Chuyên gia: Trung Quốc “nuốt lời hứa” ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia về Biển Đông Richard Heydarian nhận định, Trung Quốc rõ ràng đã “nuốt lời hứa” không quân sự hóa Biển Đông mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc gặp cựu Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào năm 2015.

Chuyên gia: Trung Quốc nuốt lời hứa ở Biển Đông - Hình 1

Học giả Richard Heydarian trao đổi với báo chí bên lề hội thảo ngày 4/12 (Ảnh: An Bình)

Ông Richard Heydarian từ Đại học De La Salle (Philippines), người đã có nhiều năm nghiên cứu về Biển Đông và từng viết 2 cuốn sách về chủ đề này, đã đưa ra các nhận định về tình hình khu vực trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề hội thảo “Thúc đẩy hợp tác an ninh biển ở Biển Đông”, diễn ra tại Hà Nội ngày 4/12.

Đ.ánh giá về các diễn biến trên Biển Đông gần đây, ông Heydarian nhận thấy tình hình khu vực khá phức tạp. “Vài năm trước khi nói tới Biển Đông, chúng ta nói về vạn lý tường thành bằng cát mà Trung Quốc bồi đắp trên biển. Nhưng điều chúng ta phải đối mặt hôm nay là vạn lý tường thành tên lửa”, học giả Philippines nói.

Ông Heydarian nhận định, rất đáng quan ngại khi năm nay Trung Quốc đã đưa các tên lửa tiên tiến, các vũ khí quân sự, các thiết bị điện tử, các hệ thống theo dõi tới Biển Đông. Điều này cho thấy Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm lời hứa không quân sự hóa Biển Đông khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào năm 2015.

Học giả trên nói, các hành động đó của Trung Quốc rõ ràng cũng vi phạm phán quyết hồi năm 2016 của Tòa trọng tài đối với vụ kiện của Philippines về yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông. Theo phán quyết, yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các vùng biển ở Biển Đông. Vì vậy, Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Tôi cho rằng rõ ràng là Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Mặc dù Trung Quốc giờ đây không mấy khi sử dụng cụm từ đường 9 đoạn vì nó vi phạm phán quyết của Tòa trọng tài nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa khu vực và đó là điều rất đáng lo ngại”, ông nói.

Ông Heydarian cho hay, một điều đáng ý trong năm qua là các nước lớn trên thế giới ngày càng quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Giờ đây, không chỉ Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) mà nhiều nước khác như Australia, Anh, Pháp cũng đã làm điều đó.

Ông Heydarian cho biết, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đang kêu gọi Australia, Nhật Bản và Ấn Độ cùng tiến hành FONOP. Các nước cũng có thể thực hiện FONOP theo cách riêng của mình như Australia đã tiến hành các chuyến bay để khẳng định quyền tự do hàng hải. Nhật Bản đã điều tàu sân bay trực thăng tham gia tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông. Ông cho rằng các hành động phối hợp này đang cho Trung Quốc thấy rằng đây không phải vấn đề riêng giữa Trung Quốc với Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế.

“FONOP không nên chỉ do một quốc gia thực hiện. Cần phải tiến hành thường xuyên các cuộc tuần tra tự do hàng hải để đảm bảo rằng Biển Đông mở cửa cho tất cả mọi người, không một quốc gia nào có quyền riêng lẻ hạn chế quyền đi lại của các nước khác trong vùng biển này. Biển Đông không của riêng một nước nào. Việc bất kỳ nước nào quân sự hóa, triển khai các vũ khí, tên lửa tại khu vực tranh chấp là đi ngược với lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế”, chuyên gia nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Heydarian cho rằng chỉ FONOP là không đủ mà cần kết hợp nó với các hành động khác nữa. Ông cho rằng các nước lớn cần hỗ trợ tăng cường năng lực hàng hải và lực lược tuần duyên của các nước nhỏ có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, kết hợp với việc gia tăng sức ép ngoại giao trên mọi mặt trận.

“Không để Trung Quốc gây sức ép trong đàm phán COC”

Video đang HOT

Trao đổi với báo chí, học giả Philippines cũng bày tỏ hi vọng rằng ASEAN có thể làm nhiều hơn trong việc đàm phán một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để kiềm chế một cách hợp pháp các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Heydarian cũng bày tỏ lo ngại quá trình đàm phán bản dự thảo COC, mà Trung Quốc có thể gây sức ép lên các nước nhỏ hơn trong khu vực để đạt được một COC có lợi cho riêng mình. “Tôi nghĩ rằng thà không có COC còn hơn là có bộ COC như vậy”, ông nhấn mạnh.

