Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên
Theo chuyên gia y tế, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.
Hiện nay, các giải thi đấu thể thao không chuyên đang phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân tham gia. Phong trào này góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe…
Nhiều sự cố đáng tiếc
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm Việt Nam có 40.000 giải thể thao từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, ở mọi cấp độ. Đây là con số rất ấn tượng, cho thấy niềm đam mê thể thao tại Việt Nam…
Tuy nhiên, nhiều sự cố đáng tiếc liên quan đến các hoạt động thể thao không chuyên trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề trong việc đảm bảo an toàn y tế và tính mạng cho người tham gia.
Mới đây, ngày 13/10, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 6 bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiệt rối loạn ý thức: lơ mơ, yếu cơ tứ chi, hạ huyết áp, da khô, thiểu niệu; xét nghiệm có tình trạng tăng men cơ, suy giảm chức năng thận. Qua khai thác nhanh, được biết 6 bệnh nhân đang tham gia giải chạy marathon.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu: làm mát cơ thể, truyền dịch, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, chức năng các tạng của người bệnh. Sau đó, 6 bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi sức nội khoa và Chống độc và Khoa Nội thận lọc má.u để tiếp tục điều trị.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm khám cho bệnh nhân bị sốc nhiệt… Ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Theo BS. Nguyễn Thái Cường, Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong vài năm gần đây tình trạng sốc nhiệt khi tham gia các giải chạy marathon và thể thao đường dài gia tăng. Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh, xảy ra sau phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục hay gắng sức và đặc biệt là những vận động viên không chuyên khi tham gia các giải chạy marathon.
Cũng trong năm 2024, một số trường hợp t.ử von.g vì đột quỵ trong khi tham gia các giải chạy Marathon tại Việt Nam cũng đã được ghi nhận.
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, PGS.TS Võ Tường Kha, Trưởng Bộ môn Y học thể thao, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là chấn thương gân, cơ, xương khớp do không đảm bảo kỹ thuật và thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng…
“Nhìn chung, mặc dù phong trào thể thao không chuyên mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhưng cũng đòi hỏi sự quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn và sức khỏe để đảm bảo hiệu quả và tránh những hậu quả không mong muốn”, PGS. TS Võ Tường Kha nói.
PGS.TS Võ Tường Kha, Trưởng Bộ môn Y học thể thao, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
Nhiều rủi ro sức khỏe cho người tham gia
Theo chuyên gia Võ Tường Kha, hoạt động thi đấu thể thao là sự nỗ lực hết mức về cả thể chất, tinh thần, kéo theo biến đổi về sinh lý, sinh cơ, sinh hóa… để đáp ứng nhu cầu thi đấu của các nội dung này. Đó là các biến đổi tác động lên hệ thần kinh (cao cấp- não bộ, thần kinh thực vật, vận động), trục HPA, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp (trong và ngoài), hệ nội tiết – thể dịch – miễn dịch, hệ tạo má.u, hệ vận động… Hoạt động của các hệ này tác động điều phối lên chuyển hóa năng lượng, dẫn truyền thần kinh, điều hòa thân nhiệt, chuyển hóa nước – điện giải,…
Lượng vận động, căng thẳng quá mức dẫn đến các hệ thống cơ thể nói trên không thích nghi kịp nhu cầu hoạt động thể chất, sẽ dẫn đến hệ thống, tổ chức, tế bào “quá tải” và biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cấp cứu hoặc tối cấp cứu đ.e dọ.a sinh mạng của người tham gia.
Các biểu hiện bệnh lý hay gặp là các nguy cơ về: chấn thương cơ -xương – khớp, kiệt sức, sốc nhiệt, mất nước, điện giải các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, da, nhiễ.m trùn.g cơ hội, suy giảm miễn dịch…, các cơ thảm do cháy nổ, ngộ độc khí, thực phẩm…
Các bệnh lý cấp cứu có thể gặp khi tham gia các giải đấu này bao gồm: Bệnh lý tim mạch thường gặp là tăng huyết áp,nhịp tim nhanh, (chạy ngắn, trung bình), tụt huyết áp (chạy dài). Nặng hơn là cường thất, thiếu má.u cơ tim, nhồi má.u cơ tim, loạn nhịp tim, tai biến mạch má.u não (thiếu mãu não do tụt huyết áp/xuất huyết não do tăng huyết áp kịch phát gây liệt nửa người, hôn mê)… dẫn đến đột quỵ, ngừng tim.
