Chuyển hạng xếp lương, giáo viên nháo nhác tìm kiếm công văn 1099 Cục Nhà giáo
Bộ nên tập hợp tất cả những thắc mắc, những bất cập, hướng dẫn cách thực hiện cho thống nhất, tránh mỗi nơi làm mỗi khác sẽ dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài về sau
Ngay thời điểm này, các địa phương trên cả nước đang tiến hành việc chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo chùm thông tư 01; 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT. Do chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể từ Bộ Giáo dục nên xảy ra tình trạng mỗi trường làm mỗi khác khiến xảy ra nhiều bức xúc.
Việc chuyển xếp hạng theo chùm Thông tư đang nhận được nhiều thắc mắc của giáo viên (Ảnh minh họa: vov.vn).
Bảo vệ quyền lợi cho mình, giáo viên loay hoay không biết hỏi ai
Điều đáng nói ở chỗ, những thắc mắc giáo viên lại không biết hỏi ai. Hỏi hiệu trưởng cũng mỗi người mỗi phách dẫn đến tình trạng hiệu trưởng hiểu sao thì làm vậy. Quyền lợi chính đáng của thầy cô bỗng chốc lại rơi vào tình trạng hên xui. Gặp hiệu trưởng vận dụng thoáng thì được nhờ, hiệu trưởng cứng nhắc làm sợ sai thì chịu thiệt thòi.
Giáo viên bỗng chốc rơi vào tình cảnh tự tìm hiểu, tự kiếm tìm, dò hỏi trường này trường kia, thậm chí hỏi cả những tỉnh thành khác với mong muốn có minh chứng cho hiệu trưởng trường mình tham khảo.
Vì thế cho nên, Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB phúc đáp về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT mặc dù Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục gửi riêng cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời không thấy đăng tải công khai nhưng đã được giáo viên cả nước tìm kiếm rất nhiều.
Mỗi ngày, người viết bài nhận khá nhiều tin nhắn của đồng nghiệp xin công văn do họ tìm kiếm trên mạng, trên cổng thông tin điện tử của Bộ cũng không thấy. Nhiều thầy cô giáo cho biết, dù Cục Nhà giáo gửi riêng cho tỉnh Vĩnh Phúc nhưng đây chính là vấn đề nổi cộm mà các địa phương đang lúng túng khi chuyển xếp hạng cho giáo viên lần này.
Ảnh chụp công văn 1099/NGCBQLGD-CSNGCB do một đồng nghiệp ở Vĩnh Phúc cung cấp đang được rất nhiều thầy cô giáo trên cả nước tìm kiếm.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trả lời riêng cho thầy giáo Phạm Khánh, giáo viên dạy bậc trung học cơ sở ở Thái Nguyên về việc có đủ thời gian công tác để xét chuyển qua hạng mới.
Thông tư là do cấp Bộ ban hành, lẽ ra những khúc mắc trong quá trình thực hiện Bộ Giáo dục cần có công văn trả lời chung để các địa phương có căn cứ thi hành, đằng này trả lời riêng lẻ nên địa phương khác cũng không thể áp dụng vì cho rằng đây không phải là hướng dẫn chung.
Video đang HOT
Những vấn đề đang gây tranh cãi trong chùm thông tư 01; 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT cần được hướng dẫn cụ thể đề cần tháo gỡ
Thứ nhất, giáo viên đang giữ hạng II cũ có đầy đủ văn bằng chứng chỉ, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định của giáo viên hạng II, đạt các thành tích giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở nhưng chưa đủ 9 năm công tác liệu có đủ điều kiện về thời gian công tác để xét chuyển sang hạng II mới hay không?
Trong thực tế, một số địa phương đã chuyển những giáo viên này xuống hạng III, một số nơi khác lại cho họ chuyển sang hạng II mới.
Bộ cũng đã trả lời riêng cho thầy giáo Phạm Khánh là giáo viên dạy bậc trung học cơ sở hiện ở Thái Nguyên đang giữ hạng giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ (mã số V.07.04.11) nhưng chưa đủ 9 năm, có bằng cử nhân sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Thầy Phạm Khánh thắc mắc liệu mình có đủ điều kiện về thời gian công tác để xét chuyển sang hạng II mới (mã số V.07.04.31) hay không? Bộ Giáo dục cho biết:
Trường hợp của ông Phạm Khánh không phải là thi hoặc xét thăng hạng mà là bổ nhiệm lại hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ (Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định mới (Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT) nên không cần phải xét tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng.