Bình luận về tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây rằng Trung Quốc hy vọng các cuộc đàm phán về COC sẽ hoàn tất trong 3 năm tới, ông Heydarian nghi ngờ rằng Trung Quốc đưa ra thời gian này là có chủ ý, vì sau 3 năm nữa cũng là thời điểm Philippines kết thúc vai trò điều phối viên quan hệ đối tác đối thoại ASEAN – Trung Quốc trong giai đoạn 2018-2021.

“Tôi cho rằng Trung Quốc tự tin là có thể gây sức ép với Philippines trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Duterte. Philippines đã chuyển hướng nghiêng về Trung Quốc, thay vì Mỹ, kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền. Tôi hi vọng rằng với tư cách là điều phối viên, Philippines không hành động giống như những gì Tổng thống Duterte nói, mà phải thể hiện quan điểm của cả chính phủ. Tôi nhận thấy có sự khác biệt lớn về quan điểm giữa điều ông Duterte nói và điều chính phủ Philippines muốn”, ông Heydarian cho hay.

Học giả Philippines cũng lưu ý rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng và quân sự hóa Biển Đông trong khi đang đàm phán về COC. Ông cho rằng điều rất cần thiết là một khi đang đàm phán thì các bên phải ngừng ngay các hoạt động xây dựng, quân sự hóa.

“Làm thế nào để chúng ta có thể đàm phán với vị thế đúng đắn và một cách công bằng khi họ thay đổi thực địa hàng ngày?”, ông đặt câu hỏi.

Cuối cùng, ông Heydarian nhấn mạnh rằng cách thức giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng con đường ngoại giao chứ không phải bằng đổ m.áu hay chiến tranh. Ông cho rằng các nước cần gây sức ép đủ lớn để Trung Quốc không có cách nào khác là phải lùi lại một bước.

Ông Heydarian nói giống như cách thức Mỹ đang thực hiện cuộc chiến thương mại với Mỹ, các nước cần mạnh mẽ và cứng rắn với Trung Quốc mới có tác dụng.

Trao đổi với Dân trí, Tiến sĩ Takashi Hosoda, từ Đại học Charles tại Praha, Cộng hòa Séc cũng nhấn mạnh tới sự ủng hộ ngày càng tăng của các nước lớn, đặc biệt từ châu Âu, về các vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông tỏ ra quan ngại về các căng thẳng leo thang và nguy cơ xảy ra các vụ va chạm trong khu vực, vì vậy ông cho rằng cần có các cơ chế thích hợp để ngăn chặn điều đó.

Bình luận về phát biểu của Thủ tướng Singapore gần đây về việc lo ngại rằng Đông Nam Á có thể phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Hosoda nói ASEAN không nên nghiêng về bên nào mà cần duy trì tính trung tâm và sự đoàn kết. Ông cho rằng ngoài FONOP, các nước lớn cần gây sức ép thêm đối với Trung Quốc về mặt trận kinh tế và trợ giúp các quốc gia ASEAN nhằm tăng cường năng lực hàng hải.

An Bình

Theo Dantri

Philippines vẫn “loay hoay” chờ đợi sau 2 năm xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc

Hai năm sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố xoay trục từ đồng minh Mỹ sang Trung Quốc để đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế và thương mại, giới quan sát cho rằng Manila dường như vẫn chưa đạt được các kết quả như kỳ vọng và vẫn "loay hoay" chờ đợi động thái từ Bắc Kinh.

Philippines vẫn loay hoay chờ đợi sau 2 năm xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc - Hình 1

Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)

Năm 2016, ông Duterte rời khỏi Bắc Kinh với khoản vay 24 tỷ USD từ Trung Quốc và hứa hẹn đầu tư từ Trung Quốc để đẩy mạnh kế hoạch xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng nước này. Hai tuần trước đó, ông Duterte, người mới nhậm chức đã sử dụng những ngôn ngữ khá nặng nề với Mỹ, cho rằng mối quan hệ hữu nghị song phương giữa 2 nước là bất công với Philippines. Khi đó, ông Duterte tuyên bố rằng sẽ tốt hơn nếu Manila bắt tay hợp tác với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, Reuters cho rằng Bắc Kinh mới chỉ thực hiện một phần rất nhỏ hứa hẹn của họ. Còn Tổng thống Duterte bị chỉ trích rằng ông dường như đã quá cả tin vào viễn cảnh mà Bắc Kinh vẽ ra và khiến cho Trung Quốc thực hiện những động thái đe dọa tới chủ quyền quốc gia của Manila.

