Chuyên gia RMIT: Fintech phát triển theo cấp số nhân nhưng thiếu hành lang pháp lý hoàn thiện
Fintech đã phát triển theo cấp số nhân ở Việt Nam trong 5 năm qua nhưng chưa có khung pháp lý về fintech vững chắc để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng này – TS.
Phạm Nguyễn Anh Huy, ĐH RMIT Việt Nam nói.
Đại diện RMIT Việt Nam nhận định, lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) đã phát triển theo cấp số nhân ở Việt Nam trong 5 năm qua, phần lớn là nhờ ví điện tử và thanh toán kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Theo TS. Huy, một nhiệm vụ cấp bách là cần nhanh chóng ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm fintech, chậm nhất là giữa năm 2023. Cơ chế này cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động fintech tại Việt Nam cũng như khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành tại Việt Nam.
VietTimes xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy – Giảng viên cấp cao ngành Tài chính, sáng lập viên của Trung tâm FinTech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam – về chủ đề này:
Số lượng các công ty fintech tại Việt Nam đã tăng gần năm lần từ 39 công ty vào năm 2015 lên 188 công ty vào tháng 9/2021 (theo Statista, 2021). Mặc dù đã tăng trưởng theo cấp số nhân, lĩnh vực fintech Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tương đối sơ khai. Việt Nam chưa bắt kịp các nước ASEAN-6 như Malaysia, Philippines hay Thái Lan, và vẫn còn khoảng cách khá xa để sánh vai được với các thị trường công nghệ khổng lồ như Singapore hay Indonesia.
Ví điện tử và thanh toán kỹ thuật số hiện là phân khúc dẫn đầu, chiếm khoảng 1/3 thị trường fintech Việt Nam (theo Fintech News Singapore, 2021). Việt Nam cũng đứng thứ 3 trong khối ASEAN-6 về số lượng người dùng thanh toán kỹ thuật số, với khoảng 59% dân số Việt Nam tiếp xúc với dịch vụ này, chỉ sau Singapore và Indonesia (theo Statista). Thành quả này là nhờ nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chính phủ điện tử và tài chính toàn diện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này tại Việt Nam chỉ cao hơn Malaysia (Malaysia dự kiến sẽ vượt Việt Nam trong 5 năm tới) và thua khá xa Philippines và Thái Lan. Và mặc dù gần 60% dân số Việt Nam đã tiếp xúc với thanh toán kỹ thuật số nhưng giá trị giao dịch của lĩnh vực này còn tương đối thấp, đồng nghĩa với việc giá trị giao dịch bình quân trên mỗi người dùng cũng thấp. Xu hướng tương tự cũng đang xảy ra trong các lĩnh vực khác như tài sản kỹ thuật số, đầu tư kỹ thuật số, ngân hàng thế hệ mới (neobanking) và tài chính thay thế (alternative financing).
Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy – sáng lập viên của Trung tâm FinTech-Crypto RMIT.
Một điểm đáng lưu ý ở đây là tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam (73,6%) đang thấp nhất trong các nước ASEAN-6, cho thấy dư địa tăng trưởng còn rất nhiều (theo Statista, 2022). Hơn nữa, Việt Nam đang thuộc top dẫn đầu thế giới về mức độ chấp nhận tiền mã hóa và lĩnh vực công nghệ blockchain Việt Nam đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường tiền mã hóa và blockchain đang phải đối mặt với một số rào cản như nạn lừa đảo và thiếu quy định bảo vệ nhà đầu tư, dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Môi trường chưa được kiểm soát hiện tại khó có thể khuyến khích các công ty trong lĩnh vực này thành lập trụ sở chính tại Việt Nam, thay vào đó họ sẽ đặt trụ sở tại các quốc gia cung cấp nhiều ưu đãi hơn như Singapore hoặc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Chính phủ Việt Nam cũng đang bỏ lỡ một khoản thu thuế khổng lồ từ các hoạt động mua bán tiền mã hóa.
Mặc dù hoạt động khá tích cực như việc mới đây Ngân hàng Nhà nước công bố sắp có nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường fintech đang thiếu khung pháp lý phù hợp và cần nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường này hơn nữa. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề xuất sáng kiến thiết lập khuôn khổ pháp lý và cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho lĩnh vực fintech từ năm 2017, nhưng đến nay kế hoạch này chưa được hiện thực hóa. Do đó, một nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với chính phủ là cần nhanh chóng ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm fintech. Cơ chế này cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động fintech tại Việt Nam cũng như khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành tại Việt Nam. Nếu không có cơ chế này sớm (chậm nhất là giữa năm 2023), Việt Nam có thể để vuột mất cơ hội trở thành trung tâm fintech-blockchain hàng đầu trong bối cảnh các quốc gia khác đang đẩy mạnh cạnh tranh.
