Chuyên gia truyền thông: ‘Messi chẳng là gì so với Ronaldo trên mạng xã hội’
Từ trước đến nay, người ta vẫn tranh cãi về chuyện Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, ai giỏi hơn. Nhưng nhìn từ góc độ truyền thông mạng xã hội, Leo không có cửa so với CR7. Đó là đánh giá của chuyên gia truyền thông Florian Gress, trong bài phỏng vấn với trang Goal phiên bản tiếng Đức.
Phóng viên: Vụ chuyển nhượng của Lionel Messi tưởng như đã là thương vụ đáng chú ý nhất của mùa Hè, nhưng rồi “quả bom” Cristiano Ronaldo phát nổ. Vụ Ronaldo đã vượt xa vụ Messi như thế nào trên nền tảng mạng xã hội?
Florian Gress: Cristiano Ronaldo ở một tầm cao khác trên mạng xã hội. Anh ấy có 339 triệu người theo dõi trên Instagram, trong khi tất cả các CLB của Premier League cộng lại “chỉ” có 184 triệu. Messi cũng có 262 triệu fan trên Instagram, nhưng cậu ấy lại không dùng Twitter. Tính trên Instagram thì Ronaldo không chỉ là số 1 trong giới thể thao, mà còn vượt mọi tên tuổi và thương hiệu danh tiếng khác. Thậm chí, Ronaldo chỉ kém mỗi… Instagram (420 triệu) về số người theo dõi trên nền tảng này.
Sức hút ấy đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt, khi thông báo chiêu mộ được Ronaldo của Man United trở thành thông báo được thích nhiều nhất trong lịch sử trên Instagram, Twitter và Facebook của một CLB thể thao. Riêng dòng tweet về Ronaldo của MU đã có tới 2 triệu lượt thích, trong khi dòng tweet của PSG về Messi chỉ có 870.000 lượt thích.
Nhiều cầu thủ và cả các CLB đang có mặt trên nhiều kênh truyền thông mạng xã hội. Điều này mang lại lợi ích gì?
Từ quan điểm truyền thông thuần túy, họ sẽ có thể tương tác trực tiếp với fan của mình. Bằng các kênh truyền thông mạng xã hội, các CLB và cầu thủ hàng đầu có thể tiếp cận với mọi CĐV trên toàn thế giới thông qua một chiếc điện thoại, trong khi những bài phỏng vấn theo kiểu truyền thống sẽ chỉ đến được một lượng fan nhất định ở một số quốc gia. Vì thế, gần như mọi CLB và cầu thủ đều cố gắng phát triển thương hiệu và thu về lợi ích thông qua mạng xã hội.
Theo số liệu năm 2020, Cristiano Ronaldo là ngôi sao kiếm nhiều tiền nhất từ Instagram
Còn những ai khác được lợi từ điều này?
Hầu hết các CLB chuyên nghiệp đều có những nhà tài trợ, những đối tác sẵn sàng chi tiền để được gắn tên với thông báo đội hình xuất phát trước trận. Rồi thông báo cầu thủ ghi bàn được giới thiệu bởi nhãn hàng X, hay thông báo cầu thủ xuất sắc nhất trận được tài trợ bởi đối tác Y. Rõ ràng, các nhà tài trợ của CLB cũng được lợi, khi họ tiếp cận được với một thị trường rộng mở bên cạnh những phương pháp marketing truyền thống.
Video đang HOT
Hai quả bom tấn Ronaldo và Messi đã tạo ra ảnh hưởng thế nào đến các CLB?
Chúng đã tạo ra một cơn bão truyền thông. Man United đã có thêm 2,1 triệu người theo dõi trên Instagram chỉ 24 giờ sau khi công bố bản hợp đồng với Ronaldo, và tốc độ tăng trưởng vẫn là 6 con số trong những ngày kế tiếp. Số người theo dõi chắc chắn sẽ tiếp tục tăng khi anh ấy ra mắt, ghi bàn hoặc giành chiến thắng đầu tiên. Đây là một câu chuyện hoàn hảo, khi cầu thủ có thương hiệu lớn nhất trở lại nơi anh ấy bắt đầu gây dựng tên tuổi.
Vì MU niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York, cổ phiếu của họ cũng tăng 7% trong ngày diễn ra vụ chuyển nhượng. Ngược lại, Juventus đã mất khoảng 300.000 người theo dõi trong 1 tuần kể từ khi Ronaldo ra đi. Và tuy ảnh hưởng của Messi cũng rất lớn, nhưng cậu ấy chỉ đem lại hơn 1 triệu người theo dõi mới trên Instagram cho PSG.
