Chuyên gia WHO lên tiếng về khả năng kết thúc đại dịch
Nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới vẫn chưa bước vào giai đoạn kết thúc đại dịch Covid-19.
Các chuyên gia cảnh báo virus gây đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đột biến (Ảnh minh họa: Reuters).
“Chúng ta vẫn đang chứng kiến virus tiến hóa, đột biến. Vì vậy chúng ta biết sẽ có nhiều biến chủng hơn, nhiều biến chủng đáng lo ngại hơn, vì vậy chúng ta chưa phải ở thời điểm kết thúc đại dịch”, trưởng nhóm khoa học của WHO Soumya Swaminathan nói hôm 11/2, khi đi thăm một cơ sở sản xuất vaccine ở Nam Phi.
Trước đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 9/2 nói rằng “khoa học đã cho chúng ta các công cụ để chống lại Covid-19, nếu chúng được chia sẻ trên toàn cầu với sự đoàn kết, chúng ta có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp của Covid-19 trong năm nay”.
Video đang HOT
Ông Tedros kêu gọi các nước giàu đóng góp 16 tỷ USD cho kế hoạch chống Covid-19. WHO cho rằng việc “bơm tiền” nhanh chóng cho chương trình “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19″ (ACT-A) có thể giúp chấm dứt tình trạng khẩn cấp của Covid-19 trong năm 2022.
Chương trình ACT-A do WHO dẫn đầu nhằm phát triển, sản xuất, mua sắm và phân phối các công cụ để đối phó với đại dịch Covid-19, gồm vaccine, xét nghiệm, phương pháp điều trị và trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
WHO cho biết sự bất bình đẳng về phân phối vaccine không chỉ gây thiệt hại về sinh mạng và làm tổn thương các nền kinh tế, mà còn có nguy cơ làm xuất hiện các biến chủng mới, nguy hiểm hơn.
Theo ông Tedros, sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron khiến tình hình phân phối công bằng các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine càng trở nên cấp thiết.
Chỉ 0,4% trong số 4,7 tỷ xét nghiệm Covid-19 trên toàn cầu được tiến hành ở các quốc gia thu nhập thấp. Chỉ 10% người dân ở các quốc gia này được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới vẫn đang chật vật đối phó với đợt bùng phát mới do sự xuất hiện của các biến chủng mới. Biến chủng Omicron được phát hiện hồi cuối năm 2021 ở châu Phi đang khiến số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới tăng đột biến, kéo theo thách thức lớn cho hệ thống y tế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu trong năm 2022, hay nói cách khác là không còn gây mối đe dọa đáng kể cho thế giới. Vì Omicron dường như ít có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, nên sự xuất hiện của biến chủng này đã làm dấy lên hy vọng rằng, đây sẽ là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, trở thành bệnh đặc hữu như cảm lạnh thông thường và dịch bệnh sẽ không còn nguy hiểm nữa. Một số nhà khoa học thậm chí tin rằng, Omicron có thể đánh dấu sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
“2022 là năm đại dịch Covid-19 có thể kết thúc. Giờ đây, chúng ta đã có các công cụ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này”, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 của WHO, nhận định. Dự đoán này được đưa ra dựa trên tính toán rằng, đến giữa năm 2022, các nước đều đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 70%.
WHO kêu gọi các nước hợp tác chấm dứt đại dịch COVID-19
Ngày 24/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước hợp tác cùng nhau để chấm dứt giai đoạn nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước đã có sẵn tất cả công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Phát triển của Đức Svenja Schulze, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh: "Hiện đại dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ ba và chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch này. Chúng ta không thể để COVID-19 tiếp tục kéo dài dai dẳng cũng như không thể để tiếp diễn vòng luẩn quẩn giữa sự lo sợ và thái độ phớt lờ".
Người đứng đầu WHO cũng thông báo Đức đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho tổ chức này. Trong lịch sử, Mỹ từng là quốc gia có đóng góp tài chính hàng đầu cho WHO trong số gần 200 quốc gia thành viên trực thuộc.
Về phần mình, Bộ trưởng Schulze nêu rõ ưu tiên hàng đầu của Đức là chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới. Bà cũng kêu gọi các nước trên thế giới tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách thực chất, qua đó hiện thực hóa mục tiêu nói trên.
Trước thềm Năm mới 2022, Tổng Giám đốc WHO đã lạc quan đánh giá giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch có thể chấm dứt vào năm 2022. Ông cho rằng việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng này sẽ phụ thuộc một phần vào việc thế giới tuân thủ "Nghị quyết Năm mới", theo đó tiêm phòng cho 70% dân số của tất cả các quốc gia từ nay cho đến tháng 7/2022. Ngoài ra, một lần nữa ông khẳng định chấm dứt bất bình đẳng trong tiếp cập dịch vụ y tế vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 đến nay, tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận tổng cộng 352.243.894 ca mắc, trong đó có 5.615.101 ca tử vong. Trong hai năm vừa qua, nhiều biến thể của chủng virus ban đầu SARS-CoV-2 đã xuất hiện, trong đó có 2 biến thể đáng lo ngại là Delta và Omicron; cùng 10 biến thể đang được theo dõi như Alpha, Beta, Gamma...
Trong lịch sử, chưa từng có loại vaccine nào được điều chế và phát triển nhanh như các loại vaccine ngừa COVID-19. Đã có 23 loại vaccine khác nhau được cấp phép sử dụng trên khắp thế giới và hàng trăm loại vaccine ngừa COVID-19 khác đang được nghiên cứu, phát triển.
Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện Wellcome đóng góp 300 triệu USD ứng phó dịch COVID-19 Ngày 18/1, Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện y sinh của Anh Wellcome đã cam kết mỗi bên sẽ đóng góp 150 triệu USD để ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như để phòng ngừa các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện Wellcome đóng góp...