Không riêng gì thầy giáo Phạm Khánh, trên cả nước có hàng trăm ngàn nhà giáo trong hoàn cảnh thế này vì vậy rất cần một hướng dẫn chung, cụ thể, thống nhất trên toàn quốc.
Thứ hai, Khi được chuyển sang hạng II mới, những giáo viên đang ăn hệ số lương 2.67; 3.0; 3.33; 3.66 không được chuyển sang hệ số lương của hạng II mới là 4.0. Một số địa phương nêu lý do nếu chuyển như thế thì mức tăng cao quá, chỉ được chuyển xếp qua hệ số lương gần nhất.
Trong khi đó, Điều 8 Cách chuyển xếp lương của các thông tư đều nêu rõ: b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, và Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
Vì thế, khi những thầy cô giáo đã được chuyển xếp qua hạng II mới dù đang ở hệ số 2.67; 3.0; 3.33; 3.66 đều được hưởng hệ số lương 4.0 mà không phải đợi đến khi đạt hệ số 3.99 mới được xếp qua hệ số 4.0 như nhiều trường học hiện nay đang áp dụng.
Thứ ba, về vấn đề thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo Điều 4 các thông tư. Đây được xem là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay, khiến nhiều địa phương lúng túng khi triển khai chuyển xếp hạng.
Khi chuyển xếp hạng giáo viên, một số địa phương chuyển hết giáo viên đang ở hạng II cũ sang hạng II mới. Một số nơi khác thì chỉ xét cho giáo viên làm tổ trưởng chuyên môn, nơi khác nữa xét thêm cho những giáo viên đã làm tổ trưởng chuyên môn trước đó. Việc chuyển xếp hạng không thống nhất thế này, dẫn đến nhiều giáo viên được lợi, nhiều người khác lại rất thiệt thòi.
Trả lời vấn đề này cho tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 21/10/2021, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã gửi Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB phúc đáp về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ:
Nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các Thông tư 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT là những công việc giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng (nếu nhà trường giao và giáo viên được hiệu trưởng phân công triển khai nhiệm vụ).
Do đó, khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm mà sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sơ giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chúng tôi cho rằng, thay vì cứ trả lời riêng cho từng cá nhân, cho từng tỉnh thì Bộ Giáo dục nên tập hợp tất cả những thắc mắc, những bất cập mà các địa phương đang mắc phải trong việc chuyển xếp hạng để ra công văn hướng dẫn cách thực hiện sao cho thống nhất, tránh mỗi nơi làm mỗi khác sẽ dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài về sau.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chúc mừng các thầy cô hạng II Vĩnh Phúc, bao giờ mới đến lượt GV tỉnh khác đây?
Vẫn có hiệu trưởng ở địa phương tôi công tác cho rằng, đó là văn bản trả lời cho tỉnh khác chứ không phải tỉnh mình.
Hiện nay, các địa phương trong cả nước đang thực hiện việc chuyển xếp hạng giáo viên theo chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/TT-BGDĐT. Do mỗi địa phương thậm chí trong cùng một huyện, thị mỗi trường đều có cách điều chuyển xếp hạng giáo viên mỗi khác, dẫn đều nhiều quyền lợi bị ảnh hưởng, gây không ít bức xúc cho nhiều thầy cô giáo.
Công văn phúc đáp của Cục Nhà giáo về việc thực hiện chùm Thông tư 01;02;03;04 cho tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh chụp màn hình)
Nhiều câu hỏi xoay quanh sự bất cập của chùm thông tư được đặt ra, chính hiệu trưởng ở nhiều trường học vẫn còn mù mờ khó hiểu. Câu hỏi cứ chạy vòng quanh, từ trường đến phòng, từ phòng chạy lên sở rồi cuối cùng lại về trường mà vẫn như mớ bòng bong.
Giáo viên mất quyền lợi chẳng biết trông chờ vào đâu, lên các trang báo tìm kiếm câu trả lời để làm minh chứng. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được bao giờ cũng là báo viết thế nhưng chưa có văn bản chính thức của Bộ. Thậm chí khi có hướng dẫn của Cục Nhà giáo, thì vẫn có hiệu trưởng ở địa phương tôi công tác cho rằng, đó là văn bản trả lời cho tỉnh khác chứ không phải tỉnh mình.
