Chuyên gia xác định niên đại mộ cổ chứa thi thể còn nguyên vẹn
“Qua hình ảnh và nhìn nút thắt vải tôi thấy rằng ngôi mộ ở Hưng Yên được làm giống như những ngôi mộ xác ướp thời Hậu Lê”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường nói.
Ngôi mộ cổ được phát hiện ở ao nuôi cá thôn Dương Hòa
Ngày 24/12, ông Nguyễn Bá Tĩnh (SN 1960) ở thôn Dương Hòa, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cùng con trai đào ao ở khu vực cánh đồng bất ngờ phát hiện ngôi mộ cổ. Ông Tĩnh cùng nhiều người mở nắp quan tài thì thấy thi thể là một nữ giới mặc áo trắng, được bó buộc theo kiểu quấn dây vải thành nhiều nút từ đầu xuống chân. Thi thể còn nguyên da thịt.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, ngày 26/12, ông đã xuống tận nơi phát hiện ra ngôi mộ cổ để kiểm tra. Tuy nhiên, người dân địa phương đã mang chôn ngôi mộ lại vị trí cũ.
“Qua xem hình ảnh và nhìn nút thắt vải ở trong ngôi mộ tôi thấy ngôi mộ ở Hưng Yên được làm giống như những ngôi mộ xác ướp thời Hậu Lê. Nhận định ban đầu, ngôi mộ này có niên đại khoảng 300 năm”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, tất cả các ngôi mộ xác ướp đều được làm theo quy trình trong quan ngoài quách và bên ngoài quách có thể được làm chắc chắn bằng vật liệu vôi vữa. Nhưng ngôi mộ ở Hưng Yên chỉ có quan tài, không có quách.
“Tôi đã từng tiếp cận rất nhiều ngồi mộ cổ, thi thể mà nằm mỗi trong quan tài thì chỉ còn lại xương. Nhưng đằng này, ngôi mộ ở Hưng Yên thi thể còn nguyên da thịt, vải vóc. Đây là một ngôi mộ đặc biệt, hiếm thấy”, ông Cường nói thêm.
Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết thêm, trong quan tài có chứa tinh dầu nên giữ được xác và quần áo lâu như vậy. Về mùi thơm ở trong ngôi mộ, ông Cường cho rằng đó có thể là mùi của loại gỗ am.
Video đang HOT
Hiện tại ngôi mộ được chôn cất lại tại vị trí cũ.
Ông Đỗ Xuân, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên thông tin thêm, khi nhận được thông tin, đơn vị đã xuống tận nơi phát hiện ngôi mộ và yêu cầu cơ quan chức năng địa phương bảo vệ ngôi mộ. Hiện tại, Bảo tàng tỉnh Hưng Yên đã lập báo cáo sự việc và đang xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh.
“Hiện nay chúng tôi vẫn cử người túc trực, bảo vệ ngôi mộ. Về nguồn gốc ngôi mộ, cũng như hướng xử lý phải chờ cơ quan chức năng họp bàn. Khi nào có phương án cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin”, ông Xuân nói.
Ông Nguyễn Bá Tĩnh (SN 1960) ở thôn Dương Hòa, người phát hiện ra ngôi mộ cổ thông tin, ngày 26/12, lãnh đạo địa phương và Sở Văn hóa tỉnh Hưng Yên đã về khảo sát và nắm bắt thông tin ban đầu. Ông Tĩnh nói rằng: “Trong thời gian tới nếu không có ai đến nhận mộ, gia đình chúng tôi sẽ làm đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền để được tu tạo, xây đắp ngôi mộ lên khang trang”.
Ngôi mộ cổ được phát hiện ở đầm nuôi cá của gia đình ông Tĩnh. Mộ nằm ở độ sâu khoảng gần 3m và giống hình chữ nhật có thành dày khoảng 15cm, được đóng rất chắc chắn. Khi mở ra, bên trong có chứa nước màu đen và nổi váng kèm một mùi thơm nhẹ. Chiếc quan tài được làm bằng gỗ. Điều đặc biệt, thi thể trong mộ còn nguyên da thịt.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Rợn người phát hiện ngôi mộ cổ chứa thi thể nữ giới còn nguyên vẹn
Khi mở chiếc quan tài, người dân giật mình trông thấy thi thể còn nguyên vẹn và bốc ra mùi thơm của tinh dầu quý.
