Chuyên gia quốc tế ‘hiến kế’ giải pháp phát triển ứng dụng AI tại TPHCM
Sáng 25/9, UBND TP.HCM chủ trì phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – Khuyến cáo cho TPHCM’.
Lãnh đạo TP.HCM và khách mời quốc tế tham dự hội thảo.
Hội thảo nhằm mục tiêu thực hiện chương trình “Xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2019-2025″,
Đến tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Ousamane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam; Lãnh đạo Bộ KH Bộ TT Đại diện Sở TT Sở KH&CN, ĐH Quốc gia TP.HCM; cùng với gần 400 khách mời chuyên gia trong nước và quốc tế, trong đó có các chuyên gia của Microsoft, và Chính phủ Singapore,…
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc hội thảo.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, cho biết: Từ năm 2015, TP.HCM đã đưa các dự án ứng dụng AI vào chương trình kích cầu với mức hỗ trợ lãi suất mỗi dự án lên tới 100 tỉ đồng. Năm 2017, thành phố tích hợp một số lĩnh vực của AI vào đề án “Thành phố thông minh”.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong , mặc dù thành phố đạt một số kết quả tích cực, nhưng nhìn chung việc ứng dụng AI vào sản xuất, đời sống còn chậm, thậm chí còn kém so với các đô thị của thế giới. Nguyên nhân là thành phố chưa có nguồn nhân lực sẵn sàng đón nhận AI.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Chủ tịch UBND TP.HCM đã đặt hàng một số yêu cầu cần được phân tích tại hội nghị quốc tế. Cụ thể, đó là chiến lược về mô hình và mức độ ứng dụng AI tại TP.HCM.
Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công vì liên quan đến cơ chế, chính sách và hạ tầng hiện hữu, tính đặc thù của thành phố so với các địa phương khác trên thế giới.
Video đang HOT
“Chúng tôi đánh giá cao tài liệu, nghiên cứu cụ thể, đóng góp ý kiến cho việc phát triển AI tại TP.HCM. Mỗi người một ý tưởng, đóng góp thành phố tập hợp nhiều kinh nghiệm phong phú về phát triển và ứng dụng AI.
Thành phố, hy vọng từ những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết, các chuyên gia sẽ khuyến nghị những giải pháp hữu hiệu, mang tính căn cơ để thành phố khắc phục điểm nghẽn trong nghiên cứu, ứng dụng AI hiện nay”- ông Phong khẳng định.
Lãnh đạo TP.HCM mong muốn nhận được nhiều kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế về AI.
Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB), khẳng định, sẽ hỗ trợ, sát cánh với TP.HCM trong chiến lược phát triển AI, và kỳ vọng thành phố là vườn ươm lớn cho những ý tưởng, giải pháp ứng dụng của AI vào cuộc sống.
TS. Lesly Goh – Cố vấn Công nghệ cấp cao, Ngân hàng Thế giới báo cáo tham luận tại hội thảo.
Hội nghị đã nghe một số bài tham luận cụ thể góp phần đưa ra giải pháp và xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM từ các chuyên gia quốc tế như: “Ứng dụng AI trong hướng tới đô thị thông minh” (TS. Sherie Ng, Quản lý khu vực công, Microsoft khu vực Châu Á – Thái Bình Dương); “Tương lai công nghệ và đổi mới sáng tạo cho Thành phố thông minh” (do TS. Lesly Goh – Cố vấn Công nghệ cấp cao, Ngân hàng Thế giới trình bày)…
PGS.TS. Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM báo cáo tham luận tại hội thảo.
Các tham luận từ các chuyên gia trong nước như:”Phát triển trí tuệ nhân tạo 2020-2030. Tầm nhìn và chiến lược” (PGS.TS. Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM); “Vai trò của nghiên cứu trong việc phát triển AI tại Việt Nam” (TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo – VinAI Research);”Phát triển trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm” (PGS.TS. Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM)…
Bên cạnh hội thảo, vào ngày mai 26/9, tại Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, cũng sẽ diễn ra lớp tập huấn giới thiệu, cập nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức về AI cho lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, chính quyền các quận huyện, các công ty trực thuộc TP, đại diện các cơ quan báo chí và các nhà trường. Lớp tập huấn do Sở TT&TT phối hợp cùng Sở KH&CN TPHCM thực hiện.
Theo Giáo Dục Thời Đại
GE Healthcare trình làng loạt giải pháp ứng dụng AI trong y học
GE Healthcare vừa công bố loạt giải pháp tập trung vào việc ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong lĩnh vực y học chính xác, công cụ kỹ thuật số và quản lý trong y tế ở cả 3 cấp độ: Cá nhân, khoa phòng và bệnh viện.
Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á lần thứ 18 (tháng 09/2019)
Y học chuyển hướng điều trị cá thể hóa
Theo GS.TS Mathias, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu, hiện tại y học đã chuyển hướng sang tiếp cận vấn đề y tế chính xác cụ thể, cá nhân hóa trong chẩn đoán và điều trị.
GS Goyen phân tích, có một sự thật là hai người khác nhau, có bề ngoài khác nhau nhưng lại có cùng 99,5% dữ liệu di truyền giống nhau. Tuy phần ADN khác nhau chiếm 0.5% nhưng chứa tới 15 triệu cặp bazo. Phần này quyết định sự khác biệt giữa các cá thể cũng như sự đa dạng về loại bệnh ứng với từng cơ thể, khiến cho cùng một viên thuốc hay phương pháp điều trị, người này có thể khỏi bệnh nhưng người khác thì không. Chính vì lẽ đó GE ứng dụng AI trong hàng loạt thiết bị y tế như: máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm và được sử dụng trong toàn bộ quá trình trước - trong - sau khi quét.