Và vì thế các trường vẫn thực hiện theo cách hiểu của mỗi hiệu trưởng. Cũng vì sự hiểu đa dạng nên có trường thoáng tay khi chuyển xếp hạng thì giáo viên nhờ, có trường quá khắt khe kiểu "vạch lá tìm sâu" nên giáo viên thiệt thòi. Và "cuộc chiến" xếp hạng vẫn luôn là đề tài nóng hổi hiện nay ở mỗi trường học.
Mỗi trường chuyển xếp hạng mỗi kiểu
Chỉ trong một thị xã nhưng mỗi trường học lại chuyển xếp hạng giáo viên mỗi kiểu. Một số trường trung học cơ sở, lập danh sách tất cả giáo viên đang ở hạng II cũ (được bổ nhiệm năm 2015) nếu có đầy đủ bằng đại học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì được đề nghị chuyển sang hạng II mới.
Một số trường tiểu học xét giữ hạng II cho giáo viên đang làm tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn và một số giáo viên đã làm tổ trưởng có nhiều thành tích như giáo viên dạy giỏi từ cấp thị trở lên, đạt chiến sĩ thi đua...
Một số trường tiểu học khác sẽ soi vào 4 nhiệm vụ (a, b, c, d) trong Điều 4. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.28, nếu thiếu một trong những tiêu chí quy định của 4 nhiệm vụ sẽ không được xét giữ hạng. Vì thế, cả trường cũng chỉ có vài ba tổ trưởng đảm bảo yêu cầu.
Một số trường học khác, hiệu trưởng lại quá khắt khe đến mức độc đoán, cương quyết không xét cho một giáo viên nào, lý do hiệu trưởng đưa ra là các tổ trưởng chuyên môn vẫn còn hạn chế về năng lực.
Rõ ràng, cách xếp hạng kiểu "trăm hoa đua nở" thế này đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi sát sườn của giáo viên. Ví như một giáo viên đang ở mức lương 2.67; 3.0; 3.33; 3.66 nếu được giữ hạng II cũ và xếp qua hạng II mới, mức lương lập tức ở mức 4.0, còn bị xuống hạng III, thì mức lương vẫn giữ nguyên.
Hay, một giáo viên đang ăn mức lương cuối cùng của hạng II cũ 4.98 và nhiều năm liền chỉ được hưởng 1% phụ cấp lương vượt khung. Tuy nhiên, giáo viên này được chuyển sang hạng II mới, mức lương ít nhất sẽ ở bậc 5.36.
Xếp chuyển hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên thế nào mới đúng?
Ngày 21/10/2021, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã gửi Công văn số 1099/NGCBQLGD-CSNGCB phúc đáp về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Công văn phúc đáp của Cục Nhà giáo do Cục trưởng Vũ Minh Đức ký, nêu rõ:
Nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các Thông tư 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT là những công việc giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng (nếu nhà trường giao và giáo viên được hiệu trưởng phân công triển khai nhiệm vụ).
Do đó, khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm mà sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sơ giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trả lời của Cục Nhà giáo với hướng dẫn bổ nhiệm, chuyển xếp hạng của chùm thông tư 01; 02; 03; 04/ TT-BGDĐT có gì trái ngược nhau?
Điều 6 - Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên của chùm Thông tư 01; 02; 03; 04/ TT-BGDĐT nêu rõ: Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Chỉ vì hướng dẫn bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên quy định tại Thông tư này (01; 02; 03; 04) phải căn cứ vào vị trí việc làm "đang đảm nhận" mà nhiều địa phương nhất quyết chỉ giữ hạng cho giáo viên đang làm tổ trưởng.
Nay, Cục Nhà giáo hướng dẫn: Nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các Thông tư 01; 02; 03; 04/TT-BGDĐT là những công việc giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng (nếu nhà trường giao và giáo viên được hiệu trưởng phân công triển khai nhiệm vụ).
Do đó, khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm mà sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sơ giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tôi đọc đi đọc lại quy định trong các thông tư và trả lời của Cục Nhà giáo vẫn thấy có sự khác nhau, bảo sao dưới các địa phương cũng mỗi người hiểu mỗi phách nên thực hiện cứ loạn cả lên.
Để tránh tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt", để cho việc chuyển xếp hạng giáo viên một cách thống nhất từ trên xuống, cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các thầy cô thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có công văn hướng dẫn cụ thể về cách chuyển xếp hạng cũng như tổ chức tập huấn cho các nhà quản lý ngay thời điểm này.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Kiến nghị sửa quy định bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên Nhiều giáo viên trên cả nước đang rất ngóng đợi những sự thay đổi ở chùm thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên. Những mong ngóng này càng nhiều hơn sau khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,...