Chuyên gia y tế cảnh báo điều nguy hiểm nếu người dân ‘buông’ phòng bệnh
Theo báo cáo của Bộ Y tế đến sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 nào mới và hiện tại vẫn chỉ có 270 ca, trong khi đó 221 ca đã điều trị khỏi.
Chuyên gia y tế cảnh báo điều nguy hiểm nếu người dân ‘buông’ phòng bệnh
Anh Đỗ Văn Trung – Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết từ ngày 23/4 công ty anh trở lại hoạt động bình thường. Mọi người vẫn mua đồ ăn về ngồi túm năm, tụm ba để cùng ăn cho vui. Thời gian giãn cách 3 tuần khiến ai cũng có những chuyện để kể và mọi người túm năm, tụm ba trò chuyện.
Dù thường xuyên được nhắc nhở nhưng hầu như rất khó để mọi người hiểu về dịch hơn nữa. Chỉ cần ai có ý kiến gì về bệnh Covid-19 lập tức sẽ bị gạt ra vì mọi người cho rằng đã hết ca bệnh và hiện giờ Việt Nam an toàn.
Anh Trung được xem là “bảo thủ” vì lúc nào cũng có ý thức phòng dịch cao. Anh tâm sự, bố mẹ anh đều ngoài 70 tuổi lại có bệnh tim mạch nên anh luôn cẩn thận vì sợ mang bệnh về nhà nhưng nếu ở cộng đồng mỗi người một ý thì cũng rất khó.
Một tuần đi làm trở lại, chị Hoàng Hồng Minh – Hai Bà Trưng, Hà Nội rối rít khoe những cuộc hẹn gặp bạn bè vẫn chưa dứt. Ở văn phòng, mọi người đều ngại đeo khẩu trang vì khó thở chỉ nhân viên lễ tân mới sử dụng khẩu trang.
Video đang HOT
Ngoài ra, sắp tới có kỳ nghỉ lễ nên nhiều người đã chuẩn bị cho chuyến về quê xả hơi sau 3 tháng căng mình với dịch Covid-19.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết hiện nay xuất hiện tình trạng người dân chủ quan, lơ là buông lỏng phòng chống dịch nhất là từ sau thời gian thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ.
Bác sĩ Khanh cho biết hiện nay vẫn hoàn toàn chưa thể an tâm để thả lỏng, bù đắp cho những ngày cách ly. Thực tế, có các nơi trên thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng sau khi hết giãn cách xã hội.
Khi không còn thực hiện cách ly xã hội thì dịch Covid-19 vẫn có thể lây lan tùm lum nếu có mầm bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng; và nếu virus lây lan nhanh và rộng, với nhiều bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng thì y tế sẽ quá tải.
Hiện nay các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác vẫn có nhiều bệnh nhân Covid-19 thì nguy cơ vào Việt Nam vẫn chưa bao giờ dừng lại. Bác sĩ Khanh khuyến cáo người dân vẫn cần giữ khoảng cách an toàn cho mình.
BS Khanh khuyến cáo, càng nới lỏng giãn cách xã hội thì càng phải quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch với mỗi cá nhân và trong cộng đồng, chứ không phải hết giãn cách xã hội là mọi người có thể sinh hoạt thoải mái vì dịch Covid-19 vẫn còn.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết hết giãn cách xã hội và sắp bước vào những ngày nghỉ lễ, mọi người đang có tâm lý chủ quan và chuẩn bị rục rịch về quê.
PGS Phu cho rằng hiện nay ở Việt Nam đối diện hai nguy cơ đó là chúng ta vẫn có chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nhưng được cách ly ngoài cộng đồng thì chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Bởi lẽ dù có thực hiện giãn cách xã hội cũng không thể quản được 100%. Một đất nước cả 100 triệu dân, vẫn còn đi lại, gặp nhau, hơn nữa, có nhiều người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Do đó, nguy cơ còn ca mắc ngoài cộng đồng vẫn luôn tồn tại. Dù 13 ngày chưa có ca mắc mới trong cộng đồng nhưng người dân không nên chủ quan. Nếu không làm tốt, dịch sẽ bùng lên như các nước. Điển hình là Singapore bị vỡ trận, số mắc rất cao, từ một nước từng được đánh giá cao về chống dịch – PGS Phu nói.
Phương Thúy
Hiệu quả cách ly xã hội
Tính từ ca Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam (ngày 23-1) đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn 3 tháng chống "giặc" Covid-19, kiềm chế được sự bùng phát của dịch bệnh với 270 ca mắc, không có ca tử vong nào.
Ảnh minh họa
Với kết quả trên, có thể khẳng định dịch Covid-19 trong nước tạm thời được đẩy lùi.
Thực tế cho thấy gần 10 ngày qua, cả nước không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Hai trường hợp mắc mới đều là du học sinh từ Nhật Bản về Việt Nam và được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Chỉ sau ít ngày cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội (từ 0 giờ ngày 28-3) theo Chỉ thị 15 và sau đó là Chỉ thị 16 (từ ngày 1 đến 15-4) của Thủ tướng, số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam đã chững lại, trong khi số ca khỏi bệnh không ngừng tăng.
Đặc biệt, trong tuần thứ 3 tiếp tục thực hiện cách ly xã hội (từ ngày 15 đến 21-4), cả nước chỉ ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới, trong khi có 47 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh. Việt Nam là một trong 2 quốc gia, vùng lãnh thổ (gồm Réunion) không có ca tử vong dù có trên 200 ca mắc. Hiện Việt Nam đứng thứ 120 về số ca mắc, trong số 211 quốc gia và vùng lãnh thổ có ca Covid-19.
Những con số trên cho thấy việc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 mang lại nhiều hiệu quả, nhất là trong lúc dịch bệnh lan rộng ra nhiều quốc gia. PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - Bộ Y tế, cho rằng thành công của Việt Nam là chặn được các ca Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam. Những người nhập cảnh có bệnh đều được khoanh vùng, cách ly một cách triệt để.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 19 vừa ban hành.
"Chúng ta không thể nhìn vào kết quả đạt được mà chủ quan vì dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là khi có tới 40% người mang mầm bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ" - ông Phu cảnh báo. GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng khuyến cáo số ca khỏi bệnh tập trung nhiều trong khoảng 10 ngày qua, trong khi thời gian ủ bệnh là 14 ngày, thậm chí kéo dài hơn với một số trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, Việt Nam đã phát hiện những trường hợp mắc tại cộng đồng mà chưa rõ nguồn lây nhiễm. Do đó, có thể vẫn còn ca bệnh ngoài cộng đồng chưa phát hiện được.
Điều lo lắng nhất hiện nay đó là xuất hiện tâm lý chủ quan trong nhân dân. Từ ngày 23-4, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, ở nhiều tỉnh, thành người dân ra đường nhiều hơn, có tâm lý buông lỏng phòng bệnh. Các quán bia, nhà hàng, quán cà phê... bắt đầu mở cửa trở lại và rất đông người lui tới.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), đề nghị trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp, mỗi người nên có ý thức phòng chống bệnh, chấp hành tốt chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhất là thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng.
Ngọc Dung
Mất dấu bệnh nhân COVID -19 F0: Có tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng? Bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, khó khăn xuất hiện khi Việt Nam mất dấu bệnh nhân số 0 tại một số ổ dịch. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan ca...