Chuyên gia y tế đưa giải pháp mới để phòng dịch Covid-19
Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh đã có những chuyển biến khó lường khi xuất hiện các ca bệnh và bệnh nhân tử vong ở Hàn Quốc, Italy, Iran.
GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Đình Nam – VGP).
Ngày 24/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Tại cuộc họp,GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới đã có những bước chuyển mới, do đó chúng ta phải có giải pháp ứng phó mới.
Theo GS.TS Lê Quang Cường, thời gian qua, Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt ngăn chặn nguồn bệnh lan rộng từ Vũ Hán, qua đó các tỉnh khác của Trung Quốc về cơ bản cũng kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh đã có những chuyển biến khó lường khi xuất hiện các ca bệnh và bệnh nhân tử vong ở Hàn Quốc, Italy, Iran.
“Nguyên tắc bất di bất dịch trong phòng chống dịch bệnh của chúng ta là “phát hiện sớm, cách ly và khoanh vùng”. Với nguyên tắc đó, chúng ta đã triển khai các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh mạnh hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước… nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ngay từ đầu. Nhờ đó, đến thời điểm hiện tại, kết quả phòng, chống dịch chúng ta đạt được là khả quan,… Tuy nhiên, hiện nay diễn biến dịch bệnh đã có những yếu tố mới là đã xuất hiện thêm nhiều quốc gia có nhiều người mắc bệnh. Đơn cử tại Hàn Quốc, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc rất nhiều. Do đó, cần có giải pháp mới cho phù hợp tình hình”, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
GS.TS Lê Quang Cường cho rằng, để ngăn ngừa dịch bệnh, bên cạnh việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, sàng lọc những người thuộc diện nghi ngờ để tiến hành cách ly y tế theo quy định, cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở trong công tác này.
“Giờ là lúc chúng ta phải phát huy tối đa vai trò của nhân dân, tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện những trường hợp bất thường để cách ly từ tổ dân phố, thôn bản”, ông Cường nhấn mạnh.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền phải đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, địa phương trong việc rà soát, sàng lọc, phát hiện các trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly y tế, khoanh vùng dập dịch theo quy định.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) cho rằng, chúng ta phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh.
“Nhận định của Tổng Giám đốc WHO cho rằng “cánh cửa chặn dịch đang hẹp lại”, vì ban đầu WHO cho rằng chủ yếu dịch này có nguồn gốc từ Trung Quốc, bây giờ đã sang nhiều nước, trong đó có những nước hệ thống y tế dự phòng kém,… thậm chí có những nơi không rõ nguồn bệnh xuất phát từ đâu. Nên việc phòng chống rất khó”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đối với Hàn Quốc, ổ dịch chủ yếu xuất phát từ một cơ sở tôn giáo và một bệnh viện. Dù Hàn Quốc rất mạnh về y tế dự phòng, nhưng như truyền thông phản ánh việc quản lý hành vi ban đầu chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt dẫn đến dịch bệnh lây lan. Trong khi đó Việt Nam kiểm soát hành vi chặt chẽ ngay từ đầu (kiểm soát đường biên, cửa khẩu, khuyến cáo không tập trung nơi đông người, dừng các lễ hội,…).
Trước tình hình dịch bệnh đang lây lan mạnh ở một số nước, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, đối với Việt Nam, giải pháp kiểm soát hành vi của người dân, của cộng đồng vẫn là ưu tiên hàng đầu.
“Nguyên lý chống dịch vẫn phải phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng. Đương nhiên phải khoanh vùng hợp lý theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình dịch, không để chống dịch ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Theo danviet.vn
Chuyên gia WHO tức tốc đến Iran giữa bùng phát virus corona
Một nhóm chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiếnsẽ đến Tehran vào ngày 25/2 sau khi số lượng ca nhiễm mới ở Iran tăng mạnh.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 24/2, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết sự gia tăng đột ngột các trường hợp nhiễm mới tại Iran, Italy và Hàn Quốc có "rất đáng lo ngại".
Quyết định của WHO được đưa ra sau khi xuất hiện những con số mâu thuẫn về số ca tử vong ở Iran trong ngày 24/2. Chính phủ Iran đã lên tiếng bác bỏ thông tin số ca tử vong vì virus corona của nước này lên tới 50.
Một nhóm chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ đến Tehran vào ngày 25/2. Ảnh: AP.
Tuyên bố bác bỏ được đưa ra sau khi hãng tin ILNA của Iran cho biết chỉ riêng thành phố Qom của nước này có tới 50 người chết vì virus corona, số tử vong cao nhất vì dịch ở bên ngoài Trung Quốc.
ILNA, một hãng tin thân chính phủ của Iran, ngày 24/2 đưa tin rằng đã có 50 người chết ở thành phố Qom trong tháng này vì virus corona, theo AP.
Ahmad Amiriabadi Farahani, một quan chức Qom, được ILNA dẫn lời nói rằng hơn 250 đã bị cách ly tại thành phố này, vốn là một địa điểm nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng cho người Hồi giáo dòng Shiite ở Iran và trên toàn thế giới.
50 người chết là một con số gây sốc, đặc biệt khi trước đó chỉ vài giờ, truyền hình nhà nước Iran đưa tin số người chết là 12.
Truyền hình nhà nước Iran, dẫn lời nghị sĩ Asadollah Abbasi, nói rằng tổng số ca nhiễm bệnh hiện là 47. Ông cho biết con số này do Bộ trưởng Y tế Saeed Namaki thông báo trong một cuộc họp kín.
Italy phong tỏa 5 vạn dân - sự lo sợ còn lan nhanh hơn virus corona
Những thị trấn ở Italy đang bị phong tỏa trong khi các quốc gia chạy đua ngăn chặn sự bùng phát lớn nhất của virus corona ở châu Âu.
Theo news.zing.vn
Chuyên gia cảnh báo giai đoạn mới của Covid-19, kịch bản Italy, Hàn Quốc có thể lặp lại ở bất cứ đâu Sự bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 ở ngoài Trung Quốc khiến các chuyên gia lo ngại, kêu gọi các chính phủ cảnh giác cao hơn để tránh những kịch bản như ở Italy, Hàn Quốc hay Iran. "Đã có một sự thay đổi sâu sắc theo hướng mà Covid-19 đang diễn biến trong 48 giờ qua", Giáo sư Devi Sridhar, Giám đốc...