Chuyên gia: Uống trà kiểu này còn đâu tác dụng
Theo tiến sĩ Rohini Patil, chuyên gia dinh dưỡng ở Ấn Độ, trà xanh là thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đặc biệt, nó có chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất.
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh giá trị của trà xanh, nhưng có một số hướng dẫn nhất định cần ghi nhớ nếu bạn muốn tận dụng tối đa loại trà kỳ diệu này, theo tờ Times Of India.
Lượng tiêu thụ trà lý tưởng là từ 2 – 5 tách mỗi ngày.
Sau đây là những điều nên tránh khi uống trà.
1. Uống trà ngay sau bữa ăn
Một thói quen sai lầm là uống trà ngay sau bữa ăn. Bởi protein trong thức ăn vẫn chưa được cơ thể tiêu hóa nên uống trà ngay sau bữa ăn có thể gây hại cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và do đó nên tránh bằng mọi giá.
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh giá trị của trà xanh, nhưng có một số hướng dẫn nhất định cần ghi nhớ nếu bạn muốn tận dụng tối đa loại trà kỳ diệu này. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, những người có nguy cơ thiếu sắt, nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi ăn hãy uống trà.
2. Uống trà quá nóng
Video đang HOT
Uống trà khi còn quá nóng không chỉ khiến trà mất vị mà còn có thể làm tổn thương thực quản – điều này đã được nghiên cứu chứng minh là có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Uống trà ấm là tốt nhất để thu được lợi ích tối đa.
3. Uống trà vào sáng sớm ngay khi thức dậy
Rất nhiều người có thói quen uống trà vào sáng sớm. Nhưng điều này không tốt. Trà có chứa chất chống oxy hóa và polyphenol mạnh có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm rối loạn tiêu hóa, theo Times Of India.
4. Thêm mật ong vào trà khi còn nóng
Thêm mật ong vào tách trà đang bốc khói, có thể làm giá trị dinh dưỡng của mật ong bị phá hủy. Do đó, hãy để trà nguội dần, sau đó hãy thêm quế, mật ong vào và thưởng thức.
5. Uống thuốc với nước trà
Nhiều người uống thuốc với nước trà. Điều này có thể có hại vì thành phần hóa học trong viên thuốc có thể trộn lẫn với trà dẫn đến tính axit. Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc.
6. Uống quá nhiều nước trà
Chỉ vì trà tốt cho sức khỏe không có nghĩa là uống càng nhiều càng tốt. Trà có chứa caffein. Việc lạm dụng tiêu thụ caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ có hại bao gồm đau đầu, uể oải, lo lắng và khó chịu. Uống quá nhiều trà cũng làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Hãy đảm bảo uống 2-3 tách mỗi ngày và đừng lạm dụng.
7. Hãm lá trà quá lâu
Hãm lá trà quá lâu sẽ không chiết xuất được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này không chỉ độc hại mà còn làm cho trà có vị đắng.
Uống trà khi còn quá nóng không chỉ khiến trà mất vị mà còn có thể làm tổn thương thực quản. Ảnh SHUTTERSTOCK
8. Uống trà vội vàng
Nhâm nhi tách trà để mang lại sự tỉnh táo cho não và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Uống trà khi đang thư giãn là cách tốt nhất để thưởng thức trà.
9. Pha trà quá đậm
Pha trà quá đậm hoặc uống 1 lúc 2 túi lọc có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và axit
10. Uống trà vào buổi tối
Nhiều người lại có thói quen uống trà vào buổi tối. Tuy nhiên, trà xanh có chứa caffein thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tỉnh táo và tập trung đồng thời giảm cảm giác buồn ngủ – tất cả đều có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, theo Times Of India.
Thời điểm tốt nhất để uống trà là khoảng 3 giờ chiều, vì nó có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
Uống trà nóng làm tăng gấp 3 lần nguy cơ ung thư thực quản
Trà, cà phê là thức uống có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen nhăm nhi chúng khi còn nóng thì cần phải xem lại.
Vấn đề nằm ở nhiệt độ . Uống nóng có thể tăng gần gấp 3 lần nguy cơ ung thư thực quản.
Thực quản có cấu trúc giống như một đường ống dẫn thức ăn từ họng xuống đến dạ dày. Ung thư thực quản là căn bệnh mà khối u ung thư xuất hiện trong thực quản, theo tờ The Sun (Anh).
Uống trà hay cà phê quá nóng có thể làm tăng gần gấp 3 lần nguy cơ ung thư thực quản. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ung thư thực quản là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất. Chỉ riêng tại Anh, mỗi năm nước này phát hiện khoảng 10.000 ca ung thư thực quản.
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge (Anh) thực hiện. Họ đã phân tích dữ liệu của hơn 500.000 người Anh được lưu trữ trong Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh.
Các kết quả phân tích cho thấy uống cà phê không làm tăng nguy cơ mắc bất kỳ loại ung thư nào, ngoại trừ ung thư thực quản. Ngoài ra, những người uống trà và cà phê nóng có nguy cơ bị ung thư thực quản trung bình cao gấp 2,8 lần so với người không uống đồ nóng.
Không những vậy, mức độ nóng của trà, cà phê cũng tác động đến nguy cơ gia tăng ung thư thực quản. Cụ thể, nếu thức uống chỉ ấm thì nguy cơ tăng 2,7 lần, nếu thức uống nóng thì tăng 5,5 lần. Các tác giả cho biết hạn chế của nghiên cứu là họ không thể biết chính xác lượng trà và cà phê mà những người tham gia uống là bao nhiêu.
Giải thích về nguy cơ ung thư thực quản tăng khi uống đồ nóng, các tác giả cho biết rất có thể nguyên nhân là do nhiệt độ nóng đã làm tổn thương các tế bào ở thực quản. Các tế bào này bị tổn thương trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư.
Do đó, nhóm tác giả tin rằng vì nguy cơ ung thư thực quản là do nhiệt độ nóng của thức uống chứ hoàn toàn không phải do caffeine hay bất kỳ hợp chất nào trong trà, cà phê. Vì vậy, không uống trà, cà phê khi còn nóng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư thực quản. Nhờ đó, những người yêu thích hai món này hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức chúng thường xuyên, theo The Sun.
Nghiên cứu mới: Một trong những thức uống tốt nhất giúp bạn sống thọ Khoa học vừa chứng minh rằng muốn sống thọ, bạn nên uống trà hằng ngày! Một nghiên cứu bao gồm nửa triệu người cho thấy, những người uống 2 tách trà trở lên mỗi ngày đã giảm được 13% nguy cơ tử vong sớm, giúp kéo dài tuổi thọ, theo nhật báo Anh Daily Mail. Nghiên cứu mới nhất được công bố trên...