Chuyên gia Singapore khuyến nghị những việc cần làm khi hệ số lây nhiễm tăng
Ngày 16/9, Bộ trưởng Tài chính đồng thời là trưởng nhóm phụ trách chống dịch COVID-19 của Singapore, ông Lawrence Wong, cảnh báo khả năng số ca mắc bệnh tại Singapore sẽ “tăng theo cấp số nhân”, dẫn những dữ liệu mới nhất về tốc độ lây lan dịch bệnh biểu hiện qua hệ số R (số người bị lây nhiễm từ một người mắc bệnh).
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức này, điều Chính phủ Singapore quan tâm không chỉ là số ca mắc mà còn là tốc độ lây lan của virus. Theo đó, hiện tại hệ số R ở Singapore là hơn 1 trong khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 đang tăng gấp đôi mỗi tuần.
Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục theo xu hướng này, ông Wong cho rằng Singapore thể ghi nhận 1.000 ca mỗi ngày trong 2 tuần hoặc có thể là 2.000 ca mỗi ngày trong 1 tháng. Vì vậy, quan chức này nhấn mạnh điều quan trọng là phải giảm hệ số R và ngăn chặn số ca nhiễm virus tăng cao vì khi số ca mắc bệnh tăng lên có thể kéo theo một số lượng đáng kể những người bị bệnh nặng và tử vong.
Chính phủ Singapore đang hướng đến các biện pháp giúp giảm hệ số R trong khi tránh phải nâng cảnh báo dịch bệnh. Các biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là tiến hành truy vết tiếp xúc, khoanh vùng các ổ dịch và thúc đẩy xét nghiệm diện rộng.
Video đang HOT
Hệ số R thường chia làm 2 loại gồm R0 và Rt. Trong đó, R0 là hệ số lây nhiễm cơ bản, là số lượng trung bình người bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ truyền virus cho người khác khi không có miễn dịch hoặc các biện pháp phòng dịch. Rt, thường được các chính trị gia và các nhà khoa học trích dẫn, là số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 thay đổi theo thời gian.
Theo chuyên gia Alex Cook, Phó trưởng khoa nghiên cứu trường Y tế cộng đồng Saw Swee Hock, Rt thể hiện mức độ lây lan của virus ở thời điểm hiện tại, tăng lên và giảm xuống khi khả năng miễn dịch và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh thay đổi và khi số ca mắc bệnh tăng lên, hệ số Rt sẽ lớn hơn 1. Chuyên gia Alex Cook cho rằng, sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao “có thể tăng gấp đôi” cả hệ số R0 và Rt.
Theo các chuyên gia, Rt của Singapore hiện gần 1,5, nghĩa là khoảng 2 người mắc bệnh đang lây nhiễm virus cho 3 người khác. Đó là lý do khiến ông Wong cảnh báo số ca mắc bệnh tại Singapore sẽ tăng theo cấp số nhân.
Giáo sư Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội châu Á – Thái Bình Dương về vi sinh và lây nhiễm lâm sàng, cho rằng sự thay đổi hệ số R có thể “không có tác động đáng kể” nếu Singapore coi COVID-19 là một căn bệnh đặc hữu như bệnh cúm.
Trong khi đó, chuyên gia Cook cho rằng nếu hệ số R không tăng gấp đôi, các biện pháp phòng dịch và mức độ bảo vệ hiện tại từ vaccine có thể giúp tình hình dịch bệnh tại Singapore dịu lại. Ông này dự đoán rằng nếu Rt tăng tới mức 2, phần lớn dân số Singapore sẽ lây nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả khi đất nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng hầu hết sẽ là các ca mắc bệnh nhẹ.
Giáo sư Tambyah cho rằng, Singapore có thể dần dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế, học cách sống chung với dịch bệnh, tiêm chủng cho người cao tuổi và tuân theo các quy tắc phòng dịch, đặc biệt tập trung bảo vệ những người dễ bị tổn thương, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng và đảm bảo hệ thống y tế hoạt động tốt dù số ca mắc bệnh tăng. Trong khi đó, chuyên gia Cook đề cập các biện pháp để giảm Rt là đeo khẩu trang và giảm tiếp xúc xã hội.
Tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 của Singapore cao nhất thế giới
Singapore đã trở thành nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới với 80% dân số nước này đã được tiêm đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 29/8, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết "đảo quốc sư tử" đã hoàn thành việc tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 cho 80% trong tổng số 5,7 triệu người dân nước này. Trên tài khoản Facebook, ông viết: "Chúng ta đã vượt qua một cột mốc mới, trong đó 80% dân số (Singapore) đã được tiêm đủ hai liều vaccine".
Theo thống kê của hãng Reuters, Singapore hiện đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới. Giới chức Singapore thông báo sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch sau khi đạt cột mốc tiêm ngừa COVID-19 cho 80% dân số.
Hiện giới chức y tế nước này đang cân nhắc khởi động chiến dịch tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 bổ sung trong thời gian tới và có thể sẽ tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi vào đầu năm 2022.
Bộ trưởng Ong Ye Kung cho biết hệ miễn dịch của nhiều người đã không thể tạo ra đủ kháng thể chống COVID-19 sau hai mũi tiêm vaccine nên việc nghiên cứu tiêm thêm mũi bổ sung là cần thiết. Ông cho rằng những người này bao gồm những người đang điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo, hoặc các bệnh nhân khác đang được điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch. Do tình trạng bệnh lý của họ như vậy nên cơ thể không thể sản sinh nhiều kháng thể hoặc kích hoạt các cơ chế cần thiết để chống lại virus SARS-CoV-2.
Ủy ban chuyên gia về vaccine ngừa COVID-19 đang nghiên cứu và theo dõi dữ liệu cả trong và ngoài nước và sẽ sớm đề xuất chiến lược tiêm liều vaccine bổ sung trong thời gian tới. Hiện nay, có một số nước như Israel, Pháp, Đức và Anh đã khởi động, cũng như đang chuẩn bị tiêm mũi bổ sung thứ 3.
Cũng theo Bộ trưởng Ong Ye Kung, Singapore có thể sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi vào đầu năm 2022 sau khi nghiên cứu toàn diện về khía cạnh hiệu quả và an toàn. Tính tới hết ngày 17/8, Singapore đạt tỷ lệ 77% dân số tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Sáng kiến 'luồng vaccine' tạo tiền đề mở cửa cho Singapore Sáng kiến "luồng vaccine" được đưa ra nhằm thiết lập các tuyến đường di chuyển thuận lợi đến và đi khỏi Singapore cho những người đã tiêm chủng. Singapore sẽ triển khai các tuyến vận chuyển hành khách đã tiêm vaccine đầy đủ bằng đường hàng không với Đức và Brunei bắt đầu từ ngày 8/9, nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của...