Chuyên gia quân đội làm bác sĩ Nhà Trắng
Tổng thống Joe Biden ngày 25/1 bổ nhiệm ông Kevin O’Connor, chuyên gia kỳ cựu của quân đội Mỹ làm bác sĩ Nhà Trắng.
O’Connor là bác sĩ chăm sóc chính sức khỏe của Biden kể từ năm 2009, khi ông còn là Phó tổng thống trong giai đoạn đầu của chính quyền Obama. Trước đó, O’Connor từng là bác sĩ Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George Bush, kể từ năm 2006 đến năm 2009.
Giống với những người tiền nhiệm, bác sĩ O’Connor có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của Tổng thống, tiến hành phẫu thuật trong các trường hợp khẩn cấp. Ông cũng chịu trách nhiệm chăm sóc y tế toàn diện cho các thành viên trong gia đình của Tổng thống, Phó tổng thống và hơn 1,5 triệu du khách ghé thăm Nhà Trắng mỗi năm.
O’Connor có 22 năm kinh nghiệm làm bác sĩ trong quân đội Mỹ. Trong quá trình này, ông đã tới 70 quốc gia. Ông từng làm nhiệm vụ cùng Sư đoàn Dù 82, Trung đoàn biệt kích số 75 lục quân Mỹ , Bộ Tư lệnh Đặc biệt Quân đội Mỹ, tham gia chiến đấu ở Iraq, Afghanistan và Bosnia. Ông đã nhận Huân chương Quân y, giải thưởng được trao cho các nhân viên y tế đã hoàn thành trọng trách của mình khi đối mặt với hỏa lực của kẻ thù.
Dưới thời Bush, công việc tại Nhà Trắng của O’Connor chỉ kéo dài ba năm. Ngay sau khi Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, Biden đã yêu cầu ông ở lại. O’Connor vẫn là bác sĩ riêng của tân Tổng thống kể từ đó đến nay.
Bác sĩ Kevin O’Connor (phải) và Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Ảnh: NYIT
Video đang HOT
Hầu hết bác sĩ Nhà Trắng là sĩ quan quân đội tại ngũ hoặc từng phục vụ trong quân đội. Ngay sau khi Obama kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào năm 2017, O’Connor ngừng phục vụ quân sự, giữ vai trò chính là bác sĩ của Biden và giám đốc y tế của Đại học George Washington. Ngoài ra, ông là phó giáo sư y khoa, cố vấn y tế cao cấp cho chương trình khoa học sức khỏe tại Trường Y khoa & Khoa học sức khỏe Mỹ.
Tiến sĩ Lud Deppisch, chuyên gia bệnh học, tác giả cuốn sách The White House Physician: A History from Washington to George W. Bush (Bác sĩ Nhà Trắng: Lịch sử từ thời Washington đến George W. Bush), nhận định việc Tổng thống lựa chọn bác sĩ riêng vào vị trí này tương đối bình thường.
“Nhưng hiếm khi Tổng thống nhậm chức cùng một bác sĩ đã chăm sóc họ hơn một thập kỷ. Rất khó để đưa bác sĩ cá nhân đến Washington vì hai lý do. Thứ nhất là mức lương thấp. Thứ hai, việc chăm sóc cho Tổng thống thật ra không thú vị lắm. Chẳng có gì khác lạ cả. Dưới thời George Bush và Barack Obama, mọi chuyện đều bình thường”, ông cho biết.
Dù vậy, vị trí này vẫn rất quan trọng. “Họ phải ở bên Tổng thống suốt. Đây là trọng trách lớn lao và kéo dài”, ông nói thêm.
Kể từ năm 1928, người chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các đời Tổng thống Mỹ được gọi là “bác sĩ Nhà Trắng”. Hiện vị trí này là một phần của Đơn vị Y tế Nhà Trắng, được thành lập năm 1945, trực thuộc Văn phòng Quân đội. Vai trò “bác sĩ Nhà Trắng” đã tồn tại hơn 100 năm, ít nhất kể từ 1898, khi cựu Tổng thống William McKinley tuyển dụng bác sĩ hải quân Presley Rixey làm người chuyên trách sức khỏe. Song thời kỳ này, chưa có tên gọi chính thức cho vị trí trên.
Bác sĩ của Tổng thống Mỹ
Bác sĩ Sean Conley là người chuyên trách chăm sóc, cập nhật tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt sau khi ông nhiễm nCoV.
Kể từ năm 1928, người chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các đời Tổng thống Mỹ được gọi là "bác sĩ Nhà Trắng". Hiện vị trí này là một phần của Đơn vị Y tế Nhà Trắng, được thành lập năm 1945, trực thuộc Văn phòng Quân đội.
Khi ông Trump vào Bệnh viện Quân y Walter Reed sau xét nghiệm dương tính nCoV, Sean Conley, bác sĩ Nhà Trắng, trở thành tâm điểm chú ý. Ông Conley đảm nhận vai trò này kể từ năm 2018, sau khi tiến sĩ Ronny L.Jackson được đề cử là Bộ trưởng Cựu chiến binh.
Giống với những người tiền nhiệm, bác sĩ Conley có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của Tổng thống, tiến hành phẫu thuật trong các trường hợp khẩn cấp. Ông cũng chịu trách nhiệm chăm sóc y tế toàn diện cho các thành viên trong gia đình của Tổng thống, Phó tổng thống và hơn 1,5 triệu du khách ghé thăm Nhà Trắng mỗi năm.
