàm được bà con trong vùng gọi là “vua dê” bởi một lẽ đàn dê của hộ gia đình ông bao giờ cũng lớn nhất tỉnh, với gần 200 con. Nhờ dê, mỗi năm ông thu hàng trăm triệu đồng.
Theo Trần Quang (Danviet.vn)
Yêu cầu di dời linh vật ngoại lai ra khỏi Cố đô Hoa Lư
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ra văn bản yêu cầu Ban quản lý di tích danh thắng Tràng An khẩn trương di dời các linh vật ngoại lai ra khỏi Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư trước ngày 12/10.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản ngày 7/10 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Đôi sư sử án ngữ lối vào di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình giao Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT-DL khẩn trương di chuyển các hiện vật được đưa vào Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư trái quy định, theo đề nghị của Thanh tra Bộ VH-TT-DL.
UBND tỉnh yêu cầu Ban quản lý phối hợp với Sở Tài chính tham mưu việc thanh lý đối với những hiện vật được di chuyển có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Thời gian di chuyển xong trước ngày 12/10, có báo cáo kết quả xử lý về Bộ VH-TT-DL và UBND tỉnh Ninh Bình.
Đồng thời tỉnh Ninh Bình cũng giao Sở VH-TT-DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, kiểm kê tại các di tích trên địa bàn tỉnh, yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các làng nghề, những cơ sở kinh doanh, chế tác đá mỹ nghệ, gốm sứ, sáng tác mỹ thuật... trên địa bàn tỉnh không chế tác các sản phẩm ngoại lai.
Cặp sư tử đá trước cổng ra vào trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa
Trước đó như Báo Người Lao Động đã thông tin tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An), tỉnh Ninh Bình, có tới 3 cặp sư tử đá mang phong cách Trung Quốc án ngữ ngay cổng ra vào của khu di tích này. Đây là 3 cặp sư tử được người dân cung tiến.
Không chỉ có Ninh Bình mà tại tỉnh Thanh Hóa, rất nhiều các cơ quan đơn vị có đặt các linh vật ngoại lai ngay trước cổng các cơ quan hành chính như cặp sư sử đá và hổ ở trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Y tế Thanh Hóa, UBND huyện Nga Sơn, UBND huyện Thọ Xuân, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa...
Theo Tuấn Minh (Người Lao Động)
Cụ bà hơn 30 năm trông mộ Vua trên đỉnh Mã Yên Sơn Đã hơn 30 năm trôi qua, cụ bà ngoài 90 tuổi vẫn âm thầm ngày đêm quét dọn, trông coi phần mộ Vua Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi Mã Yên, xem đó như một niềm vui, hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Hơn 30 năm gắn mình trên đỉnh Mã Yên Trong cái nắng chói chang của những ngày đầu hè,...