Chuyên gia: ‘Số F0 ở TP HCM dễ tăng trở lại khi hết giãn cách’
Số ca F0 ở TP HCM đang trên đà giảm dần nhưng vẫn ở mức gần 4.000 ca mỗi ngày, các chuyên gia lo ngại nếu không tiêm vaccine kịp thời, số mắc có thể tăng cao khi gỡ giãn cách.
Bác sĩ Phan Hữu Phước, Khoa Y, Đại học Quốc gia, TP HCM, ghi nhận từ ngày 1 đến 10/8, số ca nhiễm mỗi ngày TP HCM dao động quanh 4.000, tương ứng hệ số lây nhiễm trung bình là 2,16. “Để hệ số này thấp hơn nữa và tiến đến 0, tương ứng với số ca nhiễm mỗi ngày như hiện nay, thì cần thời gian khá dài và có thể phải đến cuối tháng 10, nghĩa là đỉnh dịch xuất hiện vào nửa đầu tháng 10″, bác sĩ Phước phân tích.
Bác sĩ Phước cho biết, ba điều kiện để đạt đỉnh dịch gồm mức độ can thiệp dịch tễ bằng hoặc tốt hơn hiện tại, tốc độ tiêm vaccine, mức độ tầm soát ca nhiễm trong cộng đồng. “Đỉnh dịch đến nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào ba điều kiện này”, bác sĩ Phước nhận định. Ông cho rằng, đạt đỉnh dịch không phải là điều đáng mừng. Một đỉnh dịch với số ca nhiễm quá cao sẽ dẫn đến nhiều ca bệnh nặng, tử vong.
Nhiều chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo virus chủng Delta có thể xuyên thủng ba lá chắn truy vết, khoanh vùng, cách ly. “Nhiều nước cho rằng phong tỏa không còn là vũ khí tối thượng để chống biến chủng Delta, mà vaccine và thuốc kháng virus mới là cần thiết”, bác sĩ Phước chia sẻ.
Tại TP HCM, nếu số ca nhiễm tăng cao thì “số ca nặng và tử vong sẽ tăng đồng bộ”. “Do đó, vaccine cực nhanh, khẩn cấp ngay lúc này còn có thể cứu được”, bác sĩ Phước phân tích và dự báo dịch ở TP HCM sẽ kéo dài nếu không tiêm vaccine sớm.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ, cũng cùng quan điểm “chỉ có vaccine sớm mới giảm được dịch”. Số ca mắc tại TP HCM đang đi ngang, có khả năng sẽ đi xuống nếu giãn cách và tiêm vaccine tốt.
“Số ca mắc đi ngang có thể là nhờ giãn cách. Nếu không chích vaccine, nguy cơ phải tiếp tục giãn cách kéo dài vì số F0 dễ tăng cao trở lại nếu kết thúc giãn cách”, bác sĩ Khanh nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Phước, nhiều quốc gia chưa có đủ vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng thì phong tỏa là biện pháp chặn đà tăng ca nhiễm hiệu quả, và là lựa chọn duy nhất. Các chuyên gia thế giới ước tính, với chủng nCoV sơ khai thì thời gian giãn cách phải đến 90 ngày. Với chủng lây lan nhanh như chủng Delta, thời gian giãn cách khoảng 180 ngày mới có hy vọng chặn dịch.
Trong trường hợp cần giãn cách ngắn ngày để chặn đà tăng lây nhiễm trong cộng đồng nhằm hạn chế số ca tử vong, cần kết hợp tăng tốc truy ca nhiễm trong cộng đồng để giảm hệ số lây nhiễm, giảm mật độ ca nhiễm, bác sĩ Phước nhận định, và nói thêm “sau khi gỡ giãn cách, dịch cũng dễ tái bùng phát”.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng lo ngại, giãn cách xã hội ở thời điểm một vài trăm ca nhiễm thì khả năng có thể sớm khống chế dịch, còn khi số mắc rất cao như hiện nay, ” giãn cách chủ yếu giúp không tăng thêm chứ chưa thể giảm nhanh số mắc”.
“Các chủng virus trước, có khi một người thành F0 nhưng cả nhà không ai mắc bệnh. Hiện nay với biến chủng Delta, một người mắc bệnh là cả nhà gần như đều bị”, bác sĩ Hùng bày tỏ.
Các bác sĩ đặt ra vấn đề “nên cân nhắc kit test nhanh tại nhà”. Nhiều nước trên thế giới khuyến khích làm test nhanh tại nhà, từ các kit được phát miễn phí hay bán tại nhà thuốc tây, cửa hàng tiện lợi… Khi ấy, cần quản lý kit nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn độ nhạy, độ đặc hiệu với Covid-19, hướng dẫn xử trí khi dương tính…
Theo bác sĩ Phước, nhiều nước đã thực hiện test nhanh tại nhà và cho thấy lợi nhiều hơn hại, tùy từng điều kiện mỗi quốc gia việc áp dụng sẽ khác nhau. Chẳng hạn tại Australia, nhiều trạm làm kit test nhanh miễn phí được đặt tại trung tâm thương mại, nhà ga, công viên…; người có test nhanh dương tính được khuyến cáo tự cách ly tại nhà 14 ngày.