Đào ao, chạm mộ cổ
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước thông tin về ngôi mộ cổ chứa một thi thể còn nguyên da thịt vừa được người dân phát hiện tại địa bàn thôn Dương Hòa (xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Bá Tĩnh (SN 1960) - chủ đất nơi tìm thấy ngôi mộ cho biết, sự việc được ông cùng con trai và hai người thợ máy múc phát hiện vào khoảng 16 giờ ngày 24/12 vừa qua.
"Vào thời điểm trên khi máy múc đào đất ở ao nuôi cá của tôi để vét lên cao thành bờ thì vô tình chạm phải ngôi mộ. Thấy vậy, tôi yêu cầu thợ máy dừng lại và làm các thủ tục tâm linh. Sau đó, tôi cùng với con trai mở nắp quan tài ra thì thấy bên trong có chứa nhiều nước màu đen bóng có nổi váng nghi là váng tinh dầu. Thi thể là một nữ giới mặc áo trắng, được bó buộc theo kiểu quấn dây vải thành nhiều nút từ đầu xuống chân", ông Tĩnh kể lại.
Ông Nguyễn Bá Tĩnh kể lại sự việc phát hiện ngôi mộ cổ. Ảnh: N.T
Cũng theo lời ông Tĩnh, khu vực này trước kia vốn là ruộng cấy bình thường. Gia đình ông đã ở, sinh sống và đào ao thả cá nhiều năm. Thời gian này do đang có ý định múc sâu thêm lòng ao để đắp lên bờ thì vô tình phát hiện ra ngôi mộ.
"Ngôi mộ này chỉ có quan tài chứ không có quách như lời đồn thổi. Khi mở nắp quan, tôi cũng trực tiếp cắt bỏ phần quần áo trên người quá cố ra để mục đích sẽ cải táng chuyển lên khu đồng cao. Tuy nhiên, lúc tôi sờ tới phần chân của thi thể thì phát hiện da thịt vẫn còn gần như nguyên vẹn mà chưa hề bị phân hủy hết. Thấy sự lạ, chúng tôi bèn tạm dừng lại và lấp đất để y như cũ và báo cáo chính quyền địa phương để xin ý kiến", ông Nguyễn Bá Tĩnh thông tin thêm.
Có mặt trực tiếp vào thời điểm đó, anh Nguyễn Bá Tuấn (SN 1985, con trai ông Tĩnh) cho biết, đó là một chiếc quan tài hình chữ nhật có thành dày khoảng 15cm, được đóng rất chắc chắn. Khi mở ra bên trong có chứa nước nhưng không phải là nước ao, vì nó màu đen vàng có nổi váng kèm một mùi thơm nhẹ. Theo anh Tuấn, có thể ngày xưa người xưa đã an táng người quá cố bằng gỗ quý nào đó có mùi thơm và giữ được nguyên thi thể như thế này.
Công an túc trực để tránh mê tín dị đoan
Bà Đồng Thị Tuyết (SN 1968) - vợ ông Tĩnh cho biết, mấy ngày nay gia đình bà đã phải mệt mỏi với những lời đồn thổi từ một số người chưa hiểu chuyện tại địa phương.
Trong quan tài, thi thể được bó buộc cẩn thận bằng nhiều nút quấn vải và da thịt vẫn chưa bị phân hủy hoàn toàn.
"Có những người chưa hiểu chuyện còn đồn thổi rằng trong quan tài có chứa vàng bạc hay đồ trang sức do người xưa để lại. Tôi xin khẳng định là trong đó không hề có vàng bạc. Chính tay tôi mở ra và còn phát hiện trong đó 4 cuộn giấy dó - một loại giấy có độ bền cao được đặt ở 4 góc bên cạnh thi thể", ông Tĩnh cho biết.
