Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo ‘thực phẩm nhập khẩu có thể mang virus SARS-CoV-2′
Chuyên gia y tế Trung Quốc cảnh báo các kiện hàng từ nước ngoài, như thực phẩm và thuốc, có thể chứa virus SARS-CoV-2 bất kể có được vận chuyển bằng thiết bị đông lạnh hay không.
Đại Liên áp ‘chế độ thời chiến’ vì ổ dịch COVID-19 ở nhà máy chế biến thuỷ sản
Global Times hôm 25/7, dẫn lời chuyên gia Trung Quốc cho biết việc tăng cường xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các sản phẩm nhập khẩu tại tất cả các cảng là thực sự cần thiết, sau khi thành phố biển Đại Liên ghi nhận ổ COVID-19 mới liên quan đến một công ty chế biến thủy sản.
Trước đó, thành phố Đại Liên đã kích hoạt “chế độ thời chiến”, buộc người dân hạn chế đi lại, và những người đi khỏi thành phố phải cung cấp giấy xác nhận âm tính SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày trước khi khởi hành. Tính từ thứ Năm đến 15h thứ Sáu, Đại Liên đã ghi nhận 9 ca mắc COVID-19 mới, và 27 ca không có triệu chứng. Bệnh nhân đầu tiên của ổ dịch này là một người đàn ông 58 tuổi làm việc tại công ty chế biến thủy sản. Người này được xác nhận mắc bệnh hôm thứ Tư.
Trước đó, Đại Liên không ghi nhận bất cứ ca bệnh nào trong suốt 111 ngày. Cơ quan y tế Đại Liên cho biết hầu hết các ca bệnh mới đều liên quan đến công ty thủy sản Kaiyang. Bệnh nhân 58 tuổi làm việc tại dây chuyền chế biến và bảo quản lạnh các sản phẩm thủy sản trong nước – nhập khẩu. Tất cả các cửa hàng của công ty Kaiyang đã bị đóng cửa. Các gian hàng trực tuyến cũng tạm thời ngừng kinh doanh.
Mặc dù nguồn gốc của ổ dịch mới vẫn chưa được xác định, nhưng người dân Trung Quốc vẫn không khỏi lo ngại về sự an toàn của các sản phẩm nhập khẩu. Jin Dongyan, Giáo sư Trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết có thể các sản phẩm nhập khẩu, bao gồm cả thuốc và thực phẩm, đã mang theo virus trên bao bì. “Mặc dù virus tồn tại ở nhiệt độ thấp lâu hơn ở nhiệt độ cao, nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng virus vẫn còn sống khi các sản phẩm nhập khẩu được đưa vào Trung Quốc”, ông Jin nói.
Video đang HOT
Trước đó, hàng ngàn nhân viên tại các công ty chế biến thịt ở Mỹ và châu Âu đã mắc COVID-19. Nhân viên chuỗi bán lẻ của Anh – Marks & Spencer – ở Hong Kong cũng đã được xác định nhiễm bệnh hồi tháng Tư, khiến nhiều người lo ngại rằng thực phẩm nhập khẩu từ Anh có thể mang virus đến Hong Kong. Từ thực tế trên, Giáo sư Jin đề nghị Tổng cục Hải quan đẩy mạnh xét nghiệm các sản phẩm nhập khẩu.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã cho xét nghiệm hàng loạt lô thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại các cảng vào tháng Sáu, sau khi virus được tìm thấy trên thớt thái cá hồi nhập khẩu ở chợ Tân Phát Địa (Bắc Kinh).
Là nguồn lây COVID-19, vì sao dơi không nhiễm bệnh?
Dơi thường được coi là nguồn lây nhiễm của nhiều loại bệnh truyền nhiễm chết người, như Ebola, bệnh dại và gần đây nhất là chủng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19. Nhưng chúng lại có khả năng miễn dịch kỳ diệu với các mầm bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester (New York, Mỹ), bí mật của loài dơi có thể xuất phát từ khả năng kiểm soát tình trạng viêm sưng, vốn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tật và lão hóa.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm 3 nhà khoa học Vera Gorbunova, Andrei Seluanov và Brian Kenedy đã phác thảo các cơ chế miễn dịch dựa trên khả năng độc đáo của loài dơi và cách các cơ chế này có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị cho các căn bệnh truyền nhiễm mới.