Ông Conley tốt nghiệp trường Y học Xương khớp Philadelphia vào năm 2006, theo hồ sơ của Hội đồng Y khoa Virginia. Quá trình đào tạo của các bác sĩ nắn xương tại Mỹ tương tự với bác sĩ ngành y học cổ truyền. Điểm khác biệt là họ có thể khám lâm sàng, chăm sóc tổng thể thay vì chỉ kê đơn cho các triệu chứng cụ thể. Ông Conley phải hoàn thành chương trình học bổ sung để hiểu về xương khớp, cơ, dây thần kinh và ảnh hưởng của chúng đến chức năng vận động cơ thể
Bác sĩ Conley cũng nhận bằng cử nhân khoa học tại Đại học Notre Dame, từng là bác sĩ chuyên khoa cấp cứu cho Hải quân Mỹ. Ông đã giữ chức giám đốc nhóm nghiên cứu chấn thương chiến đấu của Đơn vị Y tế Đa quốc gia Vai trò 3 tại NATO trong hai năm.
Bác sĩ Sean Conley phát biểu trong cuộc họp tại Nhà Trắng, ngày 4/10. Ảnh: NY Times
Hồi tháng 5, bác sĩ Conley gây chú ý sau khi ủng hộ ông Trump bắt đầu sử dụng thuốc sốt rét hydroxychloroquine để ngăn ngừa nCoV, bất chấp nỗi lo ngại từ nhiều chuyên gia. Trong tuyên bố khi ấy, ông Conley cho biết: "Lợi ích tiềm năng từ phương pháp này lớn hơn các rủi ro tiềm tàng".
Song trước đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo chỉ nên sử dụng thuốc này trong các thử nghiệm lâm sàng hoặc tại bệnh viện. Cơ quan cũng lưu ý thuốc có thể gây ra vấn đề về tim mạch.
Các đánh giá ban đầu của ông Conley sau khi Trump nhiễm nCoV cũng mâu thuẫn với Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows. Tại cuộc họp báo hôm 4/10, ông thừa nhận đã "quá lạc quan" về tình trạng của Tổng thống. Trump bị sốt cao vào ngày 3/10 và phải thở oxy.
Vai trò Bác sĩ của Tổng thống đã tồn tại hơn 100 năm, ít nhất kể từ 1898, khi cựu Tổng thống William McKinley tuyển dụng bác sĩ hải quân Presley Rixey làm người chuyên trách sức khỏe. Song thời kỳ này, chưa có tên gọi chính thức cho vị trí trên.
Bác sĩ Nhà Trắng thường đưa ra các quyết định quan trọng ở thời điểm khẩn cấp, Vào năm 1981, sau khi cựu Tổng thống Ronald Reagan bị bắn, bác sĩ Daniel A. Ruge đã khẳng định ông cần được phẫu thuật bởi đội cấp cứu từ chính bệnh viện, thay vì các chuyên gia đầu ngành từ nhiều hệ thống. Ông Ruge hướng dẫn các nhân viên y tế tại Bệnh viện George Washington điều trị cho tổng thống như "bất cứ bệnh nhân nào khác ở tình trạng tương tự". Ông Reagan trở lại Nhà Trắng 12 ngày sau vụ nổ súng. Nhiều người cho rằng sự hồi phục này là nhờ quyết định của ông Ruge.
Ở thời điểm khác, vị trí "bác sĩ Nhà Trắng" trở nên phức tạp bởi lợi ích chính trị. Ví dụ, bác sĩ chăm sóc cho cựu Tổng thống Woodrow Wilson đã giấu giếm Quốc hội và công chúng Mỹ về mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ ông trải qua sau Thế chiến thứ nhất, bởi cho rằng điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao.
Nhà Trắng cũng có đơn vị y tế riêng biệt, bao gồm các y bác sĩ đầu ngành, chịu trách nhiệm "canh giữ" sức khỏe cho nhiều đời Tổng thống Mỹ từ thế kỷ 20. Văn phòng y tế của bác sĩ Nhà Trắng được ví như "trung tâm hồi sức tích cực thu nhỏ", có phòng khám riêng, thuốc và các vật tư y tế cơ bản. Lực lượng Không quân Một được trang bị bàn mổ, nhưng không có máy X-quang hoặc phòng thí nghiệm y tế.
Ngoài ra, các yếu nhân chính trị được chăm sóc tại Bệnh viện Quân y Walter Reed ở bang Maryland. Đây cũng là nơi ông Trump điều trị Covid-19.
Nhiều năm liền, các Tổng thống Mỹ chọn Walter Reed làm địa điểm khám chữa bệnh bên ngoài Nhà Trắng. C cựu Tổng thống như Ronald Reagan và Richard Nixon đã phẫu thuật và điều trị viêm phổi tại đây. Thi thể của ông John F. Kennedy cũng được đưa đến Walter Reed vào ngày định mệnh năm 1963.
Gần 38 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu Toàn cầu ghi nhận hơn 1,08 triệu người chết trong gần 38 triệu người đã nhiễm nCoV. Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trở lại ở châu Âu. 214 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 37.728.941 ca nhiễm và 1.081.110 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 294.051 và 3.995 ca sau 24 giờ, trong khi 28.330.773 người đã bình...