Chuyên gia từ Vũ Hán đến trường Tôn Đức Thắng làm diễn giả đã rời Việt Nam
Ngày 16/2, chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, đại diện trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, vị chuyên gia đến từ Vũ Hán làm diễn giả tại trường đã chính thức rời Việt Nam.
Theo đại diện nhà trường, vị chuyên gia đó là ông Akhil Garg (người Ấn Độ) – PGS của trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Ông là giáo sư kiêm nhiệm của trường ĐH Tôn Đức Thắng, nghiên cứu các lĩnh vực về thuật toán tiến hóa, trí tuệ nhân tạo, sản xuất thông minh.
Theo tìm hiểu của PV, trước đó thông tin ông này có mặt tại trường, phụ trách buổi báo cáo siminar tại trường vào lúc 8h30 phút ngày 14/2, khiến giảng viên, sinh viên lo lắng.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều bàn tán về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, trường chủ quan, chưa quan tâm đến việc phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng…
Trường đại học Tôn Đức Thắng tiến hành khử khuẩn.
Trước thông tin này, đại diện nhà trường khẳng định: “Thời gian PGS Akhil Garg rời Vũ Hán cho đến ngày nhập cảnh vào Việt Nam là hơn một tháng, dài hơn so với thời gian ủ bệnh của dịch Covid-19. Trong thời gian ở tại trường, ông này được kiểm tra sức khỏe mỗi ngày và không phát hiện bất thường. Ông cũng chưa tham dự hội thảo báo cáo nào tại trường”.
Cũng theo vị đại diện, hơn thế, khi đáp máy bay xuống Việt Nam, ông cũng đã được công an cửa khẩu kiểm soát rất kỹ mới cho nhập cảnh. Ông Akhil Garg ở nhà công vụ của trường ĐH Tôn Đức Thắng và trong thời gian từ đó đến nay, trường không ghi nhận sự bất thường về sức khoẻ của ông.
Video đang HOT
Lịch báo cáo tại trường của vị chuyên gia đã bị hủy.
“Kể từ ngày 1/2, trường đã thông báo toàn thể sinh viên, học viên tạm ngưng học tập trung tại trường và thực hiện quy trình giám sát chặt chẽ. Tất cả mọi người đến trường đều có kiểm tra thân nhiệt và mọi vấn đề rất bình thường. Sinh viên nội trú ký túc xá và những người ở nhà công vụ cũng phải thực hiện đúng quy trình kiểm tra sức khỏe mỗi ngày trước khi đến phòng làm việc”, vị đại diện cho hay.
Nói về công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19, đại diện trường khẳng định, thời gian qua, trường đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến nghị của các cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời tích cực chủ động trong phòng dịch như: Ngừng tập trung sinh viên; kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày cho tất cả các đối tường vào trường; tổ chức phun thuốc khử trùng toàn bộ khuôn viên; đặt dung dịch sát khuẩn ở tất cả các vị trí cần thiết; tuyên truyền hướng dẫn kỹ lưỡng cho toàn thể giảng viên, viên chức về công tác phòng dịch…
Theo Người đưa tin
Thái Nguyên: Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó dịch virus Corona
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên phạm vi cả nước, sáng 31/1, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, Thái Nguyên là địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao do có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với nhiều trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp và các khu công nghiệp phát triển... nên số lượng người tập trung rất lớn và thường xuyên biến động.
Trước tình hình đó, để phòng chống dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh do ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, tỉnh còn ban hành Chỉ thị 01/CT- UBND về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tỉnh Thái Nguyên họp Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp sáng 31/1.
Qua đó, kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh virus Corona đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xây dựng với 3 tình huống xảy ra gồm: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Thái Nguyên; Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thái Nguyên; Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Với mỗi tình huống, Ban Chỉ đạo đều đưa ra các phương án điều hành ở các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã về việc thông tin, tuyên truyền, cũng như các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn.
Đến thời điểm này, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dịch virus corona nào. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị trên địa bàn đã có những động thái chủ động nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng theo dõi sát sao việc công dân nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào địa bàn tỉnh và cho đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
Cũng tại cuộc họp, ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở người nói chung và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nói riêng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để người dân chủ động việc phòng tránh. Ngoài ra, cần thông tin rộng rãi các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh này trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gồm 18 người là cán bộ, lãnh đạo và nhân viên y tế của bệnh viện.
Trước đó, ngày 30/1, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, trong đó, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập 2 đội.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona vào chiều 31/1.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, các đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 1 lãnh đạo bệnh viện; 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 1 bác sĩ truyền nhiễm; 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 1 lái xe. Mỗi Đội cơ động sẽ được trang bị 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe như máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...
Khu vực cách ly người bệnh đã được chuẩn bị sẵn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Cũng tại cuộc họp, các ý kiến đều xoay quanh phương án đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, toàn bộ khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị và cách ly người bệnh. Khi đó, bệnh nhân trong khoa sẽ được chuyển đến địa điểm khác để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm dịch Corona.
Đồng thời, các nhân viên y tế của khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ phải cách ly hoàn toàn với các khoa bệnh khác và tuyệt đối không được trở về nhà trước khi dịch bệnh được dập tắt hoàn toàn. Trong tình hình đó, các phương án hỗ trợ và tiếp ứng về thuốc men, tư trang cho những người trong khu vực cách ly đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến và trao đổi cụ thể.
Theo danviet.vn
Xử phạt các đối tượng tung tin thất thiệt về virus Corona Trong ngày 31/1, nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã bị xử phạt. Chiều 31/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đã làm việc với đối tượng P.T.M.T (SN 1971, trú tại phường Vân Phú, TP.Việt Trì, tỉnh...