Người tham gia cũng có thể gặp phải các bệnh lý hô hấp trong thi đấu các giải chạy như: Khó thở cấp do thiếu dưỡng khí cấp; Co thắt phế quản do gắng sức; Tắc nghẽn thanh quản; Nhiễ.m trùn.g đường hô hấp trên bệnh cấp tính
Kiệt sức, mệt mỏi cũng thường gặp ở những người tham gia các giải điền kinh chạy bán marathon, chạy marathon, đi bộ thể thao,… Tình trạng sốc nhiệt do mất cân bằng điều hòa nhiệt với các triệu chứng thường gặp nôn và nôn, nhịp tim nhanh, chóng mặt, chuột rút cơ, cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi và ngất,…
Mất nước, điện giải, rối loạn cân bằng điện giải; Nguy cơ nhiễ.m trùn.g cơ hội, do giảm miễn dịch,… cũng là tình trạng thường gặp.
Do đó, PGS.TS Võ Tường Kha nhấn mạnh, công tác chuẩn bị và sẵn sàng đáp ứng các tình huống cấp cứu của y tế thể thao vô cùng quan trọng, phòng tránh rủi ro và bảo vệ tính mạng của người tham gia, đảm bảo an toàn y tế cho giải đấu thành công.
“Công tác tổ chức các giải thể thao không chuyên, theo phong trào cần xác định rõ vai trò của Ban tổ chức trong công tác đảm bảo an toàn y tế. Phải có kế hoach về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuố.c, đội ngũ nhân lực. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật hồi sức cấp cứu, chấn thương, xử lý thảm họa, phòng chống dịch bệnh, vận chuyển bệnh nhân lên đúng tuyến trên… Chuẩn bị sẵn sàng kết nối thông tin liên lạc với cơ quan y tế, bệnh viện chuyên khoa cấp cứu khi có sự cố xảy ra”, chuyên gia Võ Tường Kha nói.
4 điều cần biết để phòng thiếu má.u cơ tim
Bệnh thiếu má.u cơ tim hay còn gọi là thiếu má.u cục bộ cơ tim, bệnh làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi má.u cơ tim.
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ử von.g ở người bệnh tim mạch.
Nguyên nhân thiếu má.u cơ tim
Nguyên nhân phổ biến gây thiếu má.u cơ tim là sự tích tụ của các mảng vữa và xơ cứng, được gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm hẹp, cản trở sự lưu thông của má.u qua động mạch.
Ngoài ra, lưu lượng má.u mạch vành có thể giảm do cục má.u đông từ vị trí khác di chuyển đến gây tắc mạch, hoặc do tình trạng co thắt động mạch vành.
Yếu tố nguy cơ thúc đẩy thiếu má.u cơ tim bao gồm: Hút thuố.c l.á; Béo phì; Tăng huyết áp; Rối loạn mỡ má.u; Đái tháo đường... Ngoài ra, thói quen ít vận động cũng có thể mắc thiếu má.u cơ tim.
Thiếu má.u cơ tim có thể có biểu hiện đau dữ dội hoặc cảm giác tức nặng ngực.
Triệu chứng thiếu má.u cơ tim
Một số người mắc bệnh thiếu má.u cơ tim không hề gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu má.u cơ tim thầm lặng. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn và lượng má.u nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải một số các triệu chứng mà điển hình nhất là đau thắt ngực trái.
