Chuyên gia: Sẽ mất hơn 10 năm để phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Theo các chuyên gia, sẽ phải mất tới 10 năm để phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa hạt nhân của Triều Tiên hiện được cho là đủ khả năng bao trùm toàn nước Mỹ. Ảnh: KCNA.
Trong bản đánh giá triển vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được công bố vào hôm (28.5), các chuyên gia thuộc trường Đại học Standford cho rằng, để tạm ngừng hoặc đình chỉ hoàn toàn các chương trình, hoạt động liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ mất chưa tới một năm. Thế nhưng, để tiêu hủy hoàn toàn hoặc đặt hạn chế những chương trình, hoạt động nói trên, nước Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ cần tới hơn một thập kỷ.
Nguyên nhân là do tính chất phức tạp của quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như sự nghi ngờ, không tin tưởng lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Do đó, nhóm chuyên gia của Đại học Standford tin rằng trước hết, Washington cần phải dành thời gian khoảng 15 năm xây dựng lòng tin với Bình Nhưỡng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phi hạt nhân hóa sau này chứ không thể đẩy nhanh chóng “tước bỏ” vũ khí hạt nhân của Triều Tiên như Cố vấn An ninh John Bolton và nhiều quan chức Mỹ khác dự định.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump sẽ phải dành thời gian để xây dựng lòng tin với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AP.
“Triều Tiên sẽ không dễ dàng chấp nhận một lời đảm bảo bằng miệng hay hiệp định từ Mỹ. Sẽ phải mất thời gian để hai nước làm quen, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau”, bản đánh giá ghi rõ.
Ông Chun Yung-woo – một cựu Cố vấn An ninh Hàn Quốc cũng có quan điểm tương tự: “Mục tiêu ở đây là tạo ra một môi trường ổn định, không có một mối đe dọa từ phía Mỹ để khiến Triều Tiên thấy rằng việc phát triển vũ khí hạt nhân là không còn cần thiết nữa”.
Được biết, bản cáo báo được thực hiện bởi ba chuyên gia là Siegfried Hecker – một nhà khoa học hạt nhân có uy tín đã từng tới Triều Tiên để kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nước này, Robert Carlin – nhà phân tích Hàn Quốc từng dành nhiều năm hợp tác với CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ và Elliot Serbin – trợ lý nghiên cứu của ông Hecker.
Trong bản báo cáo, bộ ba này đã xác định 22 chương trình, hoạt động liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên như kho vũ khí hạt nhân, số lượng tên lửa ICBM, các cơ sở tái chế hạt nhân,… mà Washington cần làm việc với Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Để Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn không đơn giản
Bất kỳ thỏa thuận ngoại giao nào, trong đó Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân có thể mất tới 10 năm để thực hiện.
Chuyên gia Mỹ ước tính phải mất từ 10-15 năm để Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Ảnh: Yonhap
CNN dẫn báo cáo phân tích được các chuyên gia Đại học Stanford Mỹ công bố hôm 28.5 cho biết thông tin trên.
Siegfried Hecker, một nhà khoa học hạt nhân danh tiếng từng đến Triều Tiên thị sát bãi thử hạt nhân là đồng tác giả bản báo cáo cùng Robert Carlin, nhà phân tích về Triều Tiên từng có nhiều năm làm việc cho CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ, và Elliot Serbin, trợ lý nghiên cứu của Hecker.
Bộ ba đã xác định 22 chương trình hoặc hoạt động cụ thể, như kho dự trữ vũ khí hạt nhân, kho tên lửa hoặc cơ sở tái chế hạt nhân mà các nhà đàm phán Mỹ cần giải quyết với Triều Tiên.
Các tác giả cho biết, ngừng hoặc đình chỉ nhiều cơ sở trong số này có thể sẽ mất ít hơn 1 năm, nhưng tiêu hủy hay thiết lập giới hạn đối với chúng sẽ mất tới 10 năm.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến ở Singapore, một phần vì lo ngại liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng đồng ý với tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược hay không.
Sau một loạt các hoạt động ngoại giao, ông Donald Trump ám chỉ rằng thượng đỉnh có thể tiếp tục. Hiện giới chức Mỹ đang ở Singapore và Hàn Quốc để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh.
Các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên có khả năng tiếp tục vào ngày mai 30.5 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm - một nguồn tin quen thuộc với quan hệ Mỹ-Triều cho CNN biết.
Các nhà phân tích và chuyên gia vũ khí nhanh chóng chỉ ra rằng, một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể, do sự phức tạp của đàm phán và sự thiếu lòng tin giữa hai bên.
Nhưng các tác giả của nghiên cứu cho hay, thời gian cũng là điều cần thiết để giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Triều Tiên. Hecker, người từng là giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos nói với tờ The New York Times rằng việc này có thể mất tới 15 năm, do những bất ổn trong cả quá trình.
"Việc đảm bảo như vậy không thể đạt được chỉ bằng một lời hứa của Mỹ hoặc một thỏa thuận trên giấy, mà đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau" - nghiên cứu kết luận.
VÂN ANH
Theo Dantri
Quan chức Mỹ-Triều "đổ bộ" Singapore chuẩn bị thượng đỉnh Ngày 29.5, các quan chức Mỹ và Triều Tiên gặp nhau tại Singapore để thảo luận các vấn đề về an ninh và lễ tân cho cuộc thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore. Ảnh: Yonhap...