Hiện tại ngôi mộ cổ này vẫn chưa có bất cứ ai đến nhận. Được biết, những ngày qua lãnh đạo địa phương từ xã, huyện và Sở Văn hóa tỉnh Hưng Yên đã về đây khảo sát và nắm bắt thông tin ban đầu.
Bày tỏ nguyện vọng ở thời điểm hiện tại, vợ chồng ông Nguyễn Bá Tĩnh cho biết sẽ làm đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền để được tu tạo, xây đắp ngôi mộ lên khang trang.
"Nếu trong thời gian tới vẫn không có ai tới nhận, nguyện vọng của gia đình tôi là muốn để nguyên ngôi mộ và tu tạo xây dựng cao lên cho khang trang. Đây là vấn đề liên quan đến tâm linh nên tôi không muốn chuyển đi đâu cả", ông Tĩnh bày tỏ.
Ngôi mộ cổ đã được gia đình ông Tĩnh lấp lại và phủ bạt che kín chờ cơ quan chức năng có ý kiến chỉ đạo.
Trao đổi về vấn đề này, một vị lãnh đạo UBND xã Minh Đức cho biết, sau khi nắm bắt thông tin việc gia đình ông Tĩnh đào được ngôi mộ nghi là mộ cổ, xã đã có báo cáo lên các phòng ban chuyên môn của huyện, tỉnh. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương vẫn đang chờ thông tin chính thức từ cấp trên.
"Để đảm bảo vấn đề an ninh trật tự tại địa phương, tránh các hiện tượng mê tín dị đoan, chúng tôi đã và đang bố trí lực lượng công an xã túc trực ở quanh khu vực ngôi mộ đó thường xuyên. Nếu có hiện tượng gì sẽ báo cáo ngay để có hướng xử lý", đại diện lãnh đạo xã Minh Đức khẳng định.
Phải "thay áo" cho người quá cố Là người trực tiếp về địa phương ghi nhận sự việc, PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết: "Qua nắm bắt ban đầu, tôi khẳng định đây là một ngôi mộ cổ vì chỉ có quan tài chứ không có quách ở bên ngoài. Trong quan tài có chứa tinh dầu nên giữ được xác và quần áo lâu như vậy. Người dân đồn thổi là thi thể bị trói là sai, đó chỉ là cái chăn đại niệm được tết thành các nút quấn quanh. Trong mộ không hề có vàng bạc và không phải là thi thể đi hài". Cũng theo vị chuyên gia khảo cổ học, lãnh đạo địa phương đã lập biên bản sự việc và báo cáo lên UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét để giải quyết theo Luật Di sản. Vì nếu là mộ cổ không có ai nhận mà người phát hiện chưa mở nắp quan tài thì chôn lại đâu cũng được. Nếu đã mở quan tài ra rồi thì phải "thay áo" cho người quá cố. "Đề nghị người dân tuyệt đối tuân thủ Luật Di sản và pháp luật của Nhà nước, tránh các hành động mê tín dị đoan. Tất cả các thông tin nói rằng đó là mộ của một bà Chúa thời xưa đều là đồn thổi và chưa có căn cứ. Mong lãnh đạo Bộ Văn hóa và UBND tỉnh Hưng Yên sớm vào cuộc xác minh sự việc này để có hướng xử lý tiếp theo", PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhấn mạnh
Theo Nhật Tân (Báo Gia đình & Xã hội)
Mộ cổ của quan đứng đầu Chợ Lớn phát lộ khi làm đường ở Sài Gòn Đào đất làm đường nội bộ tại quận 10 (TP HCM), nhóm công nhân phát hiện ngôi mộ bằng đá xanh của vị quan đứng đầu khu Chợ Lớn xưa. Ngôi mộ cổ được phát hiện khi đào đất làm đường. Ảnh: N.H.G Thi công làm đường nội bộ trong bưu điện Phú Thọ, đường Lý Thường Kiệt (quận 10) chiều 26/12, các...