Với máy chụp cộng hưởng từ, trước đây kĩ thuật viên cần xác định chính xác vị trí và cách thức chụp bằng tay, nhưng hiện nay, các máy ứng dụng AI cho phép thiết bị tự động căn chỉnh vị trí chụp theo chiều cao bệnh nhân để các kĩ thuật viên có thể dành thời gian làm việc khác.
Hay với máy siêu âm, AI có thể phân biệt được động mạch, tĩnh mạch dựa trên dữ liệu có sẵn về cách di chuyển của các mạch máu. Điều này cho phép cả những người không có nhiều kinh nghiệm như hộ lý, y tá cũng làm siêu âm được.
Với máy chụp X-quang, trước đây bệnh nhân cần ít nhất 8 tiếng sau chụp mới được thông báo kết quả. Tuy nhiên, khi ứng dụng AI, ngay trong quá trình chụp, thiết bị này sẽ phân tích dữ liệu dựa trên hàng chục ngàn bức ảnh bệnh nhân tràn dịch màng phổi khác và đưa ra phân tích, so sánh xem trường hợp vừa chụp có xác suất mắc bệnh bao nhiêu % và đưa ra cảnh báo cho kĩ thuật viên để lưu tâm ngay lập tức.
GE Healthcare khẳng định, độ chính xác của AI trong những trường hợp này lên tới 95%, cao hơn chẩn đoán thông thường của bác sĩ.
GS.TS Mathias Goyen, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu
Giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân
GE Healthcare đã kết hợp cùng một chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Đức sở hữu 10 trung tâm y tế tư nhân. Trước khi áp dụng AI, thời gian đợi chụp cộng hưởng từ là 6 tuần, sau khi dùng AI để sắp xếp lại các khâu của quy trình chụp cộng hưởng từ để tăng hiệu quả công việc, đồng thời giữ nguyên chất lượng hình ảnh, kết quả, đã giảm thời gian đợi xuống 16%.
Ngoài ra, GE cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng năng suất trong quá trình làm việc nội bộ và giảm thời gian xử lý bệnh án, giảm thời gian chờ của bệnh nhân và bác sĩ có thể xử lý được nhiều trường hợp hơn. Một hiệu quả phụ khác chính là tăng về doanh thu cho các cơ sở khám chữa bệnh..
Hệ thống chẩn đoán hình ảnh ứng dụng AI vừa được GE lắp đặt tại BV Việt Đức
Bệnh viện sẽ có trung tâm chỉ huy
Ở cấp độ cao nhất là bệnh viện, GE tập trung phát triển hệ thống trung tâm chỉ huy để quản lý toàn bộ dữ liệu của bệnh viện. Căn phòng chỉ huy gồm rất nhiều màn hình hiển thị các thông tin như số giường trống, số lượng bệnh nhân, thời gian chờ đợi....
GS.TS Mathias cho biết, hiện GE đã thiết lập 15 trung tâm chỉ huy trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Mỹ. Cơ sở đầu tiên được mở ra ở Anh và gần đây nhất cơ một cơ sở khác được thành lập tại Hàn Quốc.
Tại Canada, qua việc sử dụng trung tâm chỉ huy, bệnh viện đã có thể tăng lượng bệnh nhân thăm khám mỗi ngày lên 8% và tạo thêm 23 giường bệnh ảo. Điều này có được là nhờ vào việc có đầy đủ thông tin từ trung tâm chỉ huy, bệnh viện không cần chạy đến kiểm tra từng phòng mà vẫn biết được chính xác đâu là nơi cần chuyển bệnh nhân đến.
AI có thay thế bác sĩ?
Dù có những ứng dụng ưu việt, GS Mathias khẳng định, AI không thể thay thế được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hay bác sĩ điều trị.
"Tôi tin rằng, trong tương lai, các chuyên viên chẩn đoán hình ảnh vẫn cần thiết cho nhiều công việc. Từ phía bệnh nhân, có lẽ không có ai hài lòng nếu nhận được kết quả chẩn đoán từ máy móc mà không phải con người", GS Mathias chia sẻ.
Trí tuệ nhân tạo là một công cụ hữu dụng trong việc chẩn đoán các bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, nó tiếp xúc với chúng ta hàng ngày, hàng giờ. Ngoài ra, công nghệ này còn tiết kiệm thời gian cho các nhân viên y tế, để họ có thêm thời gian tiếp xúc với bệnh nhân từ đó gia tăng sự tương tác và tạo sự tin tưởng và hài lòng cho bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
"Chúng ta không nên sợ trí tuệ nhân tạo. Nó đã và đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Điều cần làm là làm sao có thể khai thác nó một cách hiệu quả nhất", GS Mathias nhấn mạnh.
Theo VietnamPlus
Singapore: Người dân có thể thanh toán điện tử mọi dịch vụ công Việc sử dụng ứng dụng PayNow trong lĩnh vực công cũng sẽ giúp người dân Singapore thực hiện được 90 đến 95% giao dịch của mình với chính phủ mà không phải ra khỏi nhà. Dịch vụ thanh toán điện tử PayNow lần đầu tiên sẽ được áp dụng tại tất cả các cơ quan chính phủ Singapore, cho phép người dân thanh...