Theo nhà phân tích quốc phòng và an ninh ở thủ đô Manila Richard Heydarian, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Philippines trong tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập "bật đèn xanh" cho các khoản đầu tư. Tổng thống Philippines có thể sử dụng động thái này để biện minh cho cái mà giới quan sát gọi là "nhượng bộ địa chính trị với đối thủ truyền thống".

Ông Heydarian nói rằng nếu Trung Quốc không mở hầu bao như đã hứa thì dường như ông Duterte đã quá tin tưởng vào Bắc Kinh và đã mất đi lợi thế chiến lược vào tay Trung Quốc vì điều đó.

Bộ trưởng Ngân sách Philippines Benjamin Diokno nhận định sẽ là không hợp lý khi kỳ vọng Trung Quốc thực hiện toàn bộ các cam kết chỉ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, quan chức này ông Tập sẽ có thể tác động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết sau chuyến thăm sắp tới.

"Chúng tôi rất lạc quan rằng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ nếu ông Tập sẽ tạo áp lực để đẩy nhanh tiến trình", ông Diokno nói.

Từ khi lên nắm quyền, ông Duterte đã phát động chương trình cơ sở hạ tầng mang tên "xây dựng, xây dựng, xây dựng". Đây là trọng tâm trong chiến lược kinh tế của ông, bao gồm 75 dự án quy mô lớn với một nửa trong số đó sử dụng các khoản vay, trợ cấp hoặc đầu tư từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Reuters, dựa trên các tài liệu chính phủ Philippines công bố, chỉ có 3 trong số 75 dự án, gồm 2 cây cầu và một công trình thủy lợi trị giá 167 triệu USD được phá dỡ và chờ xây mới.

Số còn lại, gồm 3 dự án đường sắt, 3 dự án đường cao tốc, 9 cây cầu vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch và xem xét nguồn vốn, hoặc chờ đợi Trung Quốc phê duyệt tài chính, hoặc vẫn đang chờ nhà thầu xây dựng từ Bắc Kinh.

Gia tăng áp lực

Philippines vẫn loay hoay chờ đợi sau 2 năm xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc - Hình 2

(Ảnh minh họa: Mb.com)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các dự án lớn được 2 bên đồng thuận "vẫn đang tiến triển suôn sẻ và tiếp tục đạt được kết quả tích cực". Trung Quốc muốn đẩy nhanh các hoạt động thương mại, đầu tư và "tiến hành xây dựng các công trình như đã ký kết".

Theo số liệu từ phía Philippines, Trung Quốc cam kết đầu tư vào Manila trong nửa đầu năm nay là 33 triệu USD, chỉ bằng 40% so với Mỹ và bằng 1/7 so với Nhật Bản.

Thương mại giữa Truong Quốc và Philippines đã gia tăng đáng kể. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Philippines đã tăng 26% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016, trong khi con số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Philippines tăng 9,8%.

Kể từ khi nhậm chức, ông Duterte đã không ít lần đưa ra những phát ngôn tích cực tới Trung Quốc và thừa nhận mối quan hệ thân thiết giữa ông và ông Tập.

Người dân Philippines đã từng kỳ vọng rất nhiều sau khi Tòa trọng tài quốc tế ở Lahay (Hà Lan) ra tuyên bố có lợi cho Philippines, vô hiệu hóa toàn bộ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, theo Reuters, ông Duterte dường như đã cho phán quyết này "chìm vào quên lãng".

Thay vào đó, ông Duterte muốn ký thỏa thuận với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên khu vực Biển Đông. Nhiều nhà lập pháp quan ngại rằng động thái này có thể được coi là ông Duterte ngầm đồng thuận với tuyên bố trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại khu vực.

Chuyên gia Heydarian cho rằng nếu ông Duterte không thể chứng minh được rằng Philippines có hưởng lợi từ việc xoay trục từ đồng minh lâu năm sang Trung Quốc, vị thế của ông có thể sẽ bị suy giảm trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, sự kiện được coi là đ.ánh giá thành bại của nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Nếu sau chuyến thăm của ông Tập, vẫn không có những bước tiến cụ thể từ Trung Quốc trong việc đầu tư vào Philippines và nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp và quân sự hóa phi pháp Biển Đông, ông Duterte có thể sẽ hứng chịu áp lực tối đa", ông Heydarian đ.ánh giá.