Thứ hai, chính phủ cần đảm bảo rằng Việt Nam có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp fintech. Cuối cùng, giáo dục về công nghệ và tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam, cung cấp kiến thức để tránh lừa đảo hoặc các mối đe dọa khác có thể xảy ra trong không gian fintech-blockchain cũng như nền kinh tế kỹ thuật số. Do đó, cần đầu tư để đảm bảo đầy đủ thiết bị, tài liệu đào tạo và nguồn nhân lực thiết yếu không chỉ cho các trường phổ thông và đại học mà còn cho công chúng trong thập kỷ tới./.
Đây là công cụ mà Facebook không muốn cho bạn biết
Facebook thể hiện sự đánh đố người dùng khi tạo nên công cụ xóa thông tin nhưng dường như lại không muốn cho người dùng nào biết.
Với hơn 2.96 tỷ người sử dụng hàng tháng (theo dữ liệu từ Statista Quý 3/2022), Facebook đang nắm giữ thông tin quan trọng của rất nhiều người. Mạng xã hội này có số điện thoại và địa chỉ email của bạn ngay cả khi bạn chưa bao giờ chia sẻ chúng.
Tuy nhiên, trong một động thái bất ngờ, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã âm thầm triển khai một công cụ mới cho phép mọi người kiểm tra xem công ty có giữ thông tin liên hệ của họ, chẳng hạn như số điện thoại hoặc địa chỉ email của họ hay không, đồng thời xóa và chặn nó.
Dù đã có từ tháng 5 năm 2022 nhưng Meta dường như chẳng bao giờ công khai bất cứ điều gì về nó. Công cụ này được "giấu" khá kĩ và chỉ có thể thấy thông qua một đường link ở phần trợ giúp của Facebook.
Tuy nhiên, nội dung của phần trợ giúp cũng không cho thấy nó đang đưa bạn đến một công cụ bảo mật mà chỉ được giới thiệu là: "Nhấp vào đây nếu bạn có câu hỏi về các quyền truy cập riêng tư của mình".
Meta đã "giấu" công cụ chặn này trong một trang trợ giúp khó hiểu
Chỉ khi nào đã thực sự tìm thấy công cụ này, người dùng mới cảm thấy được nó khá đơn giản và không hề rườm rà như cách Facebook đã giấu nó đi.
Theo đó, Meta sẽ quét cơ sở dữ liệu để tìm thông tin liên hệ của bạn. Công ty tiết lộ rằng mặc dù bạn có thể chưa đăng ký sử dụng bất kỳ dịch vụ Meta cốt lõi nào - chẳng hạn như ứng dụng Facebook, Messenger hoặc Instagram - nó vẫn có thể có thông tin liên hệ của bạn.
Trong nhiều năm, công ty đã yêu cầu người dùng chia sẻ danh bạ điện thoại của họ nhằm mục đích tìm kiếm bạn bè dễ dàng hơn. Hiển nhiên những dữ liệu này cũng được công ty thu thập, trong đó bao gồm cả những hồ sơ bóng tối (shadow profile) - chứa thông tin cá nhân của những người dù họ chưa bao giờ sử dụng Facebook.
Công cụ sẽ đưa ra câu hỏi bạn có muốn kiểm tra số điện thoại hoặc địa chỉ email có thể đã được tải lên bởi một người nào đó sử dụng các ứng dụng cốt lõi của Meta, gồm: Facebook, Messenger hoặc Instagram hay không
Meta sẽ gửi mã xác nhận đến số điện thoại hoặc email bạn muốn kiểm tra để xác định liên hệ đó là chính chủ
Nếu số điện thoại hoặc email có tồn tại trong cơ sở dữ liệu của Meta, bạn có thể gửi yêu cầu công ty xóa chúng đi cũng như ngăn không để cho liên được tải lên thêm lần nữa bằng cách nhấn "Confirm"
"Bạn có thể yêu cầu chúng tôi xác nhận xem chúng tôi có số điện thoại hoặc địa chỉ email của bạn hay không", Meta cho biết. "Nếu chúng tôi có dữ liệu này, bạn có thể yêu cầu chúng tôi xóa nó khỏi cơ sở dữ liệu. Để ngăn nó được tải lên lại cơ sở dữ liệu này thông qua danh bạ của ai đó, chúng tôi cần giữ một bản sao trong danh sách chặn của mình."
Meta từ chối trả lời các câu hỏi từ Insider về cách hoạt động của danh sách chặn.
Mặc dù hoan nghênh Meta đã có động thái ủng hộ quyền riêng tư, nhưng Heather Burns, Giáo sư về an ninh mạng tại Đại học De Montfort vẫn không quên đánh giá: "Công ty đã thu thập dữ liệu mà lẽ ra họ không nên thu thập ngay từ đầu, và bây giờ họ đang chuyển trách nhiệm xóa nó cho bạn."
Người Việt đã có thể chia sẻ NFT của mình trên Facebook Đây là một tính năng vừa được Facebook triển khai tại Việt Nam. Tính năng này cho phép người dùng chia sẻ các NFT của mình ngay trên mạng xã hội. Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện ra một tính năng mới của Facebook. Theo đó, mạng xã hội này cho phép người dùng chia sẻ vật phẩm...