Người ta nói rằng doanh thu từ marketing của một cầu thủ hoàn toàn có thể bù đắp cho phí chuyển nhượng của anh ấy. Điều này có đúng không?
Vài tuần qua, có nhiều con số liên quan đến vụ chuyển nhượng của Ronaldo và Messi, và chúng không hoàn toàn chính xác hoặc đầy đủ. Ví dụ, tất cả đều nói rằng MU đã thu về 38 triệu euro từ việc bán áo của Ronaldo chỉ trong 12 tiếng đồng hồ, và con số này còn cao hơn phí chuyển nhượng của anh ấy.
Ngay cả nếu đây là một kỷ lục mới, người ta cũng không tính toán như vậy. Vì lấy giá 120 euro cho một chiếc áo đấu, chúng ta đang nói về 317.000 chiếc áo được bán ra. Mà phần lớn số tiền thu về sẽ thuộc về nhà cung cấp trang phục của MU, ở đây là Adidas.
Lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào việc chiếc áo được bán trực tiếp ở cửa hàng chính thức của MU, hay thông qua các nhà cung cấp khác. Thực ra, trung bình MU sẽ chỉ lãi 5,8 euro từ mỗi chiếc áo đấu. Điều này có nghĩa là với phí chuyển nhượng 15 triệu euro của Ronaldo, họ phải bán được 2,57 triệu áo đấu. Mà đấy là chưa tính đến lương của anh ấy.
Thông báo hoàn tất vụ chiêu mộ Ronaldo của Man United nhận được 2 triệu lượt thích trên Twitter.jpg
Giá trị tiếp thị cũng như việc bán áo có tỷ lệ thuận với ảnh hưởng trên mạng xã hội không?
Tất nhiên, những gã khổng lồ như Adidas hay Nike chỉ ký các hợp đồng trị giá hàng tỷ euro với những CLB có các ngôi sao tầm cỡ thế giới hay những thương hiệu như Messi và Ronaldo. Vì độ phủ toàn cầu trên mạng xã hội của những tên tuổi này sẽ giúp họ tăng khả năng bán áo.
Vậy sớm muộn gì người ta sẽ thực hiện vụ chuyển nhượng vì lý do marketing hơn là thuần túy về thể thao?
Trả lời…Mục tiêu về thể thao vẫn là ưu tiên số 1. Ronaldo và Messi trở nên nổi tiếng như vậy trên mạng xã hội là vì họ đã thống trị bóng đá thế giới suốt 10-15 năm qua, từ thời mạng xã hội bắt đầu bùng nổ. Với những cầu thủ thuộc dạng top, các CLB sẵn sàng trả thêm bên cạnh thu nhập cơ bản, vì họ biết mình có thể thu về nhiều hơn từ tiếp thị và quảng cáo.
Các vụ chuyển nhượng đơn thuần chỉ để marketing thì chủ yếu liên quan đến các cầu thủ châu Á, khi các CLB muốn quảng bá ở thị trường này. Ví dụ như khi Real Madrid mua Takefusa Kubo năm 2019, hay Wolfsburg mua Zhang Xizhe năm 2015. Zhang sau đó đã rời Bundesliga mà chưa đá phút nào.
Man United đã có được Ronaldo khi tất cả đều nghĩ anh ấy sẽ đến Man City. Từ góc độ truyền thông mạng xã hội, đây có phải là một chiến thắng của MU trước kình địch cùng thành phố?
Rõ ràng, vì nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý và tạo ra nhiều phản ứng trên mạng xã hội. Những vụ chuyển nhượng lớn thường được truyền thông nhắc đến cả tuần hoặc thậm chí cả tháng trước khi diễn ra. Nhưng vụ này lại khác. Đến ngày cuối cùng, ai cũng nghĩ Ronaldo sẽ tới Man City vậy mà chỉ sau vài giờ đồng hồ, anh ấy lại đến Man United.
Trước đó, người đại diện Jorge Mendes đã “chào hàng” Ronaldo cho một loạt CLB hàng đầu, và HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid bác bỏ sự quan tâm trên Twitter. Phải chăng mạng xã hội đang có ảnh hưởng lớn hơn cả những thông báo thông thường?