Cả 3 đã có ý tưởng nghiên cứu về khả năng miễn dịch cũng như tuổi thọ của loài dơi khi phải cách ly tại Singapore hồi tháng 3 năm nay do dịch COVID-19.
"Với COVID-19, tình trạng viêm trở nên tồi tệ và phản ứng viêm mới là nguyên nhân gây tử vong ở người, chứ không phải virus" - giáo sư Gorbunova chỉ ra. "Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động như sau: một khi chúng ta bị nhiễm bệnh, cơ thể chúng ta sẽ bị sốt và viêm nhằm mục đích tiêu diệt virus và chống nhiễm trùng, nhưng chính cơ chế này cũng có thể là con dao hai lưỡi".
Không giống con người, dơi đã phát triển các cơ chế cụ thể làm giảm sự nhân lên của virus và cũng như làm giảm phản ứng miễn dịch đối với virus. Kết quả là hệ thống miễn dịch của chúng kiểm soát virus và đồng thời không tạo ra phản ứng viêm mạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, có một số yếu tố có thể góp phần khiến dơi tiến hóa để chống lại virus và sống thọ. Yếu tố hàng đầu bắt nguồn từ khả năng bay của chúng.
Dơi là loài động vật có vú duy nhất có khả năng bay, đòi hỏi chúng phải thích nghi với sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ cơ thể trong quá trình trao đổi chất và tổn thương phân tử. Chính điều này cũng có thể hỗ trợ loài dơi kháng bệnh.
Một yếu tố khác có thể là môi trường sống của chúng. Nhiều loài dơi sống trong hang động và hốc cây, nơi đầy rẫy các loại vi khuẩn và mầm bệnh.
"Dơi liên tục tiếp xúc với virus", ông Seluanov nói. "Chúng luôn bay ra ngoài và mang về các mầm bệnh khác nhau rồi lây lan cho cả đàn".
Do liên tục tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của dơi luôn trong tư thế "chạy đua vũ trang" với mầm bệnh: khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển cơ chế chống lại virus.
"Việc phải liên tục đối phó với tất cả các loại virus từ bên ngoài có thể hình thành khả năng miễn dịch và tăng tuổi thọ của dơi", bà Gorbunova chỉ ra.
Liệu con người có thể phát triển hệ miễn dịch tương tự như loài dơi hay không? Câu trả lời hiện tại là không, bởi quá trình tiến hóa phải diễn ra trong vòng hàng nghìn năm, thay vì vài tháng.
Chỉ trong vài thế kỷ gần đây, phần lớn dân số loài người mới bắt đầu sống gần nhau trong các đô thị. Mặc dù con người có thể đang phát triển các thói quen xã hội song song với loài dơi, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển các cơ chế tinh vi của loài dơi để chống lại virus một khi dịch bệnh bùng phát.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng sự lão hóa dường như đóng một vai trò bất lợi trong phản ứng của con người đối với COVID-19.
"COVID-19 có cơ chế phát triển khác nhau ở mỗi lứa tuổi", giáo sư Gorbunova nói. "Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sống chết."
Nhóm chuyên gia dự đoán rằng việc nghiên cứu hệ thống miễn dịch của loài dơi sẽ cung cấp các mục tiêu mới cho nhân loại để chống lại bệnh tật và lão hóa. "Con người có hai chiến lược khả thi nếu chúng ta muốn ngăn ngừa triệu chứng viêm nhiễm, sống lâu hơn và tránh những ảnh hưởng chết người của các loại dịch bệnh như COVID-19," Gorbunova nói. "Một là sẽ không tiếp xúc với bất kỳ loại virus nào, nhưng điều đó không thực tế. Thứ hai là điều chỉnh hệ thống miễn dịch giống như loài dơi."
Phát hiện bằng chứng SARS-CoV-2 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 10/7 đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun để thảo luận về tình hình căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Ngày 9/7, các nhà nghiên cứu Italy cho biết có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy phụ nữ mang thai dương tính với...