TP HCM đang đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. Để đảm bảo độ phủ vaccine cho hơn 7 triệu dân thành phố từ 18 tuổi trở lên, UBND TP HCM đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin cấp 5,5 triệu liều vaccine trong tháng 8. Tính từ ngày 8/3 đến 12h ngày 9/8, thành phố được phân bổ gần 4,2 triệu liều vaccine, dự kiến ngày 12/8 sẽ tiêm hết vaccine.
Người dân tiêm vaccine tại điểm tiêm ở quận 11, ngày 2/8. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nhanh chóng hình thành sàn thương mại điện tử Việt Nam
Tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa tại nhiều địa phương đã và đang gây đứt gãy chuỗi logistics trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Xử lý vấn đề này như thế nào đã trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chưa có thống kê chính thức từ ngành chức năng, nhưng ngoài các sàn giao dịch thương mại lớn tại Việt Nam như Lazada, Sendo..., gần như toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, thậm chí cả các nhà sản xuất lớn đều mở trang điện tử để giao dịch mua bán hàng hóa.
Đặc biệt, trong bối cảnh người dân phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, khối lượng giao dịch hàng hóa của các siêu thị, trung tâm thương mại tăng đột biến. Nhu cầu mua sắm online trong thời điểm dịch bệnh này lớn tới mức nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn không thể cung ứng kịp đơn hàng cho người dân. Do đó, nhiều trang bán hàng tự phát đã và đang là kênh giao dịch sôi động trong thời điểm này.
Tuy nhiên, Báo SGGP đã có bài cảnh báo về chất lượng hàng hóa ở các trang bán hàng tự phát này, đó là hàng hóa không biết có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng hay không. Không phải ngẫu nhiên trên một số hội nhóm bán hàng (thu hút tới hàng trăm ngàn người) vẫn liên tục có những thông tin tố giác chủ tài khoản Facebook này kia bán hàng kém chất lượng, lừa đảo nhận tiền chuyển khoản rồi "lặn" mất tăm...
Mới đây, chia sẻ tại buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ Diễn đàn chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021 và Triển lãm Nông nghiệp thực tế ảo, lãnh đạo nhiều ngành nông nghiệp các địa phương cho biết, việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa khó khăn đang tác động tiêu cực đến người sản xuất; đặc biệt là nông dân, bởi nếu nông sản thì phải thu hoạch theo mùa. Quá mùa thì không những nông dân tốn thêm chi phí nuôi, trồng mà còn làm chất lượng sản phẩm kém đi.
Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông, thủy, hải sản đang vào vụ thu hoạch và người nông dân rất mong muốn bán được hàng hóa. Trong bối cảnh này, một trong những giải pháp có thể giúp tháo gỡ vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, giúp người mua và người bán có cơ hội tìm hiểu để mua/bán hàng tốt hơn là Bộ Công thương xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử cho nông sản Việt.
Nói cụ thể về điều này, ông Chu Tiến Dũng, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu, đề xuất, sàn thương mại điện tử phải đáp ứng đủ 3 yếu tố mua bán - vận chuyển - thanh toán. Sàn thương mại này do Nhà nước đóng vai trò quản lý, đồng thời tạo hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch để các doanh nghiệp, nông hộ thực hiện giao dịch mua bán qua sàn.
Hiện nhiều bộ, ngành đã chủ trì phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử có tính đến yếu tố kết nối toàn cầu nhưng dường như chưa quan tâm nhiều tới giao dịch thương mại điện tử cho thị trường trong nước. Việc này nên điều chỉnh, bởi với hơn 100 triệu dân, đây là thị trường quy mô lớn có sức hấp dẫn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp, hộ nông dân có thể kết nối mua/bán nông sản của mình trên sàn giao dịch, cơ quan chức năng cần làm tốt hơn công tác định hướng thị trường, từ đó có định hướng rõ tiêu chuẩn sản xuất, nuôi trồng. Có như vậy, hàng nông sản mới đủ chuẩn tham gia thị trường trực tuyến. Điển hình như câu chuyện vải thiều, ngay từ khâu trồng trọt, hộ nông dân đã được hướng dẫn chuẩn hóa tiêu chuẩn ViệtGAP hoặc GlobalGAP nên không chỉ bán được với giá tốt ở thị trường trong nước mà khâu xuất khẩu cũng rất tốt.
Theo nhiều chuyên gia, chỉ có phát triển tốt ở cả hai thị trường: Trong nước và nước ngoài, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành nông, thủy, hải sản Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.
Không chủ quan với lạm phát Trong 7 tháng năm 2021, lạm phát của nước ta ở mức thấp, bình quân Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế vĩ mô, việc điều hành giá vẫn cần thận trọng, không thể chủ quan bởi áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, đặc biệt trong...