Với một dòng tweet, các CLB hàng đầu có thể tiếp cận hàng triệu người theo dõi chỉ trong vài giây. Dĩ nhiên, vài phút sau họ vẫn sẽ có một thông báo chính thức. Nhưng dòng tweet ấy rõ ràng nhanh, hiệu quả và có độ phủ tốt hơn một thông cáo báo chí.
Càng ngày, các CLB càng có xu hướng giới thiệu các bản hợp đồng mới bằng những video sáng tạo và công phu trên mạng xã hội. Vì sao họ lại làm vậy?
Các CLB đều hiểu rằng trong mỗi vụ chuyển nhượng lớn, sự tương tác trên mạng xã hội là lớn nhất trong những giờ đầu tiên. Vì thế, họ cần khai thác tối đa khoảng thời gian này để biến các fan của cầu thủ thành fan của mình. Các video càng sáng tạo thì sẽ càng nhận được nhiều sự chú ý. Và nếu cầu thủ này chơi không tốt sau đó, họ sẽ không còn những cơ hội tốt như thế để quảng bá.
Khi Ronaldo chuyển từ Man United đến Real Madrid năm 2009, anh ấy đã được chào đón bởi hơn 80.000 CĐV ở sân Bernabeu. Liệu những màn ra mắt như vậy đang dần biến mất?
Trong một năm rưỡi gần đây, đại dịch Covid-19 đã khiến những màn ra mắt như vậy không thể thực hiện. Đó là chưa kể, nó cũng sẽ tốn kém hơn vì nếu làm vậy, bạn phải đảm bảo rằng SVĐ sẽ kín chỗ. Trừ khi Kylian Mbappe gia nhập Real Madrid vào mùa Hè sang năm, có lẽ chúng ta sẽ khó nhìn thấy những màn ra mắt hoành tráng như vậy nữa. Ngoài ra, việc công bố các bản hợp đồng mới trên mạng xã hội cũng giúp các CLB thu hút tối đa sự chú ý từ các CĐV.
Ronaldo bị 'cô lập' trong phòng thay đồ Juventus
Ronaldo được loan báo bị 'cô lập' ở Turin vì phần còn lại của Juventus đã quá ngán ngẩm với các đặc quyền mà chân sút 36 tuổi được hưởng.
Khi tương lai của Ronaldo ở Juventus đang trong nhiều hoài nghi trong năm cuối còn lại của hợp đồng, nguồn tin từ La Gazzetta dello Sport loan báo một mối quan hệ 'thực tế không tồn tại' giữa CR7 và đồng đội.
Ronaldo được cho mối quan hệ với các đồng đội Juventus thực tế không tồn tại
Lý do, theo nguồn trên là bởi các cầu thủ Juventus thấy Ronaldo được trao quá nhiều đặc quyền. Một ví dụ điển hình vừa xảy ra như, trong khi phần còn lại của Juventus phải tập thêm 1 ngày sau trận thua 0-3 trước AC Milan, thì Ronaldo được tung tăng đi mua siêu xe Ferrari 1,4 triệu bảng.
Ronaldo được cho đã đi cùng với Chủ tịch Juventus, Andrea Agnelli, củng cố niềm tin rằng, cựu tiền đạo Real Madrid được ưu tiên đặc biệt từ những người quyền lực nhất của CLB.
Theo Gazetta, điều này khiến Ronaldo trở thành một nhân vật bị cô lập trong phòng thay đồ Juventus.
Trong khi đồng đội tập luyện, Ronaldo đi mua siêu xe với sếp bự Juventus
Và nếu sự thật đúng là vậy thì việc Ronaldo rời Turin vào hè này dường như là không thể tránh khỏi, với PSG và MU được cho đang theo dõi tình hình của chân sút số 7.
Ronaldo gia nhập Juventus vào 2018 và Lão bà suy giảm dần từ khi anh đến dù cá nhân CR7 vẫn cho thấy là một chân sút hàng đầu.
Juventus trắng tay ở giải năm nay và hiện vẫn đang chưa chính thức lấy được vé dự Cúp C1 mùa sau.
Kiatisak phát biểu đầy bất ngờ về việc thay thế thầy Park;Leicester vỡ òa cảm xúc khi vô địch FA Cup HLV Kiatisak phát biểu đầy bất ngờ về việc thay thế thầy Park; Leicester vỡ òa cảm xúc khi vô địch FA Cup; Văn Lâm không được sử dụng trong 3 trận liên tiếp của Cerezo Osaka... là những tin tức thể thao đáng chú ý trong 24h qua. HLV Kiatisak phát biểu đầy bất ngờ về việc thay thế thầy Park Kiatisak...