Cơn đau có thể dữ dội hoặc cảm giác tức nặng ngực, thường lan sang cổ, hàm, vai và cánh tay trái, kèm theo đó là các biểu hiện khác như:
Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức
Mệt mỏi rã rời chân tay
Buồn nôn và ói mửa, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm
Vã mồ hôi lạnh
Tim đậ.p nhanh, hồi hộp, trống ngực
Chóng mặt, choáng váng
Ghi nhận thực tế, có nhiều người có thể bị thiếu má.u cơ tim thầm lặng, hoặc thiếu má.u cơ tim không đau, hoặc thậm chí là nhồi má.u cơ tim không có triệu chứng báo trước. Những người từng bị nhồi má.u cơ tim, người lớn tuổ.i hoặc người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị thiếu má.u cơ tim thầm lặng hơn.
Điều trị thiếu má.u cơ tim
Điều trị thiếu má.u cơ tim thường tập trung vào việc phục hồi lưu lượng má.u và giảm nguy cơ biến chứng. Cần xác định và điều trị các bệnh liên quan thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực và thiếu má.u cơ tim cục bộ. Xác định và can thiệp các yếu tố nguy cơ tim mạch. Trong trường hợp cần thiết, cần tái thông mạch má.u bằng phẫu thuật.
Chế độ ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch, tránh được thiếu má.u cơ tim.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng thuố.c hoặc phẫu thuật hoặc cả hai.
Các thuố.c được sử dụng để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng cụ thể: Thuố.c điều trị rối loạn mỡ má.u, huyết áp, đái tháo đường (nếu có); Thuố.c ức chế men chuyển angiotensin; Thuố.c chống ngưng kết tiểu cầu, giảm nguy cơ đông má.u; Thuố.c chẹn beta; Thuố.c chẹn kênh canxi;
Các loại thuố.c sử dụng để điều trị thiếu má.u cơ tim sẽ được cá nhân hóa trên từng bệnh nhân cụ thể. Có thể loại thuố.c này phù hợp với bệnh nhân này nhưng lại không hiệu quả với bệnh nhân khác. Bên cạnh đó, mỗi loại thuố.c cũng có chống chỉ định riêng. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tái khám thường xuyên và đặc biệt là không tự ý sử dụng đơn thuố.c của người khác.
Điều trị can thiệp được áp dụng trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tình trạng thiếu má.u cơ tim nặng cần phẫu thuật để hạn chế biến chứng. Can thiệp mạch vành qua da: Nong mạch vành và đặt stent; Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống để điều trị thiếu má.u cơ tim bao gồm: Có chế độ ăn lành mạnh cho tim; Ngủ đủ giấc; Tăng cường vận động...
Cách ngăn chặn thiếu má.u cơ tim
Để ngăn chặn thiếu má.u cơ tim cần thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống. Điều này có thể góp phần ngăn chặn các bệnh lý mạn tính nói chung, bệnh lý tim mạch nói riêng, cụ thể:
Luyện tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức bền, phòng thiếu má.u cơ tim. Chúng ta có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe và lứa tuổ.i ví dụ như: bơi, đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh. Tập luyện 30 phút mỗi ngày và 150 phút/ tuần.
Có chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch, tránh được thiếu má.u cơ tim. Cần tránh sử dụng nhiều những thực phẩm có chất béo bão hòa và cholesterol cao như: Mỡ động vật, da và phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà mà nên sử dụng thực phẩm chứa chất béo bão hòa ( dầu ăn, đậu, lạc, đỗ). Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, trái cây tươi.
Cần duy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng giúp giảm được nhiều nguy cơ mắc các bệnh trong đó có thiếu má.u cơ tim. Việc giảm cân ở người thừa cân, béo phì giúp giảm gánh nặng lên tim mạch và khớp.
Không hút thuố.c l.á, thuố.c lào và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu): Thuố.c l.á, thuố.c lào là yếu tố nguy cơ cao làm tăng xơ vữa mạch vành. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
Cũng giống như các bệnh tim khác, sử dụng thuố.c là giải pháp an toàn hiệu quả để phòng ngừa và điều trị thiếu má.u cơ tim. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, bệnh lý tim mạch (bao gồm thiếu má.u cơ tim và đột quỵ) là một trong những nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu thế giới. Song song đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh Zona, xảy ra do sự tái kích hoạt virus varicella-zoster, không chỉ gây đa.u đớ.n và...