Đức Hoàng

Tổng hợp

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024
Australia hỗ trợ lãnh sự cho nhà sáng lập Wikileaks
14:43:41 25/06/2024
Mỹ bí mật giảm tốc độ huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16
09:13:10 25/06/2024
Triều Tiên cảnh báo về việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc
07:13:25 25/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024
Những món đồ không nên diện đi làm dù đang là mốt được giới trẻ yêu thích
07:48:26 26/06/2024
Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc
04:30:25 26/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

HYBE lần đầu thừa nhận sao chép vũ đạo của ILLIT

Nhạc quốc tế

08:24:24 26/06/2024
Dù không đưa ra lời xin lỗi chính thức nhưng HYBE đã gián tiếp thừa nhận bằng cách gắn tên tác giả vào video tập vũ đạo của ILLIT.

Tử vi giữa tuần (26/6 - 28/6): Ba con giáp đầy ắp tài lộc, thăng tiến trong công việc và kiếm được cực nhiều tiền!

Trắc nghiệm

08:23:06 26/06/2024
Vào giữa tuần này, năng lượng của vũ trụ sẽ thay đổi và mỗi con giáp lại mở ra những cơ hội và thách thức mới. Trong giai đoạn này có ba t.uổi chiếm ưu thế lớn, gặt hái nhiều trái ngọt nhờ sự chăm c

Bích Ngọc 'Hương vị tình thân': 3 năm không đóng phim VTV, tiết lộ về Mai Tài Phến

Sao việt

08:20:17 26/06/2024
Bích Ngọc - vai Diệp trong phim Hương vị tình thân nhận xét về chị gái màn ảnh Phương Oanh và lý do không xuất hiện trên sóng VTV suốt 3 năm qua.

Nướng thực phẩm bằng cồn y tế: hậu quả khó lường!

Sức khỏe

08:14:16 26/06/2024
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bỏ thói quen sử dụng cồn y tế để nướng mực, cá khô hoặc các đồ ăn khác vì rất nguy hiểm, chỉ sơ suất trong phút chốc có thể xảy ra tai nạn bỏng.

'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Nghĩa tẩu tán tài sản, đuổi An Nhiên ra khỏi nhà

Phim việt

08:13:24 26/06/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 48, Nghĩa sang tên toàn bộ tài sản của mình cho người khác rồi yêu cầu An Nhiên dọn ra khỏi nhà mà không cho 1 xu.

Phụ nữ Hàn chăm da rất hay, chọn loại dưỡng đa năng để da đủ ẩm và tránh nếp nhăn

Làm đẹp

08:04:26 26/06/2024
Dưỡng ẩm dạng thỏi là sản phẩm dưỡng da dạng thanh, có kết cấu chắc chắn, dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Khác với kem dưỡng truyền thống, dưỡng ẩm dạng thỏi mang lại nhiều công dụng vô cùng hữu ích cho người sử dụng.

4 mẫu váy liền 'hack' dáng đỉnh cao được phụ nữ Pháp diện mãi không chán

Thời trang

08:02:52 26/06/2024
Sau đây là 4 mẫu váy mùa hè tôn dáng đỉnh cao mà phụ nữ Pháp diện từ năm này sang năm khác, chị em rất nên tham khảo nếu muốn nâng tầm phong cách.

Đại Nghĩa: Nghệ sĩ không đủ quyền lực để dàn xếp tin đồn ác ý

Tv show

07:58:02 26/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều , NSƯT Đại Nghĩa thẳng thắn lên tiếng về những tin đồn ác ý trên mạng xã hội.

Mê đắm trước thân hình gợi cảm của hot girl Sài thành được báo Trung ca ngợi hết lời

Người đẹp

07:52:41 26/06/2024
Nguyễn Thụy Bảo Hân gây ấn tượng bởi gương mặt đẹp, số đo 3 vòng 85-62-96cm cùng chiều cao 1,68m. Năm 2019, người đẹp TP Hồ Chí Minh từng được trang báo của Trung Quốc ca ngợi hết lời về nhan sắc.

Thấy con trai thường xuyên làm một việc, mẹ chồng sỉ nhục cả nhà thông gia

Góc tâm tình

07:19:39 26/06/2024
Phát hiện con trai thường xuyên làm một việc thay vợ, mẹ chồng không hài lòng. Bà không chỉ nặng lời mắng con dâu mà còn sỉ nhục cả gia đình thông gia.

Mỹ Linh - Ngọc Anh - Quang Dũng hội tụ Đà Nẵng trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Phú Quang

Nhạc việt

06:42:59 26/06/2024
Biển của một thời là đêm nhạc đặc biệt được tổ chức với sự hỗ trợ của gia đình nhạc sĩ Phú Quang nhằm tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa đã đi trọn sứ mệnh nghệ thuật của mình với gia tài hơn 600 ca khúc.